Những bài học kinh nghiệm về PIM ở Việt Nam.[04/01/10]

04/01/2010 08:13

8

NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ PIM Ở VIỆT NAM

                                                                                                                         

(Trình bày tại HỘI THẢO QUỐC GIA LẦN THỨ 2, trong khuôn khổ của dự án Hỗ trợ Thủy lợi Việt nam  (VWRAP)  Cr.3880-VN do WB tài trợ tổ chức tại Đà Nẵng từ ngày 23 – 24/12 /2009) .

Nguyễn Xuân Tiệp (1) CCWR

 

PIM ở Việt nam đã trở thành truyền thống thể hiện qua hoạt động của tổ chức cộng đồng ở nông thôn. Nhà nước Việt nam đã có chủ trương về phát triển PIM, có các cơ chế, chính sách về PIM và liên quan..nhằm tạo hành lang pháp lý, khuyến khích thực hiện PIM trên phạm vi cả nước.


Nhiều tổ chức quốc tế  (ADB, WB, JICA, AFD..) các tổ chức NGOs ..đã rất quan tâm hỗ trợ thúc đẩy PIM ở Việt nam phát triển . PIM được thực hiện đồng thời với đầu tư xây dưng  (nâng cấp, khôi phục..) công trình thủy lợi, nhằm phát huy tối đa hiệu quả  của vốn đầu tư


Một số tổ chức quốc tế khi hỗ trợ đầu tư các dự án thủy lợi ở Việt nam đã khẳng định “ PIM quyết định sự thành công của dự án thủy lợi “ coi PIM là một yêu cầu phải thực hiện trong khuôn khổ của dự án. Đặc biết có một số tỉnh đã huy động được nguồn vốn  của địa phương để thực IMT, PIM trên địa bàn của mình


Thực hiện chủ trương phát triển PIM, đến nay cả nước đã xây dựng nhiều loại hình tổ chức PIM   (HTDN)  với qui mô, tên gọi, phương thức hoạt động đa dạng, hiệu quả đạt được ở các mức độ khác nhau, đã phát huy được vai trò của người dân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi  Đặc biêt là sau khi có Nghị đinh 115 của Chính phủ thì hoạt động của các tổ chức HTDN đã có nhiều biến động đang cần có sự điều chỉnh hợp lý


Gần mười năm
 hoạt động của tổ chức “mạng lưới PIM Việt nam”.  (VNPIM)  đã có vai trò của sứ mệnh lịch sử quan trọng, đóng góp đáng kể  (về phong trào, xây dựng mô hình, phương pháp luận, năng lực, nhận thức, khung pháp lý....) cho sự nghiệp phát triển PIM của VN. Nhưng để đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra, vai trò của VNPIM  (màng lưới)  đã bị hạn chế và đòi hỏi phải có them vai trò tư vấn, dẫn đến hình thành tổ chức tư vấn PIM  (CPIM)  


Hơn bốn năm năm thực hiện tư vấn ,CPIM với chức năng tư vấn đã góp phần thúc đẩy phát triển PIM trong một tình thế mới


Hiện nay có rất nhiều dự án thủy lợi được thực hiện bằng nguồn vốn vay  (nước ngoài)  đều có hợp phần PIM, tuy nhiên cũng có những dự án thực hiện PIM bằng nguồn vốn ngân sách trong nước  (ngân sách địa phương) . Kết quả PIM đạt được bằng các nguồn vốn khác nhau đã có thể khẳng định được PIM ở Việt nam đang phát triển và sự thành công của PIM ở Việt nam đã được xác định

Thông qua chỉ đạo, trực tiếp xây dựng các mô hình PIM thuộc các dự án đã thành công và cả chưa  thành công, quá trình thực hiện điều tra, nghiên cứu các tài liệu tổng kết, đánh giá về PIM trên nhiều vùng của cả nước, đặc biệt là trong quá trình soạn thảo các văn bản về PIM, biên tập tài liệu tiến hành đào tạo cho các đối tượng đã cho thấy thực hiện PIM là một quá trình với nhiều thách thức  qua đó đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm


Download(PDF; 439KB)