Nghiên cứu bước đầu về trượt lở đất ở vùng núi một số tỉnh duyên hải miền Trung-Phương pháp đánh giá.[03/02/10]
05/02/2010 09:00
NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ TRƯỢT LỞ ĐẤT
Ở VÙNG NÚI MỘT SỐ TỈNH DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
Nghiêm Hữu Hạnh
Viện Địa kỹ thuật
Tóm tắt: Trong mấy thập kỷ gần đây, duyên hải miền Trung là nơi có bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ nhiều so với cả nước. Bão và áp thấp nhiệt đới thường kéo theo mưa lớn, tập trung gây ra lũ lụt trượt lở đất, đặc biệt là ở vùng núi. Điển hình là năm 1999, mưa lũ lớn đã gây trượt lở trên diện rộng ở các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Nghãi, Bình Định. Gần 40 người bị đất đá vùi lấp. Hàng trăm gia đình phải di chuyển. Riêng Quảng Ngãi có 3.400ha ruộng bị đất đá cát sỏi có nguồn gốc trượt lở vùi lấp dày trung bình 1m. Giao thông Bắc Nam (đường sắt, đường bộ) bị trượt lở cắt đứt nhiều ngày.
Trong bài báo này, tác giả phân tích tổng quan về hiện tượng, điều kiện và khả năng phát sinh trượt lở ở vùng núi một số tỉnh duyên hải miền Trung, như Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Một số quan niệm về phương pháp đánh giá tai biến trượt lở cũng được đề cập.
Some initial studies on landslides in the mountains areas of central coastal provinces, its methods of assessment
Nghiem Huu Hanh
Vietnam Geotechnical Institute
Summary: In a few recent decades, the central coast of
In this report, the author analyzes the phenomenon conditions and the possible of landslides in the mountains of central coastal provinces, including Thua Thien-Hue, Quang
I. MỘT SỐ DẠNG TRƯỢT LỞ CHỦ YẾU
Vùng duyên hải miền Trung Việt Nam gồm 13 tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, phía đông là Biển Đông, phía Tây là dải Trường Sơn. Dải Trường Sơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả đến cực Nam Trung bộ, bao gồm các dãy núi trùng điệp xếp thành hình cung lớn hướng ra phía biển Đông. Đèo Hải Vân và núi Bạch Mã chia dải Trường Sơn thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn
Hiện tượng trượt lở được hiểu là hiện tượng chuyển dịch của khối đất đá trên sườn dốc từ trên xuống dưới theo một hoặc vài mặt nào đó (trượt) hoặc rơi tự do (lở, đất, đá đổ/lăn). Trượt lở có thể xảy ra trên sườn dốc tự nhiên hoặc sườn (bờ/mái) dốc nhân tạo dưới tác dụng của trọng lượng bản thân và một số nhân tố phụ trợ khác, như: áp lực của nước mặt và nước dưới đất, lực địa chấn và một số lực khác. Sự dịch chuyển sườn dốc rất đa dạng và có nhiều cách phân loại khác nhau [5, 7, 8, 13]. Theo dạng chuyển động, Varnes D.J, [13] chia làm 5 nhóm chính (bảng 1), như: sập lở, lật, trượt, ép trồi và chảy - trượt dòng. Loại thứ 6 là loại trượt phức tạp.
Bảng 1. Phân loại trượt lở chính (theo Varnes D.J. [13])
Kiểu chuyển dịch |
Loại đất đá | ||||
Đá |
Đất | ||||
Đất vụn rời |
Đất dính | ||||
Sụt lở (falls, обвалы) |
Lở đá |
Sập, sụt đất vụn rời |
Sập, sụt đất dính | ||
Lật (topples, опрoкидывания) |
Lật khối đá |
Lật khối đất vụn rời |
Lật khối đất dính | ||
Trượt (slides, оползни скольже-ния) |
Có sự xoay (sự dịch chuyển đất đá theo mặt cong) |
Ít khối, tảng |
Có sự xoay của khối đá |
Có sự xoay của khối đất vụn rời |
Có sự xoay của khối đất dính |
Conxekven (đất đá dịch chuyển theo 1 hoặc vài mặt yếu có sẵn trong khối đất đá) |
Dịch chuyển từng tảng của khối đá |
Dịch chuyển từng tảng đất rời theo mặt trượt |
Dịch chuyển từng tảng đất dính theo mặt trượt | ||
Nhiều khối, tảng |
Dịch chuyển của khối đá theo mặt yếu |
Dịch chuyển của khối đất rời theo mặt trượt |
Dịch chuyển của khối đất dính theo mặt trượt | ||
Trượt ép trồi (lateral spreads, оползни- выдавливания) |
Dịch chuyển của khối đá theo một khối có vùng vò nhàu và ép trồi |
Dịch chuyển của khối đất rời theo đất dính với sự ép trồi |
Dịch chuyển của khối đất dính với sự ép trồi | ||
Trượt dòng (flows, оползни-потоки) |
Dòng chảy của tảng, khối đá |
Dòng chảy của khối vật liệu rời |
|