Diễn đàn quản lý thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu.[04/03/10]

05/03/2010 08:17

13

DIỄN ĐÀN QUẢN LÝ THIÊN TAI VÀ

TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Các biện pháp giảm tính dễ bị tổn thương với bão nhiệt đới và
các hiện tượng khí hậu liên quan

 

Trước thềm Hội nghị Đập lớn Thế giới tại Hà Nội, trong những ngày 21 & 22/5/2010 sẽ tiến hành Diễn đàn “ QUẢN LÝ THIÊN TAI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU với hàng trăm đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là hoạt động của  Dự án Quản lý rủi ro thiên tai (WB4). Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi (CPO - thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) là cơ quan chủ trì diễn đàn trân trọng mời các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, quản lý, doanh nhân, các bạn sinh viên,…tham dự và thảo luận tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) vào ngày 21/5 và tham quan thực địa tại một số địa điểm ven biển đồng bằng Bắc Bộ vào ngày 22/5.

 

Xin liên hệ : Ban Quản lý Trung ương các Dự án Thủy lợi (CPO)

23 Hàng Tre, Quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội

Tel. 04 38253921

 


 

Dưới đây là vài đoạn trích trong Đề cương Diễn đàn

Tổng quan

 

Việt Nam mỗi năm phải hứng chịu 6-7 trận bão gây thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng, ven biển. Riêng 2008, thiên tai đã gây thiệt hại, hủy hoại cơ sở hạ tầng, kinh tế, giao thông vận tải, đê điều với quy mô rất lớn, làm mất đi 1,5% GDP và làm thiệt mạng nhiều người dân. Con số này ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế với nước đang phát triển như Việt Nam.

 

Rủi ro thiên tai do bão đã và đang gia tăng do các tác động của biến đổi khí hậu. Theo dự báo của các chuyên gia, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam vào năm 2010 sẽ tăng 0,5-0,7% so với năm 1990. Mực nước biển tăng từ 10-15%. Số lượng bão hằng năm tăng từ một đến hai trận và cường độ bão sẽ lớn dần từ Bắc vào Nam. Các số liệu này được đưa ra tại hội thảo tư vấn quốc tế về chiến lược quản lý và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam 2001-2010, diễn ra ở Hà Nội trong hai ngày 26-27/3/2009.

 

Theo dự thảo chiến lược quản lý và giảm nhẹ thiên tai, vào năm 2010, dân số toàn quốc có thể đạt tới 90-92 triệu người và 80% GDP tập trung ở các vùng đồng bằng và ven biển, là những vùng có mức rủi ro của các loại thiên tai đều rất cao. Bên cạnh đó, cùng với sự biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra theo chiều hướng bất lợi, bão, lũ, lũ quét, hạn hán và các thiên tai khác có thể sẽ ảnh hưởng thường xuyên và khắc nghiệt hơn đến Việt Nam.

 

Việt Nam đã xây dựng chiến lược phòng ngừa thảm họa đến năm 2020, ký kết thỏa thuận về ứng phó với thảm họa khu vực châu Á, tổ chức diễn đàn ứng phó phòng ngừa thảm họa 2009 với sự tài trợ của Liên hiệp quốc. Phòng ngừa và ứng phó với thảm họa đã trở thành một ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Sự hợp tác giữa các quốc gia để nâng cao năng lực kiểm soát thiên tai, đặc biệt là bão lũ, đầu tư thêm vào các cơ sở hạ tầng để ứng phó với thiên tai và lồng ghép các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình, dự án quản lý thiên tai, bão lũ tại Việt Nam.

 

Diễn đàn Quản lý Thiên tai và Tác động của Biến đổi Khí hậu được xây dựng nhằm tạo ra một cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, liên kết và có cơ chế phù hợp để ứng phó, giảm thiểu các tác động tới con người, quá trình sản xuất và nền kinh tế Việt Nam trong bối xanh thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng.

 

Mục đích của Diễn đàn

 

Diễn đàn được xây dựng với mục tiêu chính là: “Tạo ra một cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, liên kết và có cơ chế phù hợp để ứng phó, giảm thiểu các tác động tới con người, quá trình sản xuất và nền kinh tế Việt Nam trong bối xanh thiên tai và các tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng”.

 

Với mục tiêu tổng thể như trên, các mục tiêu cụ thể của Diễn đàn bao gồm:

 

  1. Thảo luận các biện pháp tăng cường nhận thức và năng lực về quản lý rủi ro do bão trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng;
  2. Thảo luận nhằm xây dựng các hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các chương trình, dự án giảm nhẹ tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu;
  3. Thảo luận các phương pháp, công nghệ quản lý rủi ro do bão mang tính liên ngành và phù hợp cho các vùng ven biển Việt Nam;
  4. Thảo luận các kịch bản, dự báo về rủi ro thiên tai do bão và các tác động của biến đổi khí hậu có liên quan tới vùng ven biển Việt Nam;
  5. Thảo luận các kinh nghiệm lồng ghép việc ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu vào các chương trình, dự án quản lý rủi ro thiên tai do bão;