Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 9 - 33 năm xây dựng và trưởng thành.[19/01/10]

19/01/2010 10:31

35

BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THỦY LỢI 9

33 năm xây dựng và trưởng thành

Lê Trung Thành

Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 9

 

Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 9 là đơn vị sự nghiệp kinh tế trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ban có trụ sở chính tại số 2 đường Trường Sa, Q. Bình Thạnh, cách không xa trung tâm TP HCM. Ngày 16/1/2010 đã tổ chức trọng thể lễ đón nhận Huân chương Độc lập Hạng Ba. Thành tích của Ban trong 33 năm được trình bày đầy đủ và súc tích trong bản báo cáo của Giám đốc Lê Trung Thành.

o

o   o

Sự ra đời và trưởng thành của Ban gắn liền với sự nghiệp xây dựng và phát triển thủy lợi, nông nghiệp, nông thôn ở miền Nam và cả nước.

Ngày 30/4/1975, giải phóng Sài Gòn. Sự kiện lịch sự trọng đại vẻ vang này đánh dấu ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, trọn vẹn niềm vui cả non sông Việt Nam thống nhất. Nhưng bước ra từ trong cuộc chiến 10 ngàn ngày ác liệt, quê hương miền Nam phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, với vô vàn khó khăn thử thách. Chúng ta còn nhớ ngày ấy hình ảnh những cánh đồng cằn khô nắng hạn của miền Đông và cảnh ngập úng của những vùng quê miền Tây Nam Bộ.

Chủ trương ưu tiên cho mặt trận nông nghiệp, trong đó thủy lợi là biện pháp hàng đầu, Đảng và Nhà nước đã sớm chuẩn bị lực lượng cho công cuộc dựng xây. Khi đất nước vừa ngừng tiếng đạn bom, các đoàn quân khảo sát, qui hoạch, thiết kế và xây dựng thủy lợi đã hăng hái lên đường, dàn trận từ miền Trung, Tây nguyên, đến miền Đông, miền Tây Nam Bộ, vạch đường mở tuyến, lập nhiệm vụ thiết kế, đồ án xây dựng công trình. Đồng thời các Ban kiến thiết được thành lập để quản lý xây dựng những công trình mới.

Tháng 11/1976, Bộ Thủy lợi có Quyết định số 199 QĐ/KTCB/B2 thành lập Ban kiến thiết khu vực 1 trên cơ sở hợp nhất các Ban kiến thiết công trình Lê Minh Xuân, Cầu An Hạ (Tp. HCM), Chợ Bưng, Bo Bo, Cần Đước (Long An), Tà Xia (Tây Ninh). Và ngày 27/11/1976 trở thành ngày truyền thống của đơn vị.

Tháng 3/1977, Ban kiến thiết Dầu tiếng được thành lập để chuẩn bị cho HTCTTL Dầu tiếng.

 

Hai Ban KT này là tiền thân của Ban Quản lý ĐT&XD Thủy lợi 9 ngày nay.

 

Trong quá trình hơn 30 năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để quản lý thống nhất trong ĐT&XD, phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể từng thời kỳ. Cũng trong quá trình đó, chức năng, nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Ban đã được điều chỉnh theo hướng phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý.

 

Năm 1985, Ban Ban kiến thiết khu vực 1 được đổi thành Ban QLXDCTTL 302, Ban kiến thiết Dầu tiếng đổi thành Ban QLXDCTTL 301. Đến năm 1995, lần lượt đổi thành Ban QLDATL 416 và 417. Cuối năm 1998, Bộ NN&PTNT đã quyết định sáp nhập 2 ban mang tên Ban QLDATL 416.

 

Tháng 12/2006, Ban QLĐT& XD TL9 được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại bộ máy và tăng cường lực lượng của Ban QLDATL 416. Ban được giao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn của Nhà nước và các nguồn vốn khác, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ đầu tư các dự án thủy lợi trên địa bàn 6 tỉnh và thành phố khu vực miền Đông Nam Bộ, bao gồm: Tp. HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Bà Rịa- Vũng Tàu.

Chức năng chủ yếu, xuyên suốt của Ban là quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng các công trình, dự án do Bộ Thủy lợi cũ và Bộ Nông nghiệp & PTNT quản lý, bảo đảm hiệu quả thiết thực của các dự án đầu tư xây dựng. Trong đó, quản lý chất lượng là mối quan tâm hàng đầu. Chất lượng công trình xây dựng có ý nghĩa sống còn đối với đơn vị. Cán bộ lãnh đạo và công nhân viên trong Ban luôn lưu tâm nhắc nhở hàng ngày vấn đề này“Chất lượng kỹ thuật và tuổi thọ công trình phụ thuộc rất lớn vào sự quản lý giám sát của Ban trong suốt quá trình thực hiện dự án”

 

Thực hiện chức năng đó, nhiệm vụ trọng tâm của Ban là:

-                  Tiếp nhận dự án đầu tư được duyệt, lập kế hoạch và tổ chức quản lý thực hiện KH theo phê duyệt của Bộ.

-                  Tổ chức đấu thầu tư vấn, ký hợp đồng, giám sát, nghiệm thu sản phẩm tư vấn, thẩm định dự án,

-                  Phối hợp với địa phương thực hiện các nhiệm vụ về giao nhận đất, xin cấp  phép xây dựng,  đền bù, tái định cư, giải phóng mặt bằng,

-                  Tổ chức đấu thầu xây lắp, mua sắm, đàm phán ký hợp đồng với các nhà thầu, thực hiện giám sát thi công,

-                  Nghiệm thu, thanh toán các sản phẩm xây lắp, mua sắm cho nhà thầu

-                  Nghiệm thu, bàn giao công trình.

-                  Báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành đưa vào sử dụng.

 

Những công việc tưởng như nhẹ nhàng nhưng vô cùng phức tạp và rất nhạy cảm trong cơ chế kinh tế thị trường, trong đời sống xây dựng ngày nay. Đất nước đang đi lên trên đà đổi mới, với vận hội và thách thức mới. Sự nghiệp đầu tư và xây dựng đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nỗ lực phấn đấu và phải biết cống hiến hy sinh. Lãnh đạo và CBCC của Ban QLĐT& XD TL9 luôn ý thức được điều đó và hơn ai hết hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình.

Từ khi thành lập đến nay, Ban đã quản lý xây dựng hàng trăm công trình/ dự án lớn nhỏ ở cả miền Đông và miền Tây Nam Bộ, trong đó phải kể đến:

 

-                  HCN Tuyền Lâm, HCN Đateh tại Lâm Đồng

-                  HCN Lộc Quang, HCN Đồng Xoài ở BP

-                  Các HTTL bờ tả sông Sài Gòn: Tân An- Chánh Mỹ, An Tây- Phú An,  thuộc tỉnh BD

-                  HTTL Hóc Môn- Bắc Bình Chánh của Tp. HCM

-                  HTTL Nhật Tảo- Tân Trụ; Các cống: Rạch Chanh, Bắc Đông, Trị Yên, Ông Hiếu, Sông Cui, Xóm Bồ; các tuyến đê bao: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa; các tuyến kênh: Hưng Điền, Cái Bát- Sông Trăng, Rạch Chanh, Nguyễn Văn Tiếp, Cái Cỏ- Long Khốt, Kênh 28, Kênh 79, trạm bơm Lộc Giang thuộc tỉnh Long An.

-                  Kênh Cái Cỏ- Sở Hạ Long An – Đồng Tháp

-                  Các dự án TL: Ngọt hóa Gò Công, Thoát lũ Mỹ Long- Bà Kỳ, Bà Trà, Ông Mười, Các cống: Xuân Hòa, Gò Công, Long Uông, Vàm Rồng, Bảo Định, Gò Cát, các kênh: Đê 14, Xuân Hòa- cầu Ngang tỉnh  Tiền Giang.

-                  HCN Đá Đen ở BR-VT.

-                  HTTL Dầu Tiếng Tây Ninh

 

Hiện nay, Ban đang thực hiện quản lý đầu tư và xây dựng 7 dự án, bao gồm:

+ 1 công trình hoàn thành trong năm 2009 là: Hệ thống Trạm bơm Ba Giọt Đồng Nai

+ 2 công trình tiếp tục:

-                  HTTL An Sơn- Lái Thiêu tỉnh BD

-                  HCN Sông Ray BRVT

+ 2 dự án sử dụng vốn vay:

-                  TDA HĐH HTTL Dầu Tiếng

-                  Dự án Thủy lợi Phước Hòa

+ 2 dự án đang chuẩn bị đầu tư:

-                  Dự án chống ngập úng khu vực tp. HCM

-                  Dự án Nạo vét sông Chùa tỉnh Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu

Chúng ta hãy điểm qua các thông số, chỉ tiêu về nhiệm vụ, năng lực thiết kế, quy mô, cũng như hiệu quả của các dự án mà Ban đang quản lý thực hiện.

 

HTTL Dầu Tiếng hiện tại:

ìCấp nước tưới tự chảy cho khu tưới trực tiếp là 64.830 ha (Tây Ninh: 52.830 ha, Củ chi: 12.000 ha);

ì Tạo nguồn cho 40.140 ha;

ì Bảo đảm lưu lượng xả xuống sông Sài Gòn vào mùa kiệt;

ì Tạo nguồn cho các dự án phía hạ du 25.000 ha. Trước đây cả một vùngnông thôn rộng lớn của các tỉnh Tây ninh, Long An, Bình Dương và Tp. HCM chỉ canh tác được 1 vụ, thu hoạch bấp bênh thì nay đã sản xuất 3 vụ, cơ cấu canh tác, công nông nghiệp thay đổi đã biến nơi đây, một vùng khô hạn, nghèo khó trở thành trù phú, xanh tươi. Hệ thống đã được đưa vào khai thác từng phần từ năm 1985 và chính thức bàn giao đưa vào sử dụng từ 1998.

Từ tháng 12/2004, HTTL Dầu Tiếng được đầu tư sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm an toàn hồ chứa, hiện đại hóa hệ thống tưới, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ quản lý khai thác theo hướng hiện đại hóa, kết hợp đồng bộ các biện pháp tổ chức quản lý, đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo thuận lợi cho việc vận hành khai thác hệ thống, giảm chi phí quản lý, chi phí duy tu bảo dưỡng công trình. Tiểu dự án Hiện đại hóa HTTL Dầu Tiếng có TMĐT là 996 tỷ đ. Đây là chương trình thuộc Dự án Hỗ trợ Thủy lợi Việt Nam sử dụng vốn vay Ngân hàng Thế giới (WB), sẽ hoàn thành vào năm 2011.

 

Dự án Thủy lợi Phước Hòa với mục tiêu đầu tư lấy nước từ sông Bé cấp tại chỗ cho các tỉnh Bình Dương, Bình

Phước và chuyển nước sang hồ Dầu Tiếng để cấp bổ sung, hỗ trợ cho các tỉnh Tây Ninh, Long An và Tp HCM vào các mục đích dân sinh kinh tế và cải thiện môi trường. Theo đó, sau khi hoàn thành, công trình có nhiệm vụ: