Tổng quan về sự cố công trình xây dựng (II).[21/12/09]

23/12/2009 11:43

25

TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (II)

 

  PGS.TS.  Trần Chủng

(tiếp theo Phần I :   /Web/Content.aspx?distid=2157 )

3. Trình tự và kỹ năng điều tra sự cố cụng trình xây dựng  

3.1. Công tác tổ chức

Cầu qua sông Missisipi gần TP Minneapolis
(bang Minnesota, Mỹ) xụp gãy ngày 1/8/2007

 Phụ thuộc vào đặc điểm công trình, cấp độ nghiêm trọng của sự cố xảy ra mà tiến hành tổ chức với quy mô phù hợp để thực hiện điều tra sự cố. Có thể cần thiết phải thành lập Ủy ban Quốc gia khi sự cố đó là cấp đặc biệt nghiêm trọng có phạm vi ảnh hưởng toàn quốc hoặc quốc tế. Đương nhiên giúp việc cho Ủy ban này cần thiết phải huy động các chuyên gia giỏi, nhiều kinh nghiệm trong nước, khi cần cả chuyên gia quốc tế cùng với sự tham gia của các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp để trực tiếp khảo sát, thí nghiệm và tính toán định lượng kết cấu phục vụ việc phân tích nguyên nhân và hậu quả của sự cố. Song phần lớn cỏc sự cố cụng trỡnh xõy dựng thường được giao cho một tổ chức tư vấn cú các chuyên gia có đủ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn liên quan, có đủ trang thiết bị phục vụ công tác kiểm định thực hiện. Người lãnh đạo bộ phận khảo sát phải là người thông hiểu các luật lệ, có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong điều tra sự cố công trỡnh xõy dựng  để có thể đề ra nội dung khảo sát thích hợp, đồng thời có khả năng trong việc tổ chức phân tích tìm ra nguyên nhân của sự cố.

3.2. Cách thực hiện

Cần tiến hành song song công tác khảo sát ngoài hiện trường với công tác nghiên cứu phân tích trong phòng để bổ trợ cho nhau. Khi có sự nghi ngờ có thể thực hiện các bước lặp lại.

Cần tìm hiểu mối quan hệ tương hỗ giữa tải trọng tác động với khả năng chịu tải của kết cấu. Xác định được các dạng tải trọng thực tế đã tác động lên kết cấu: có thể là tĩnh tải, hoạt tải, nhiệt độ hay tải trọng động lực, trong đó phải kể đến các dạng tải trọng không mong muốn như các tải trọng động đất, gió bão lớn, tải trọng tai nạn như nổ gas, bom, va chạm do thiết bị vận chuyển? Cần ghi rõ được bằng chứng sự có mặt của các dạng tải trọng thực tế đã tác động lên công trình. Đối với khả năng chịu tải của kết cấu, cần kiểm tra độ bền vật liệu bằng các phương pháp (không phá hủy mẫu) ở hiện trường kết hợp với kiểm tra tính năng cơ lý tại phòng thí nghiệm. Cần kiểm tra cụ thể tại vị trí hư hỏng cấu tạo của kết cấu như độ bền các liên kết, số lượng và quy cách cốt thép, kích thước kết cấu, … khi có hiện tượng ăn mòn, cần thiết phải kiểm tra mức độ bị ăn mòn, hóa chất ăn mòn.

Khi kiểm tra các khe nứt, ngoài việc xác định chiều dài, độ sâu và bề rộng vết nứt, cần phải chú ý hướng và sự phát triển của vết nứt. Điều này giúp cho việc chẩn đoán nguyên nhân gây nên các vết nứt và cỏch thức khắc phục. Trong trường hợp có nghi ngờ về khả năng chịu tải, cần tiến hành thử tải.

3.3. Thời gian triển khai công việc điều tra

Việc tiếp cận và thu thập số liệu về sự cố cần được thực hiện thận trọng nhưng cần đẩy nhanh tốc độ với mục đích:

- Đảm bảo việc cứu hộ, cứu nạn được thực hiện khẩn trương, nhưng các thông tin, chứng cứ cần được thu thập song hành.

- Kết thúc giai đoạn cứu hộ, cứu nạn, phải kết hợp việc thu dọn hiện trường với việc thu thập tang chứng để tìm ra nguyên nhân của sự cố.

- Tổ chức điều tra sự cố phải có biện pháp ngăn ngừa việc cố ý xóa bỏ hiện trường nhằm phi tang che dấu nguyên nhân thực sự của những người có trách nhiệm trong việc thi công công trình.

- Kết quả khảo sát với đầy đủ các thông tin và chứng cứ giúp cho người khảo sát xác định được chính xác nguyên nhân chính gây ra sự cố, kịp thời đưa ra được các giải pháp xử lý, ngăn chặn sự cố tiếp diễn đối với phần công trình còn lại hoặc là bài học cho các công trình tương tự.

- Việc khảo sát bổ sung khi cần thiết, cần được tổ chức thực hiện ngay để tránh tình trạng mất cơ hội thực hiện do hiện trường đã bị xóa bỏ.

Vì vậy việc khẩn trương tổ chức điều tra là rất cần thiết trong mọi trường hợp sự cố xảy ra.

(còn nữa)