Nguyên nhân và giải pháp khắc phục một số tồn tại ở cửa van công trình phân lũ đập Đáy.[09/12/09]

08/12/2009 14:28

9

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC MỘT SỐ TỒN TẠI

Ở CỬA VAN CÔNG TRÌNH PHÂN LŨ ĐẬP ĐÁY

The causes and solusions to make good one’s shortcoming some exist

in the  gate  of the Day dam

PGS. TS.  Đỗ Văn Hứa, PGS. TS. Vũ Thành Hải,

ThS. Lê Đình Phát, ThS. Vũ Hoàng Hưng

Đại học Thuỷ lợi Hà Nội 

 

Tóm tắt: Công trình đập Đáy phân lũ cho Hà nội đã xây dựng cách đây 70 năm. Đến nay cửa van của công trình xuất hiện nhiều hiện tượng như ăn mòn, nứt mối hàn, tiếng kêu. Dựa vào kết quả khảo sát hiện trường và phân tích trạng thái diễn biến  ứng suất chuyển vị quá trình vận hành, bài báo nêu ra các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục.

Công trình đập Đáy với nhiệm vụ chống lũ cho Hà Nội đã làm việc 70 năm. Đến nay công trình đã xuống cấp nên nẩy sinh nhiều hiện tượng cần được nghiên cứu. Trong đó cửa van - một bộ phận quan trọng của công trình – khi vận hành đã nẩy sinh nhiều tồn tại như xuất hiện tiếng kêu, nứt mối hàn, cửa van bị lệch khi đóng mở. Bài báo sẽ phân tích những nguyên nhân trên  từ kết quả khảo sát hiện trường và tính toán lý thuyết trên mô hình. Đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp khắc phục.

I. Mở đầu

Công trình phân lũ đập Đáy được xây dựng từ năm 1934 khánh thành năm 1937, cách đây hơn 70 năm nhằm phòng chống lũ cho thành phố Hà Nội. Công trình có 7 cửa, mỗi cửa rộng 33,75m cao 5m. Người Pháp đã thiết kế một loại cửa van có kết cấu rất mới, lần đầu tiên được xây dựng trên thế giới - Cửa van mái nhà, với hình thức đóng mở tự động thuỷ lực. Quá trình khai thác sử dụng, công trình đã trải qua các cuộc thử nghiệm và sử dụng thoát lũ thực tế cho thấy nhiều vấn đề kỹ thuật còn tồn tại cần phải khắc phục. Năm 1975 nhà nước Việt Nam đã cải tạo, nâng cấp công trình đập Đáy trên phần cơ bản kết cấu cũ để đáp ứng nhiệm vụ mới và đảm bảo làm việc an toàn cho công trình, đảm bảo yêu cầu phân lũ cho Thủ đô Hà Nội với lưu lượng 5000m3/s (hình 1).

Gần đây khi đóng mở cửa van xuất hiện những hiện tượng báo hiệu sự xuống cấp của công trình cần được nghiên cứu. Rõ rệt nhất là các hiện tượng phát ra “tiếng kêu”, nứt mối hàn và ăn mòn …”

Để tìm nguyên nhân của các hiện tượng trên chúng tôi đã tiến hành khảo sát sự ăn mòn, đo độ võng dọc đỉnh van, chuyển vị của giàn chống xoắn, độ đồng trục của 17 cối bản lề ở cửa số 3 và 7 và đo biến dạng ở dầm chính và gối bản lề. Kết hợp với số liệu khảo sát thực tế chúng tôi đã sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn và phần mềm SAP2000 để thiết lập mô hình tính toán tìm trạng thái ứng suất, biến dạng ở các bộ phận cửa van, nhằm tìm ra nguyên nhân phát sinh một số hiện tượng tồn tại ở cửa van đập Đáy.

Hình 1

 

Download (PDF; 788KB)