Tổng quan về sự cố công trình xây dựng (VI – phần cuối).[09/01/10]
11/01/2010 08:19
TỔNG QUAN VỀ SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG (VI-phần cuối)
PGS.TS. Trần Chủng
Mời xem Phần I : /Web/Content.aspx?distid=2157
Phần II : /Web/Content.aspx?distid=2161
Phần III : /Web/Content.aspx?distid=2169
Phần IV : /Web/Content.aspx?distid=2176 )
Phần V : /Web/Content.aspx?distid=2179 )
(tiếp theo)
…
4.3. Giai đoạn thi công xây dựng
Trong thi công, nhà thầu không thực hiện đúng các quy trình quy phạm kỹ thuật đã dẫn đến sự cố công trình xây dựng:
Không kiểm tra chất lượng, quy cách vật liệu trước khi thi công.
Không thực hiện đúng trình tự các bước thi công.
Vi phạm các quy định về tổ chức, quản lý, kỹ thuật thi công.
Cụ thể:
- Khối lượng và chất lượng vật liệu:
Vi phạm phổ biến của các nhà thầu là hạ cấp chất lượng vật liệu. Đặc biệt, việc hạ cấp chất lượng vật liệu thực sự là khó kiểm soát khi không có các mô hình giám sát quản lý chất lượng hiệu quả.
Trong cuộc đấu thầu gần đây có nhiều công trình có giá trúng thầu rất thấp so với giá dự toán được duyệt. Thậm chí có những nhà thầu bỏ thầu thấp hơn rất nhiều so với chi phí cần thiết. Do không có giám định về giá cả vật liệu nên các nhà thầu có thể đưa ra các chỉ tiêu chất lượng cao và giá thấp để trúng thầu. Song khi thực hiện thi công xây lắp các nhà thầu đã giảm mức chất lượng, chủng loại, xuất xứ, đưa các thiết bị, vật liệu chất lượng kém vào trong công trình và tìm cách bớt xén các nguyên vật liệu để bù chi phí và có một phần lợi nhuận.
- Chất lượng biện pháp thi công:
Trong hồ sơ đấu thầu xây lắp, hầu hết các nhà thầu đều đưa ra được phần thuyết minh biện pháp thi công hoàn hảo với một lực lượng lao động hùng hậu, thực tế lại không như vậy. Lực lượng công nhân phổ biến ở các công trường hiện nay hầu hết là thợ “nông nhàn”. Việc sử dụng lực lượng lao động này là một điều rất đáng lo ngại, không những ảnh hưởng tới chất lượng công trình mà còn có nguy cơ để xảy ra tai nạn lao động nhiều nhất (một sự cố xảy ra giữa năm 1998 làm chết 5 người và 11 người bị thương đều là những người thợ xây dựng “ bất đắc dĩ ” đó). Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật cũng được sử dụng không đúng với chuyên môn. Nhiều các kỹ sư vật liệu trẻ mới ra trường không có việc làm lại được thuê làm kỹ thuật giám sát kiểm tra thi công cọc khoan nhồi mà khi hỏi các kỹ sư này không hiểu cọc khoan nhồi là gì? Chính vì sử dụng những lực lượng lao động như vậy đã làm cho công trình không đảm bảo chất lượng.
Biện pháp thi công không phù hợp luôn chứa đựng yếu tố rủi ro về chất lượng; có khi còn gây ra những sự cố lớn không lường (Ảnh 9).
Ảnh 9. Sập sàn BTCT đang thi công do hệ giàn giáo vi phạm tiêu chuẩn
Vi phạm khá phổ biến trong giai đoạn thi công là sự tùy tiện trong việc lập biện pháp và qui trình thi công. Những sai phạm này phần lớn gây đổ vỡ ngay trong quá trình thi công và nhiều sự cố gây thương vong cho con người cũng như sự thiệt hại lớn về vật chất (ảnh 10).
Ảnh 10. Sập nhà do đang xử lý móng để nâng tầng
4.4. Giai đoạn khai thác, vận hành, sử dụng
Những sai sót trong quá trình sử dụng dẫn đến sự cố công trình xây dựng:
- Để nước trên mặt, nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất, ngấm xuống nền móng.
- Hệ thống thoát nước của công trình bị hư hỏng.
- Nhà ở không được sửa chữa hư hỏng kịp thời và duy tu bảo dưỡng thường xuyên.
- Sử dụng nhà sai mục đích thiết kế ban đầu (chức năng ban đầu).
- Cơi nới ở xung quanh nhà làm tăng độ lún cho công trình.
- Cơi nới, sửa chữa thay đổi tuỳ tiện kết cấu trong nhà làm tăng tải trọng dẫn đến kết cấu bị quá tải.
- Các công trình chịu tác dụng ăn mòn của môi trường, hoá chất không được bảo dưỡng sửa chữa kịp thời và thường xuyên.
Khi sửa chữa làm tăng tải trọng của công trình.
5. Bài học từ các sự cố cụng trình xây dựng
Để tránh được những kết quả mập mờ và không có cơ sở khoa học, từ các sự cố trong nước [4] và nước ngoài [6] cho phép rút ra một số bài học từ các sự cố xảy ra trong thời gian qua và có thể phân thành 3 nhóm cơ bản sau:
Nhóm thứ nhất gồm những lỗi và vi phạm các tiêu chuẩn, định mức trong thiết kế và thi công. Kinh nghiệm cho thấy rằng, khi mắc những lỗi này thì sự phá hoại một phần hoặc toàn bộ công trình về nguyên tắc sẽ xảy ra ngay trong giai đoạn thi công. Nhiều trường hợp như vậy đã được biết đến trong thực tế.
Nhóm thứ hai có thể gồm một loạt nguyên nhân mà sự kết hợp của chúng có thể dẫn tới sự cố. Trước hết đó là những thiếu sót và những lỗi khác nhau trong thiết kế và thi công đã làm giảm mức dự trữ độ bền của các chi tiết kết cấu riêng rẽ. Những công trình bị những thiếu sót dạng này cũng chưa đủ gây nên sự cố. Để làm giảm đáng kể chất lượng hoặc gây phá hoại công trình còn phải kể đến những tác động trong quá trình khai thác sử dụng.
Ví dụ về các tác động theo thời gian và gia tăng trong quá trình khai thác sử dụng như: lún không đều của nền, móng; sự mỏi của kết cấu; sử dụng sai công năng… Việc làm rõ và đánh giá được những loại sai sót khác nhau và những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công trình là nhiệm vụ của việc thẩm tra thiết kế, giám sát thi công xây dựng và giám sát quá trình khai thác sử dụng.
Nhóm thứ ba là những tác động nguy hiểm từ môi trường địa kỹ thuật và môi trường thiên nhiên mà các kết cấu của công trình không được thiết kế để sẵn sàng tiếp nhận. Một số công trình bị sự cố thời gian qua đó minh chứng một hiện tượng là nguyên nhân khởi nguồn nằm ngoài những gì mà tiêu chuẩn kỹ thuật qui định hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật không qui định. Đối với nhiều công trình, chúng ta cần thiết phải nghiên cứu thực nghiệm trên mô hình để đối chiếu với kết quả tính toán, đồng thời cần giành thời gian, tiềm lực về người và kinh phí để thực hiện nghiên cứu, điều tra thật kỹ lưỡng các điều kiện đặc thù trước khi thiết kế, thi công.
Những bài học này được giải thích bởi sự phát triển kỹ thuật và công nghệ, việc nâng cao những yêu cầu đối với khai thác sử dụng công trình không còn phù hợp với yêu cầu cũ trong hệ thống các qui định kỹ thuật. Mặt khác, về chủ quan, con người thực thi các nhiệm vụ mà đặc biệt là người chủ trì vẫn chưa đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để hiểu được một cách hệ thống công trình phức tạp có đòi hỏi rất cao về sự an toàn, về sự bền vững tổng thể trong suốt quá trình xây dựng và khai thác. Phải chăng chúng ta đang thiếu những Tổng chủ trì thiết kế; Tổng công trình sư, những Kỹ sư trưởng, những Kỹ sư chính thực thụ trên công trường? Nên chăng chúng ta sớm hình thành đội ngũ này một cách chuyên nghiệp.
6. Kết luận
Thông tin về các sự cố công trình là hết sức bổ ích đối với thực tiễn nhưng tiếc thay chúng ta chưa có thói quen là cần phổ biến. Cách nhìn nhận của chúng ta về sự cố công trình vẫn còn nặng về trách nhiệm của tổ chức và cá nhân liên quan tới sự cố đó. Như đã phân tích ở trên, giá trị của việc phổ biến sự cố sẽ mang lại giá trị thực sự lớn đó là bài học giúp chúng ta phòng ngừa để không tái lặp những sự cố tương tự. Vì vậy, mục tiêu quan trọng nhất của bất kỳ cuộc điều tra sự cố công trình hay điều tra sự xuống cấp sớm là tìm nguyên nhân kỹ thuật của sự việc đó để từ đó tìm ra bài học để những sự cố, sự xuống cấp đó không xảy ra trong tương lai. Khi đã có nguyên nhân được xác định một cách khoa học, khách quan, chính xác thì việc phân định lỗi của tổ chức, cá nhân mới thực sự công bằng và “tâm phục, khẩu phục”.
Tài liệu tham khảo
[1] Luật Xây dựng (số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003).
[2] Quyết định số 305/2005/QĐ-TTg ngày 24/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia.
[3] Quyết định số 28/2007/QĐ-BXD ngày 28/12/2007 về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp ngành Xây dựng.
[4] Trần Chủng : Sự cố và bài học. Bài giảng tại các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Tư vấn giám sát thi công xây dựng. Hà nội 2008.
[5] Trần Chủng : Bảo đảm xây dựng các công trình phải an toàn. Báo cáo khoa học tại Hội nghị thường niên Mạng kiểm định chất lượng công trình xây dựng Việt nam lần thứ V, Đắk Lắk 02-2008.
[6] Công nghệ mới xây dựng nhà và công trình trên thế giới. Trung tâm tin học Bộ Xây dựng số 1-2005.
[7] Nguyễn Văn Hùng, Trần Chủng và CTV: Phân tích, đánh giá sự cố các công trỡnh xõy dựng dõn dụng và cụng nghiệp Việt nam. Đề tài cấp Bộ mó số RD 65, Hà nội , 2006.
[8]