Tổng quan về sự cố công trình xây dựng (IV).[04/01/10]

03/01/2010 10:17

22

TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (IV)

 

                                         PGS.TS.  Trần Chủng

      Mời xem     Phần I :   /Web/Content.aspx?distid=2157 )

                        Phần II :   /Web/Content.aspx?distid=2161

                       Phần III :   /Web/Content.aspx?distid=2169)

(tiếp theo)

 

b. Kiểm tra sai sót trong thi công:

- Chứa vật liệu xây dựng quá tải đối với sàn vừa mới thi công?

- Khi thi công mảng tường hồi không chú ý đến tình trạng mất ổn định nên tường có thể bị sụp đổ gây tai nạn (Ảnh 5)

 - Những nội lực phát sinh khi thi công bê-tông ứng lực trước?

- Chất lượng thi công không đảm bảo?

+ Vật liệu không đúng chủng loại, sử dụng thép có cường độ yếu hơn thiết kế yêu cầu, bê-tông không đúng chủng loại, mác bê-tông không đạt,…

Ảnh 5: Tường hồi nhà để xe 1 tầng sập ngày 5/12/1997

 

+ Đặt thiếu hoặc đặt sai cốt thép.

+ Các liên kết không đảm bảo, mối hàn không đạt chất lượng.

+ Kích thước tiết diện kết cấu không đảm bảo theo thiết kế.

+ Trình tự thi công không đúng gây nên biến dạng hoặc mất ổn định.

c. Kiểm tra sai sút trong quá trình vận hành sử dụng công trình:

Việc thay đổi chức năng công trình, làm thay đổi tải trọng tác động lên công trình.

Có biện pháp thích hợp chống ăn mòn bảo vệ công trình.

- Có kế hoạch bảo trì.

3.5. Nhận định về mức độ hư hỏng

Để xác định được mức độ hư hỏng và khả năng chịu lực còn lại của kết cấu có thể tiến hành phân tích tính toán căn cứ vào các số liệu đo được tại hiện trường, nhưng tốt nhất là nên áp dụng phương pháp thử tải. Tuy phương pháp này đòi hỏi tốn kém và nhiều thời gian nhưng cho độ tin cậy cao nhất. Tuy vậy, để có phương hướng xử lý sự cố, chúng ta nhận dạng sơ bộ dựa theo kinh nghiệm có thể xếp tình trạng hư hỏng của công trình 5 mức độ hư hỏng nặng nhẹ khác nhau và cỏch xử lý  được nêu trong bảng 1.

 

Bảng 1. Bảng phân cấp mức độ hư hỏng kết cấu công trình và phương hướng xử lý

 

 

Tình trạng hư hỏng

Phương hướng xử lý

1. Rất nhẹ

Không có biểu hiện biến dạng, ít bị nứt, số dầm bị nứt không quá 10%, khe nứt cực đại dưới 0,8 mm, khả năng chịu tải còn lại 90%.

Sửa chữa định kỳ

2. Nhẹ

Không quan sát được biến dạng bằng mắt thường. Khe nứt phát hiện được trên sàn, tường ngăn, số dầm bị hỏng không quá 20%, khe nứt cực đại dưới 3,0 mm, cửa sổ cửa đi hơi bị kẹt, khả năng chịu tải còn lại > 80%.

Sửa chữa cục bộ

3. Vừa

Biến dạng không lớn. Tình trạng nứt nhiều, cả trong và ngoài nhà. Số dầm bị hỏng không quá 30%, bề rộng khe nứt cực đại 12 mm, cửa bị kẹt, đường ống nước và khí bị rò ra ngoài. Khả năng chịu tải còn lại trên 70%.

Sửa chữa cục bộ

4. Nặng

Biến dạng tương đối lớn, vượt quá giới hạn cho phép, nứt trầm trọng cả trong và ngoài nhà. Số dầm bị hỏng không quá 40% với bề rộng khe nứt không quá 25 mm. Cửa bị kẹt, đường ống nước và khí bị rò. Khả năng chịu tải còn lại trên 60%.

Sửa chữa lớn

5.Rất nặng

Biến dạng lớn, có chỗ đã phải chống tạm. Nứt trầm trọng cả trong và ngoài nhà. Số dầm bị hỏng quá 40%, bề rộng vết nứt trên 25 mm. Cửa bị kẹt, đường ống nước và khí bị rò. Khả năng chịu tải còn lại dưới 60%.

Sửa chữa toàn diện

6. Sụp đổ

 

 

 

3.6. Phân định trách nhiệm liờn quan đến sự cố

Bất kỳ một sự cố nào xảy ra, ngoại trừ trường hợp thiên tai bất khả kháng thì có thể quy nạp: nguyên nhân chủ quan tức là đều do con người gây nên. Căn cứ vào nguyên nhân gây nên sự cố mà xác định trách nhiệm kỹ thuật đối với việc để xảy ra sự cố. Theo quy định của luật xây dựng và được cụ thể hóa tại Nghị định NĐ 209/2004/NĐ-CP thì khi đã xác định được nguyên nhân chính ở khâu nào thì chủ thể nào thực hiện phải là người chịu trách nhiệm chính. Pháp luật quy định các chủ thể này phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình làm ra và phải đền bù thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

Trong nhiều trường hợp việc xác định nguyên nhân và việc quy kết trách nhiệm kỹ thuật đối với việc để xảy ra sự cố rất không đơn giản. Khi sự cố do nhiều nguyên nhân gây ra thì cần phải xác định nguyên nhân chính trực tiếp nhất dẫn đến sự cố. Chủ thể tương ứng với nguyên nhân này phải chịu trách nhiệm chính trước pháp luật về việc để sự cố xảy ra. Các chủ thể tương ứng với các nguyên nhân không trực tiếp khác cũng phải chịu trách nhiệm trong những phần việc mà chủ thể đó đã không thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, gián tiếp góp phần để xảy ra sự cố. Việc đánh giá mức độ trách nhiệm của các chủ thể phải do một hội đồng chuyên gia thực hiện một cách khách quan, độc lập và phải căn cứ vào mức độ thiếu sót, sai sót của các chủ thể này, căn cứ vào các chức năng của các chủ thể đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu cực kỳ quan trọng là hợp đồng giao nhận thầu. Căn cứ vào các tài liệu trên, căn cứ vào nguyên nhân kỹ thuật gây sự cố, trong đó có nguyên nhân chính khởi nguồn và các nguyên nhân bổ trợ, chúng ta cú thể phân định trách nhiệm của các chủ thể.

(cũn nữa)