Phần 2 - Tập 2 - Mục A - Chương 3 - Đập vòm.[24/12/09]

28/12/2009 08:37

10

Chương 3

ĐẬP VÒM

Biên soạn: PGS.TS. Phạm Ngọc Quý

3.1 PHÂN LOẠI VÀ ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG

I. Đặc điểm của đập vòm

Đập vòm là loại đập, trên mặt bằng có dạng vòm. Trên các mặt cắt nằm ngang, đập là những vòng võm, chưa tựa vào bờ, vì vậy các tải trọng hướng ngang được truyền tới bờ toàn bộ hay một phần

Đập vòm có những đặc điểm sau:

1.     Đập vòm có khối lượng vật liệu nhỏ và giá thành thấp nếu điều kiện cho phép xây dựng.

Đập vòm là kết cấu siêu tĩnh chịu nén, nên chiều dày nhỏ. Chiều dày đáy đập so với bê tông trọng lực cùng chiều cao, nhỏ hơn 2-4 lần, có trường hợp tới 4-8 lần. Ví dụ đập vòng Ladzanuan xây dựng năm 1960 cao 67m chiều dày đáy 13m, đập Vaint (Ý) xây dựng năm 1960 cao 266m; chiều dày ở đỉnh 3,9 m, ở đáy 23 m, khối bê tông chỉ bằng 18% so với đập bê tông trọng lực. Đập Tolla (Pháp) xây dựng năm 1961, cao 88m, chiều dày đập từ 1,5m đến 2,3m.

2.     Áp lực thấm tác dụng lên đập vòm nhỏ, do đập mỏng, nhưng Gradien thấm lớn. Vì vậy cần chú ý xử lý điều bất lợi này.

3.     Đập vòng phát huy được khả năng làm việc của bê tông. Ứng suất nén trong đập vòm khoảng 50-70kG/cm2.

4.     Sự thay đổi nhiệt độ, sự co ngót của bê tông đều làm tăng ứng suất kéo trong thân đập vòm. Vì vậy khi xây dựng đập vòm, người ta thường chừa lại các khe thẳng đứng, chờ khi nhiệt độ ngoài trời hạ thấp mới lập kín khe, tạo thành đập vòm liền khối.

5.     Yêu cầu về địa chất khá cao để giữ ổn định. Điều kiện địa hình ảnh hưởng rõ nét đến việc lựa chọn đập vòm.

6.     Đập vòm là một trong những loại đập làm việc đảm bảo an toàn. Động đất cũng gây ra tác động nguy hiểm, nhưng đập vòm có khả năng chịu đựng tốt lực động đất.

Download (PDF; 731KB)