Sổ tay kỹ thuật thủy lợi: Phần 2 - Tập 2 - Mục A - Chương 2.[26/10/09]

26/10/2009 08:17

25

Chương 2

ĐẬP BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP TRÊN NỀN MỀM

Biên soạn: PGS.TS.Nguyễn Phương Mậu

Đập tràn bê tông trên nền mềm khác với đập bê tông trên nền đá ở những điểm sau: đập trên nền mềm thường có đáy rộng hơn, do sức kháng trượt của nền nhỏ và tải trọng đơn vị cho phép bé. Do đó, việc xây dựng các đập cao trên nền mềm thường tốn kém và nhiều khi không thể thực hiện được (chiều cao đập không vượt quá 40-50m). Vì vậy, khi thiết kế loại đập này, cần xem xét kỹ các đặc trưng địa kỹ thuật của vật liệu nền.

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT NỀN VÀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

Theo thành phần hạt, đất được chia ra thành các loại phụ thuộc vào kích thước hạt:

-       Đá tảng: có kích thước lớn hơn 300mm;

-       Đá cuộc và dăm: có kích thước 300-150mm;

-       Sỏi và sạn: có kích thước 150-2mm;

-       Hạt cát: có kích thước 2-0,06mm;

-       Hạt bụi: 0,06-0,002mm;

-       Hạt sét: có kích thước nhỏ hơn 0,002mm;

-       Hạt mịn: tập hợp của hạt bụi và hạt sét;

-       Hạt thô: các hạt có kích thước lớn hơn hạt bụi;

-       Đất hữu cơ: đất có di tích thực vật và động vật;

-       Đất hạt mịn: đất, gồm có hơn 50% trọng lượng là những hạt có kích thước nhỏ hơn 0,08mmm;

-       Đất hạt thô: đất, gồm hơn 50% trọng lượng là những hạt có kích thước lớn hơn 0,08mm;

-       Đất cuội sỏi: đất hạt thô, trong đó thành phần chủ yếu là các cuộc sỏi;

-       Đất cát: đất hạt thô, trong đó thành phần chủ yếu là các hạt cát;

-       Đất bụi: đất hạt mịn, trong đó hàm lượng sét chiếm ít hơn 20% trọng lượng của thành phần hạt mịn;

-       Đất sét: đất hạt mịn, trong đó hàm lượng sét chiếm hơn 20% trọng lượng của thành phần hạt mịn;

-       Đất rời: đất, trong đó độ bền chống cắt chủ yếu phụ thuộc vào lực ma sát giữa các hạt;

-       Đất dính: đất, trong đó độ bền chống cắt gồm lực ma sát giữa các hạt và lực dính giữa các hạt;

-       Tính dẻo: tính chất của vật liệu có khả năng chịu được biến dạng tức thời không đàn hồi, có biến dạng thể tích không đáng kể và không bị rạn nứt;

-       Tính nén: khả năng biến dạng của đất dưới tác động của lực nén;

-       Giới hạn chảy: hàm lượng nước ở ranh giới quy ước giữa trạng thái dẻo và trạng thái chảy của đất;

-       Giới hạn dẻo: hàm lượng nước ở ranh giới quy ước giữa trạng thái dẻo và trạng thái cứng của đất.

Download(PDF; 990KB)