Tiêu chuẩn 14 TCN 54-87
31/05/2010 11:13
CẤU TẠO CỐT THÉP CỦA CÁC KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP THỦY CÔNG
PHẠM VI ÁP DỤNG
Quy trình thiết kế cấu tạo cốt thép của các kết cấu bê tông cốt thép các công trình thủy công này nêu các yêu cầu cơ bản phải thực hiện khi thiết kế cốt thép các kết cấu của các bộ phận nằm dưới nước của các công trình thủy công.
Chú thích: - quy trình này không áp dụng để thiết kế cấu tạo cốt thép cho các kết cấu nằm trên mặt nước, các đập bê tông cốt thép, các cầu đường sắt, đường ô tô, các cống tiêu dưới đường ô tô, đường sắt.
Từng phần của quy trình có xét đến đặc điểm của việc dùng các kết cấu cốt thép trong các công trình thủy công.
Việc thực hiện các yêu cầu của quy trình này khi thiết kế các kết cấu bê tông cốt thép sẽ bảo đảm các điều kiện chế tạo cốt thép được kinh tế, có chất lượng và các yêu cầu về tuổi thọ và sự làm việc đồng thời của cốt thép và bê tông.
CÁC CHỈ DẪN CHUNG
Để đảm bảo các điều kiện bố trí cốt thép một cách kinh tế và hợp lý cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép khối lớn của các công trình thủy công (không có ứng suất trước) thì bên cạnh các yêu cầu cảu quy trình này còn phải tuân thủ các quy tắc dưới đây:
- Trong các kết cấu bê tông cốt thép chịu lực (tính toán) chủ yếu phải dùng loại cốt thép thanh cán nóng loại A-III, chỉ dùng cốt thép khác khi cốt thép loại A-III dùng không có hiệu quả;
- Việc tăng diện tích mặt cắt cốt thép chịu lực so với diện tích tính toán phải được lập luận trong mỗi một trường hợp cụ thể, việc bố trí cốt thép theo chiều dài của bộ phận chịu uốn phải thực hiện theo biểu đồ vật liệu và không được kéo dài cốt thép chịu lực một cách quá thừ vào vùng không chịu lực;
- Các sơ đồ tính toán kết cấu phải gần sát với điều kiện làm việc thật của công trình (trong thành phần các tính toán phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản về tính toán độ bền, các số liệu ban đầu các trường hợp tính toán, tải trọng tính toán và các tổ hợp của chúng, phương pháp tính toán);
- Thông thường không được phép tăng mặt cắt cốt thép để chịu tác động của nhiệt. để đạt được mục đích này phải sử dụng tối đa các biện pháp cấu tạo, phải quy định trình tự đổ bê tông phải nghiên cứu cắt thành các khối đổ để giảm các ứng suốt co ngót – nhiệt, v.v.. Trong các tính toán về độ bề cần xét đến việc giảm độ cứng của kết cấu do sự hình thành các khe nứt;
- Không được phét tăng cốt thép chịu lực lên một cách quá đáng để chịu áp lực đẩy ngược của nước trong mặt cắt bê tông và trong các khe đổ bê tông. Để đạt được mục đích này cần phải sử dụng một cách tối đa các biện pháp cấu tạo và các biện pháp kỹ thuật thi công khác nhau tạo khả năng nâng cao độ chống thấm của bê tông và giảm áp lực đẩy ngược của nước, dùng bê tông có tính chống thấm cao ở phái mặt chịu áp lực của nước và các mặt ngoài (đặc biệt trong vùng có mực nước thay đổi), áp dụng các chất phụ gia hoạt tính để trộn bê tông (tạo khí, hóa dẻo…); cách nước cho các mặt ngoài của kết cấu; ép bê tông ở phía các mặt chịu áp hoặc các mặt ngoài của công trình chịu kéo khi vận hành;