Hồ chứa nước Ngàn Trươi tỉnh Hà Tĩnh.[09/11/09]

09/11/2009 16:56

14

Hồ chứa nước Ngàn Trươi tỉnh Hà Tĩnh

 

Như tin đã đưa /Web/Content.aspx?distid=1916 , ngày 14/6/2009 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cho khởi công công trình Hồ chứa nước Ngàn Trươi tỉnh Hà Tĩnh.

 

Hồ chứa nước Ngàn Trươi tỉnh Hà Tĩnh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Dự án đầu tư tại Quyết định số 2919/QĐ-BNN-XD ngày 24/9/2008.

 

BBT giới thiệu chi tiết các chỉ tiêu, thông số của dự án theo quyết định phê duyệt Dự án đầu tư.

 

 

Mục tiêu, nhiệm vụ dự án.

- Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi để cấp nước cho:

      + Khai thác mỏ sắt Thạch Khê với lưu lượng khoảng Q = 6,0 m3/s và các khu công nghiệp khác.

      + Tưới khoảng 32.585 ha đất canh tác nông nghiệp (trong đó có 9.162 ha tưới bằng động lực của trạm bơm Linh Cảm chuyển sang tưới tự chảy) ở các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, một phần phía Bắc huyện Thạch Hà và thị xã Hồng Lĩnh.

      + Nuôi trồng 5.991ha thủy sản (nước ngọt 3.500 ha và 2.491 ha nước lợ).

- Kết hợp phát điện với công suất lắp máy khoảng 15 MW.

- Cấp nước cho các nghành công nghiệp khác và dân sinh.

- Giảm lũ và cải tạo môi trường sinh thái hạ du (với lưu lượng Q = 4,0 m3/s). Phát triển du lịch.         

 

 Tiêu chuẩn thiết kế.

 Cấp công trình: Công trình đầu mối cấp II.

 Tần suất thiết kế tính toán.

- Lũ thiết kế                                : p = 0,5%.

- Lũ kiểm tra                               : p = 0,1%.

- Dẫn dòng thi công                    : p = 5% (kiểm tra 1%), 0,5% (kiểm tra 0,1%).

- Cấp nước tưới                           : p = 75%.

- Cấp nước nuôi trồng thủy sản  : p = 90%

- Cấp nước sinh hoạt                   : P = 90%.

- Cấp nước công nghiệp              : P = 95%.

- Cấp nước đảm bảo môi trường : P = 90%.

 

 Giải pháp công trình cấp nước và tuyến công trình đầu mối.

- Giải pháp công trình cấp nước là làm Hồ chứa nước trên sông Ngàn Trươi và làm đập dâng trên sông Ngàn Sâu.

- Tuyến công trình đầu mối chọn tuyến I, cách cầu Ngàn Trươi trên đường Hồ Chí Minh (HCM) khoảng 0,5 km về phía thượng lưu.

 

Quy mô, kết cấu các hạng mục công trình.

1. Đập chính ngăn sông:

- Chọn phương án tuyến I, thuộc xã Hương Đại, huyện Vũ Quang, ở cách cầu Ngàn Trươi trên đường HCM khoảng 0,5 km về phía thượng lưu.

- Hình thức là đập đất đá nhiều khối, gồm:

+ Khối chống thấm  giữa đập bằng đất sét.

+ Khối gia tải thượng, hạ lưu bằng đất đá gồm: lớp đất đá phong hoá hoàn toàn ở các mỏ vật liệu và lớp đất đá tận dụng khi đào móng các hạng mục công trình.

+ Khối gia cố bảo bệ chân mái thượng, hạ lưu bằng đống đá.

- Đập dài khoảng 342,0 m, chiều cao lớn nhất khoảng Hmax = 53,9 m. Đỉnh đập rộng 12,0 m, mặt bê tông (BT) át phan nhựa đường, phía thượng lưu làm tường chắn sóng, bố trí điện chiếu sáng. Phía hạ lưu thân đập bố trí thoát nước bằng cát theo phương thẳng (dạng ống khói) và bằng cát, sỏi, đá theo phương ngang (dạng ống lọc). Mái thượng, hạ lưu bố trí hai cơ. Gia cố bảo vệ mái  thượng lưu bằng bê tông cốt thép (BTCT) đổ tại chỗ; mái hạ lưu bằng trồng cỏ, từ cao trình +16,5 m  đến +17,5 m bằng đá lát khan. Rãnh thoát nước mái bằng BT & gạch xây. Chân mái thượng, hạ lưu bố trí đống đá bảo vệ và thoát nước. Chống thấm qua nền bằng chân khay và khoan phụt vữa xi măng.

 

2. Đập phụ.

- Vị trí đặt ở yên ngựa phân thuỷ giữa sông Ngàn Trươi và Khe Trí ở bờ phải sông Ngàn Trươi, cách đường HCM khoảng 4,5 km  ở hai bên tràn xả lũ.

- Hình thức là đập đất đá nhiều khối, gồm:

+ Khối chống thấm  giữa đập bằng đất sét.

+ Khối gia tải thượng & hạ lưu bằng đất, đá đào móng tràn.

- Đập dài khoảng 222,0 m, chiều cao lớn nhất khoảng Hmax = 24,30 m. Đỉnh đập rộng 8,0 m, mặt BT át phan, phía thượng lưu làm tường chắn sóng. Phía hạ lưu thân đập bố trí thoát nước bằng cát theo phương thẳng (dạng ống khói) và ống lọc bằng cát, sỏi, đá theo phương ngang. Mái thượng lưu bố trí một cơ. Gia cố bảo vệ mái thượng lưu bằng BTCT đổ tại chỗ và mái hạ lưu bằng trồng cỏ. Rãnh thoát nước mái bằng BT & gạch xây. Chống thấm qua nền bằng chân khay và khoan phụt vữa xi măng.

 

 3. Tràn xả lũ.

- Vị trí đặt ở giữa đập phụ.

- Tràn kết cấu bằng BTCT, tổng chiều rộng tràn nước 40 m, chia làm 5 khoang. Cửa vào (phần gia cố bằng BTCT) dài 60,0 m, đáy cao trình +41,0 m, chiều rộng đáy thu hẹp dần từ Bđ = (60,0 ữ 53,0) m. Thân tràn dài 35,0 m, cao trình ngưỡng +45,00 m, mặt cắt kiểu thực dụng Ôphixêrốp bằng BT ngoài bọc BTCT; đỉnh bố trí cầu công tác để đóng mở phai và cầu giao thông nối đỉnh đập phụ hai bên tràn; bố trí khe phai và nhà để phai ở vai phải. Sau thân tràn là sân tiêu năng. Nối tiếp là sân sau mặt cắt chữ nhật dài 60,0 m và kênh xả mặt cắt hình thang, dài khoảng 1.000 m; những đoạn đào cứ 10,0 m theo chiều cao bố trí một cơ rộng 3,0 m, hệ số mái m = 1,5; sau đó nuớc xả theo Khe Trí đổ vào sông Ngàn Trươi.

 

4. Công trình lấy nước số 1.

- Nhiệm vụ cấp nước cho tưới với lưu lượng Q = 56,8 m3/s, đảm bảo môi trường với lưu luợng Q = 4,0 m3/s để kết hợp phát điện; dẫn dòng thi công với lưu lượng lũ lớn nhất khoảng Q = 610 m3/s.

- Vị trí ở bên bờ trái đập chính.

- Kết cấu bằng BTCT gồm các hạng mục:

+ Tuy nen đường kính ỉ = 7,0 m, dài khoảng 286,5 m, sau cửa vào chuyển hướng 1 góc khoảng 1550. Tuy nen (chế độ chảy có áp) để dẫn dòng, xả lũ ở giai đoạn thi công  và tận dụng làm hành lang kiểm tra, sửa chữa khi quản lý khai thác.

+ Cửa vào tuy nen sau khi hoàn thành nhiệm vụ dẫn dòng thi công được cải tạo thành cửa lấy nước nhà máy thuỷ điện (NMTĐ). Lấp cửa vào tuy nen bằng BT, tại cao trình +19,0 m bố trí thành hai khoang. Cửa lấy nước NMTĐ bố trí khe chắn rác và 2 khe van (1 cho cửa sửa chữa, 1 cho cửa đóng nhanh của NMTĐ); sàn công tác ở cao trình +57,8 m; sau cửa vào lắp đặt đường ống thép áp lực đường kính ỉ = 4,0 m trong lòng tuy nen.

+ Đường ống áp lực ở cửa ra tuy nen chia làm 4 nhánh: 3 nhánh đường kính ỉ = 2,2 m cho nhà máy thuỷ điện và 1 nhánh đường kính ỉ = 3,0 m để chủ động tháo nước về hạ du khi NMTĐ ngừng phát điện.

+ Mái đào cửa và ra theo chiều cao  cứ 10,0 m bố trí một cơ, hệ số mái m = (1,0 ữ 1,5).     

5. Công trình lấy nước số 2.

- Nhiệm vụ cấp nước tưới với lưu lượng thiết kế Qtk = 8,86 m3/s cho các kênh Hương Sơn và Vũ Quang.

- Vị trí ở bên vai trái, cách công trình lấy nước số 1 khoảng 150 m về thượng lưu.

- Kết cấu bằng BTCT. Công trình lấy nước dạng tuy nen, chảy có áp, đường kính ỉ = 2,0 m bằng thép bọc BT, dài khoảng 104,5 m.

- Cửa vào bố trí khe chắn rác và khe van sửa chữa; làm cầu từ bờ dài 27,5 m rộng 5,0 m ra sàn công tác ở cao trình +57,8 m. Nối tiếp cửa ra đến nhà van côn là đường ống thép bọc BT đường kính ỉ = 2,0 m, dài khoảng 30,0 m. Mái đào cửa vào và ra theo chiều cao cứ 10,0 m bố trí một cơ, hệ số mái m = (1,0 ữ 1,5).

 

6. Cầu Khe Trí xây mới.

- Thay thế cho cầu Khe Trí cũ trên đường HCM để đảm bảo thoát nước xả từ hồ qua tràn xả lũ vào Khe Trí.

- Vị trí ở  phía thượng lưu và song song với tuyến cầu cũ.

- Kết cấu bằng BTCT, sơ đồ trục gồm 3 nhịp x 33,0 m = 99,0 m. Các thông số kỹ thuật lấy theo tiêu chuẩn thiết kế cầu cũ trên đường HCM.

 

7. Nhà máy thuỷ điện.

- Hình thức:               NMTĐ kiểu sau đập.

- Công suất lắp máy: Nlm = 15 MW.

- Số tổ máy:              3 tổ máy.

- Chế độ làm việc:    kết hợp phát điện theo tưới.

 

Khối lượng chủ yếu.

- Đất, đá đào:                      2.380.153 m3

- Đất, đá đắp:                      2.834.510 m3

- Bê tông các loại:                  131.709 m3

- Đá xây, lát các loại:                  2.400 m3

- Thiết bị cơ khí:                          2.674 tấn.

 

Tổng mức đầu tư.

Theo đơn giá quý 3/2008 Tổng mức đầu tư (không kể kinh phí ĐBGPMB, DDTĐC)  1.938.382.000.000 đ (một nghìn chín trăm ba mươi tám tỷ, ba trăm tám mươi hai triệu đồng)

trong đó:

+ Chi phí xây dựng: 1.173.190.000.000 đ

+ Chi phí thiết bị: 186.006.000.000 đ                                                              

+ Chi phí quản lý dự án: 12.250.000.000 đ

+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 109.476.000.000 đ