Kiểm tra đánh giá chất lượng đắp đập chính Cửa Đạt.[13/01/10]

13/01/2010 08:18

25

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG

ĐẮP ĐẬP CHÍNH CỬA ĐẠT

 

TS. LÊ VĂN HÙNG

 TS. NGUYỄN HỮU HUẾ

Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng

Đại học Thủy lợi

 

Tóm tắt: Đập Cửa Đạt là công trình đầu tiên áp dụng công nghệ đập đá đổ bản mặt bê tông do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Chủ đầu tư. Kiểm soát chất lượng thi công đắp đập chính theo yêu cầu thiết kế là việc làm hết sức cần thiết. Những kết quả thí nghiệm trực tiếp tại hiện trường sẽ giúp Chủ đầu tư kiểm soát chặt chẽ chất lượng của các khối đắp cũng như giúp Chủ đầu tư khi nghiệm thu công trình. Bài viết này đề cập đến những vấn đề chính trong quá trình kiểm soát chất lượng đắp đập của nhóm tác giả.

1.    Tổng quan

Đập đá đổ bản mặt bê tông (Concrete Face Rockfill Dam - CFRD) là đập đá đắp đầm nén có bản mặt bê tông chống thấm phía thương lưu, giữa bản mặt và khối đá đắp là các khối vật liệu chuyển tiếp. Mặt cắt đập gọn nên khối lượng vật liệu yêu cầu ít hơn so với các loại đập đá đổ truyền thống như đập đá đổ có tường lõi bằng đất sét, đập đá đổ có tường nghiêng bằng đất sét.... Tốc độ thi công CFRD nhanh và có thể thi công trong điều kiện khí hậu ẩm ướt mưa nhiều, chi phí xây dựng không cao.

Ngày nay loại đập này đã và đang được ứng dụng rộng rãi. Ở nước ta gần đây đã ứng dụng CFRD cho đập Tuyên Quang, đập Cửa Đạt, đập Rào Quán. Hiệu quả kinh tế, kỹ thuật của CFRD mang lại rất lớn nhưng việc thiết kế,  thi công và công tác kiểm định chất lượng loại đập cao ứng dụng công nghệ CFRD của các kỹ sư Việt Nam mới chỉ là bước đầu. Vì vậy, việc kiểm định chất lượng đắp đập rất cần thiết.

Hình 1. Mặt cắt ngang tại vị trí lòng sông của đập Cửa Đạt

1- Khối gia tải; 2- Khối đất hỗ trợ chống thấm; 3- Bê tông bản mặt; 4-Lớp đệm dày 3m (IIA); 5 - Lớp đá chuyển tiếp dày 4m (IIIA);  6 - Tường chắn song; 7- Khối đá chính của đập (IIIB); 8-Khối đá đào móng tận dụng (IIIC); 9- Lớp đệm đặc biệt (IIB); 10-Màn khoan phụt chống thấm; 11-Đá bảo vệ mái hạ lưu (IIID)

  

2.    Yêu cầu của thiết kế về chất lượng đắp đập

 

2.1.   Vật liệu đắp vùng đệm IIA

- Độ rỗng n = 15% - 20%, dung trọng khô gk = 2,20T/m3.

- Thành phần cấp phối của vật liệu khối đắp IIA như bảng 1:

Bảng 1.     Thành phần cấp phối của vật liệu khối đắp IIA

 

Thành phần cỡ hạt (mm)

0,1

1

5

10

20

40

60

80

Giới hạn trên

9

31

56

66

81

100

100

100

Giới hạn dưới

5

17

35

45

58

75

86

100

2.2.    Vật liệu đắp vùng đá chính IIIA

- Độ rỗng n = 18% - 22%, dung trọng khô gk = 2,15T/m3.

- Thành phần cấp phối của vật liệu khối đắp IIIA như bảng 2:

Bảng 2.     Thành phần cấp phối của vật liệu khối đắp IIIA

 

Thành phần cỡ hạt (mm)

1