Các cơ quan truyền thông đưa tin về Hội nghị Đập lớn Thế giới (2).[05/06/10]
04/06/2010 16:03
Các cơ quan truyền thông đưa bài & tin về HỘI NGHỊ ĐẬP LỚN THẾ GIỚI lần thứ 78 tại Hà nội, 23~26/5/2010 (2) |
Bài & tin đưa trong thời gian Hội nghị
http://www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?NewsId=220976&CatId=44 Hội nghị Đập lớn Quốc tế tại Việt Nam: Hài hoà mục đích để phát triển bền vững Cập nhật lúc 09h43, ngày 26/05/2010
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Việt Nam có hàng trăm hệ thống sông lớn nhỏ, với tổng dòng chảy khoảng 843 tỷ m3, có tiềm năng thủy điện lớn với khoảng 85.000 tỷ kWh/năm. Chính phủ Việt Nam luôn dành những ưu tiên cho quản lý, phát triển nguồn nước, xây dựng hàng ngàn hồ đập lớn nhỏ, các công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu, chống lũ, cung cấp nước cho công nghiệp, dân sinh, nuôi trồng thủy sản… giúp giảm nhẹ thiên tai và phát triển kinh tế, xã hội. Theo Phó Thủ tướng, khoảng 60%, tổng lượng nước mặt của Việt Nam đến từ các nước láng giềng. Việt Nam luôn tôn trọng luật pháp quốc tế về sử dụng nguồn các nguồn nước, vì lợi ích của nhân dân các nước láng giềng, tôn trọng sự hợp tác với các nước vì mục đích khai thác hiệu quả, bền vững nguồn nước trên các dòng sông quốc tế. Còn đối với sông Mê Kông, ông Giang cho biết: Sông Mê Kông có nhiều quốc gia liên quan, rất cần có sự hợp tác giữa các nước thượng nguồn và hạ du. Hiện Uỷ hội sông Mê Kông đã có 4 nước ở hạ du là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan tham gia. Tuy lợi ích của mỗi nước không giống nhau nhưng 4 nước này đã thống nhất trong hiệp định trao đổi, thống nhất về một số điểm chung để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các nước. Hoàng Quyết
KTĐT - Sáng qua 25/5, Hội nghị thường niên lần thứ 78 của Ủy hội Đập lớn thế giới với chủ đề Đập và phát triển tài nguyên nước bền vững đã khai mạc tại Hà Nội.
Theo ông Ông Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD): Trong việc quản lý và vận hành hồ đập để chống lũ, chống hạn và phục vụ thuỷ điện, Việt Nam đã làm có kết quả với hồ Hòa Bình. Hiện Chính phủ đang chỉ đạo vận hành liên hồ Hòa Bình - Sơn La-Tuyên Quang và một số hồ trên thượng nguồn sông Hồng. Song để giữ được dung tích lớn trong hồ, phục vụ mục đích chống lũ, chống hạn thì cũng phải hy sinh về phát triển điện năng. Đối với hồ Hòa Bình, quy trình vận hành mùa lũ đã có, nhưng quy trình vào mùa khô thì chưa có, việc này đang được các Bộ liên quan tính toán để có cơ chế điều hành cho mùa khô.
http://www.nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-VN/61/158/1/1/1/53656/Default.aspx
Khai mạc Hội nghị lần 7 Hội đập lớn thế giới | |
LÊ BỀN (26/05/2010 09:40) | |
Sáng qua (25/5), phiên toàn thể Hội nghị thường niên lần thứ 78 của Hội Đập lớn thế giới (ICOLD) đã chính thức diễn ra tại Hà Nội. Hội nghị kéo dài từ ngày 23-26/5 với sự tham gia của hơn 800 đại biểu là lãnh đạo hội đập lớn của hơn 90 quốc gia thành viên trên thế giới cùng hàng trăm nhà khoa học, chuyên gia, doanh nhân, nhà quản lí...về lĩnh vực thủy lợi, phát triển đập, hồ thủy điện... Với chủ đề chính “Đập và phát triển nguồn nước bền vững”, Hội nghị sẽ tập trung thảo luận các vấn đề thời sự về xây dựng đập, hồ chứa lớn tại Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Các nội dung chính của hội nghị sẽ xoay quanh việc quy hoạch phát triển nguồn nước bền vững, quản lí lưu vực sông, vùng ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu, giảm nhẹ lũ và hạn... Khai mạc hội nghị toàn thể sáng qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã tới dự và có bài phát biểu quan trọng. |
http://www.baodatviet.vn/Home/KHCN/Hai-hoa-thuy-dien-va-an-sinh/20105/94574.datviet
Hài
Hài hòa thủy điện và an sinh
Cập nhật lúc :3:48 PM, 26/05/2010
Đây là một trong những mục tiêu quan trọng được 800 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý của hơn 90 nước thành viên Ủy hội Đập lớn thế giới (ICOLD) bàn thảo trong hội nghị tổ chức tại Hà Nội từ 23 – 26/5.
Nhiều chủ đề thời sự khác như quy hoạch phát triển nguồn nước bền vững, quản lý lưu vực sông; những tiến bộ về vật liệu và xây dựng; công trình và thiết bị thủy điện… cũng được bàn thảo tại Hội nghị. Đây là sự kiện mang tầm quốc tế về thủy lợi, thủy điện, môi trường.
Sông Hồng thành sông nhân tạo
Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết: Việt Nam có hàng trăm hệ thống sông lớn nhỏ, tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 843 tỷ m3, với tiềm năng thuỷ điện khoảng 85.000 GWh một năm. Chính phủ Việt Nam đã xây dựng hàng ngàn hồ đập lớn nhỏ, các hệ thống công trình thủy lợi phục vụ cho tưới tiêu, chống lũ, cung cấp nước cho công nghiệp, dân sinh và nuôi trồng thuỷ sản...
Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu phát triển điện năng, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm tới thuỷ điện, nhiều nhà máy thuỷ điện lớn đã và đang được xây dựng như Hoà Bình, Yaly, Sơn La... hết sức chú trọng kỹ thuật vận hành các hồ chứa, liên hồ chứa thủy điện, kết hợp hài hòa giữa phát điện với các mục tiêu cắt giảm lũ cho hạ lưu, cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt và cải thiện môi sinh, sử dụng tổng hợp, hiệu quả nguồn nước.
Tuy nhiên, điều mà các nhà chuyên môn lo lắng hiện nay, một mặt các đập ngăn đang mang lại lợi ích rất lớn cho kinh tế, song việc vận hành không đúng quy trình lại là “con dao” hại môi trường. Theo GS TSKH Phạm Hồng Giang, Chủ tịch Hội đập lớn Việt Nam, điều này có thể dễ dàng thấy từ chính sông Hồng. Các con đập thủy điện ở thượng nguồn sông này giúp phát triển điện năng rất hiệu quả, song hệ lụy là hạ nguồn phải chịu khô hạn.
“Từ một con sông tự nhiên, nay sông Hồng đã trở thành... sông nhân tạo. Cái khó ở đây không phải là vấn đề công nghệ hay kỹ thuật xây dựng, vận hành đập mà chính là ý thức của người làm chủ con đập đó có chấp nhận để hài hòa các lợi ích hay không”, GS Giang nói.
Vận hành không tốt, thủy điện sẽ uy hiếp đời sống cư dân vùng hạ lưu. |
“Cần lên tiếng mạnh mẽ”
Theo GS Giang, vấn đề phát triển đập tại Việt Nam hiện nay có nhiều công nghệ tiên tiến để Việt Nam có thể yên tâm lựa chọn khi xây dựng các đập lớn, phức tạp trên nền đất yếu. Tuy nhiên, điều quan trọng sau đó là tuân thủ quy trình vận hành để đảm bảo giữa mùa mưa và mùa kiệt. Câu chuyện này đang làm đau đầu các nhà quản lý trong việc cân đối giữa phát triển thủy điện và đảm bảo nguồn nước an sinh.
Ông Phạm Hồng Toàn, Thành viên Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam, Giám đốc Trung tâm quản lý môi trường nguồn nước và lưu vực sông cho biết, các nhà chuyên môn cũng nhận thấy “cần lên tiếng mạnh mẽ hơn để nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường từ chính các con đập. Cụ thể việc phát triển thủy điện ở miền Trung và Tây Nguyên, Bộ Công thương cũng đang phải nghiên cứu rà soát lại”.
Theo ông Toàn, giải pháp cho vấn đề này là phân tích các kịch bản tác động ở thượng nguồn, để biết cần phải cân đối thế nào cho hạ lưu. “Ngay như lưu vực sông Mekong cũng nên phân tích bao nhiêu đập ở Trung Quốc, bao nhiêu đập thủy điện của Việt Nam, Lào, Thái Lan. Từ đó thấy được đến năm 2020 phát triển tác động như thế nào, từ đó mới đưa ra các chỉ dẫn kỹ thuật”, ông Toàn nói.
Hiện nay các nước thuộc lưu vực sông Mekong đã ký một văn bản pháp lý cam kết quốc gia nào xây dựng công trình thủy lợi hay phát triển thủy điện đều phải thông báo để có phương án duy trì dòng chảy chính sông Mekong. Theo ông Toàn, nếu các con sông lớn của Việt Nam cũng làm điều này, chắc chắn sẽ hài hòa lợi ích của các tỉnh và các ngành.
Bích Ngọc