Nên sử dụng nguồn nước sông Đà ở phía dưới đập thủy điện Hòa Bình như thế nào?[23/06/10]

22/06/2010 15:01

8

Nên sử dụng nguồn nước sông Đà ở phía dưới

đập thủy điện Hòa Bình như thế nào?

Lê Vĩnh Cẩn

 

Phía tây nam của Hoà Lạc là núi Viên Nam cao hơn 1.000 m, phía tây nam của Xuân Mai cũng là vùng đồi núi cao vài trăm mét, gió tây nam vốn đã khô và nóng, khi vượt qua dãy núi cao sẽ khô hơn và nóng hơn.  Không biết các nhà quy hoạch có tính đến khí hậu oi bức về mùa hè của vùng này hay không?  Với khí hậu oi bức đó, các máy điều hòa nhiệt độ, các quạt máy,… sẽ phải liên tục hoạt động để phục vụ cho việc sinh hoạt và làm việc của hàng triệu người, như vậy sẽ phải tiêu tốn rất nhiều điện năng.  Sống và làm việc trong điều kiện như thế vừa tốn tiền để trả cho ngành điện nhưng lại không thể thoải mái bằng sống và làm việc ở những nơi có khí hậu mát mẻ.  Theo tôi nghĩ trên tất cả các dòng suối ở vùng 4 xã mới chuyển giao cho Hà Nội và các dòng suối ở các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Nhà nước nên cho xây dựng ngay nhiều đập chắn thấp tạo thành nhiều hồ nước để khí hậu của vùng này trở nên mát mẻ hơn và tạo nên phong cảnh sơn thuỷ hữu tình.  Hồ nước ở trên cùng cần xây đập chắn cao hơn để tích nước và cung cấp nước cho các hồ phia dưới luôn luôn đầy nước quanh năm.  Riêng dòng suối chảy qua các xã Yên Trung, Yên Bình nên xây dựng thêm 2 hồ nước lớn có tổng diện tích lớn hơn hồ Đồng Mô để cải tạo khí hậu trong vùng.  Hồ trên nằm ở phía tây đường Hồ Chí Minh và nên mở rộng sang cả phần đất thuộc tỉnh Hòa Bình, hồ dưới nằm ở phía đông đường Hồ Chí Minh.  Gió tây nam trước khi thổi đến vùng Yên Bình và Hòa Lạc phải đi qua vùng thấp nằm giữa 2 dãy núi Ba Vì và Viên Nam.  Tại đây đã có 2 hồ nước lớn sẽ xây dựng, nên sẽ dịu mát đi nhiều.   Khi có 2 hồ nước lớn này, khí hậu ở vùng Yên Bình có lẽ còn mát hơn khí hậu hiện nay ở vùng phía tây hoặc phía nam hồ Đồng Mô.  Trong các hồ nước này có thể nuôi cá để cung cấp cho nhu cầu trong vùng đồng thời giải quyết được việc làm cho một số nông dân địa phương.  Đối với người nông dân việc chuyển sang kinh doanh thủy sản còn dễ dàng hơn việc chuyển sang làm các nghề phi nông nghiệp.  Việc này nên làm sớm, vì khi dân đã đến ở đông hoặc đã có dự án đầu tư khác thì việc giải phóng mặt bằng để tạo thành hồ nước sẽ rất khó khăn, phức tạp và tốn kém.  Phần suối ở phía trên các hồ nước này nên khuyến khích các công ty tư nhân làm các khu du lịch tương tự như các khu du lịch đã làm ở chân núi Ba Vì.   Quanh các hồ nước cũng cần khuyến khích các công ty tư nhân xây dựng các khu vui chơi giải trí như đã làm với các hồ ở Hà Nội cũ.

Thượng nguồn sông Tích đã có các hồ Suối Hai, Đồng Mô và các hồ nước khác để cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp.  Nay lại làm thêm các hồ nước mới để cải tạo khí hậu trong vùng, thì về mùa cạn nước sông Tích sẽ chẳng còn bao nhiêu.  Khu vực phía tây Hà Nội, dân ngày càng đông, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp,... ngày càng nhiều và nước này sẽ chảy ra sông Tích.  Vì vậy cần bổ sung thêm nước cho sông Tích trong mùa cạn để sông có nước quanh năm và pha loãng dòng nước thải.

Ở vùng Đường Lâm thuộc Thị xã Sơn Tây, sông Tích rất gần sông Hồng.  Vì vậy có thể làm công trình thuỷ lợi để bơm nước sông Hồng vào sông Tích trong mùa cạn.  Nhược điểm của công trình này là phải chạy nhiều máy bơm, tiêu tốn nhiều điện năng và nước cũng không đưa được vào nhiều.

Các sông khác như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch cũng đã bị ô nhiễm nặng, cần có thêm nguồn nước bổ sung để pha loãng dòng chảy.

Về mùa khô, mực nước sông Hồng xuống rất thấp.  Các trạm bơm hoạt động rất khó khăn, đồng ruộng rất thiếu nước.

Trong khi đó thì sông Đà ở ngay bên cạnh đồng bằng Bắc Bộ.  Nguồn nước sông Đà rất lớn, nó chiếm tới gần nửa tổng nguồn nước của hệ thống sông Hồng.  Vì vậy ta nên nghiên cứu xem nguồn nước sông Đà ở phía dưới đập thủy điện Hòa Bình có sử dụng được cho các mục đích đó không?  Theo tôi có thể có nhiều cách, thí dụ như:

1. Sử dụng tổng hợp nguồn nước sông Đà:

Xây một đập chắn nước thấp trên sông Đà ở phía tây núi Ba Vì để sông Đà trên thượng nguồn đập này luôn luôn đầy nước và kéo dài đến tận gần chân đập Thủy điện Hòa Bình.  Đồng thời làm mương dẫn nước đưa nước từ hồ nước này vào thượng nguồn sông Tích.  Việc này làm cho đoạn sông Đà mà tàu thuyền có thể đi lại được sẽ bị rút ngắn lại, nhưng có nhiều cái lợi:

-          Có nhiều nước tự chảy từ sông Đà vào sông Tích.

-          Có nguồn nước tự chảy dồi dào có thể cung cấp nước thoải mái cho sản xuất nông nghiệp của các huyện ở phía tây sông Đáy của Hà Nội và huyện Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ.  Nếu Nhà nước đầu tư làm mương dẫn nước với quy mô rất lớn thì nước sông Đà có thể cung cấp nước thoải mái cho sản xuất nông nghiệp của Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Nam Định.  Không những thế nước sông Đà có thể tự chảy vào các sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch,... làm cho các sông này luôn luôn có nước chảy và dòng nước trở nên trong lành.

-          Nếu mức nước chênh lệch đủ để chạy máy thủy điện cột nước thấp, có thể xây dựng nhà máy thủy điện tương tự như ta đang xây dựng nhà máy thủy điện cột nước thấp trên sông Gâm ở Chiêm Hóa.  Cột nước ở đây thấp hơn cột nước của nhà máy thủy điện Chiêm Hóa, nhưng lượng nước sông Đà lớn gấp nhiều lần lượng nước sông Gâm.  Nên nếu xây dựng nhà máy thủy điện ở đây mỗi năm sẽ có thể cho khoảng vài trăm triệu KWh điện, làm lợi cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng. 

-          Có thể kinh doanh thủy sản trong hồ nước này để cung cấp thủy sản cho vùng phía tây Hà Nội.

-          Hồ nước này khá gần vùng đông dân ở phía tây Hà Nội nên cũng có tác dụng tốt trong việc làm dịu mát vùng này trong những ngày hè oi bức.

-          Vùng đồi núi ở phía tây núi Viên Nam có độ cao trên 100 m, lại ở ngay cạnh hồ nước và cũng khá gần hồ thủy điện Hòa Bình, khí hậu sẽ mát mẻ hơn và nếu được khai thác tốt có thể trở thành khu nghỉ mát lớn ở ngay cạnh phía tây Hà Nội. 

-          Việc cung cấp nước cho các nhà máy nước dùng nguồn nước sông Đà thuận lợi hơn.

Nếu Nhà nước đầu tư làm mương dẫn nước với quy mô rất lớn thì ngoài việc phải đầu tư một số tiền rất lớn ra còn phải thu hồi rất nhiều đất đang trồng lúa nước để làm mương dẫn nước, nhất là đối với mương chính có thể dài đến gần 200 km.  Tôi không hề có kiến thức gì về việc xây dựng các công trình thủy nông, nhưng tôi thấy các đê sông đều cao hơn mặt ruộng, nhiều nơi cao hơn đến mấy mét, nên tôi nảy ra suy nghĩ sau, không biết nếu làm như vậy có ảnh hưởng gì đến độ an toàn của đê hay không?  Kính mong những chuyên gia có kiến thức sâu rộng về việc xây dựng và bảo vệ đê điều giúp đỡ.  Suy nghĩ của tôi như sau:

Ở hữu ngạn sông Hồng xây dựng thêm một con đê nữa, cũng cao to và chắc chắn như đê cũ, nằm ở phía ngoài đê cũ và cách đê cũ  khoảng  20 m chẳng hạn.  Như vậy khoảng giữa 2 con đê sẽ tạo thành 1 mương dẫn nước lớn để đưa nước sông Đà về tưới cho đồng ruộng ở hữu ngạn sông Hồng.  Mương này sẽ nhỏ dần vì càng về cuối nguồn, nước sẽ càng ít đi.  Nơi đã có các trạm bơm sẽ làm cống có cửa đóng mở để đưa nước vào các mương đã có sẵn, trên mương lớn ở phía dưới trạm bơm cũng làm cửa đóng mở.  Như vậy mương lớn sẽ bị chặn ở rất nhiều đoạn để tiện cho việc sửa chữa mương và cung cấp nước cho đồng ruộng.  Các cửa đóng mở cống nên được liên kết với nhau để có thể đóng mở tự động.  Khi nước trong mương quá cao thì cửa cống phía trên sẽ tự động đóng lại.  Ngược lại khi nước trong mương xuống quá thấp thì cửa cống phía trên sẽ tự động mở ra.  Ngay bên cạnh chỗ làm cửa cống đóng mở cần làm đường tràn cho nước chảy ra sông Hồng để đề phòng trường hợp vì một lý do nào đó như mất điện chẳng hạn,...nước đã quá cao mà cửa cống phía trên vẫn cứ mở.  Các trạm bơm tưới thường có mương dẫn nước từ sông vào thì mới có nước để bơm trong mùa khô cạn.  Đường tràn của mương dẫn nước lớn nên làm cho đổ nước xuống ngay mương đó, như vậy khi nước bị tràn sẽ không hề ảnh hưởng đến vùng xung quanh.  Nước trong mương dẫn nước chính chỉ cần cao hơn mặt ruộng một chút, khi mở cửa cống là đã có nước chảy vào mương trong nội đồng rồi, nên các máy bơm chỉ cần hoạt động khi muốn lấy nước sông Hồng đang có nhiều phù sa hoặc vì một lý do gì đó mương lớn không có nước.  Nhưng vòi hút nước của các trạm bơm tưới và vòi tiêu nước của các trạm bơm tiêu cần được nối dài thêm vài chục mét vì một phần của những vòi bơm này sẽ nằm dưới con đê sẽ đắp thêm.  Trong mùa mưa bão, khi thấy đoạn đê nào bị đe dọa, Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão Trung ương có thể cho lấp mương lớn ở  đoạn đó đi.  Đoạn đó sẽ trở thành đoạn đê rất lớn, rất vững chắc, có chiều rộng hàng mấy chục mét.  Hết mùa mưa lũ  sẽ khai thông lại đoạn mương lớn đó.  Tại những nơi dân có nhu cầu đi lại qua đê, nên có những cây cầu nhỏ bắc qua.  Những cầu này chỉ nên làm rất đơn giản, bề ngang rất hẹp để người và phương tiện thô sơ có thể qua lại dễ dàng.  Chỉ nên làm cầu cho ô tô qua lại ở những nơi thực sự cần thiết.  Như vậy sẽ hạn chế bớt tình trạng khai thác cát bừa bãi trên sông Hồng.  Do các trạm bơm nước có thể ở rất xa nhau, nên đoạn mương dẫn nước chính ở gần trạm bơm có thể rất nhiều nước, nhưng đoạn mương ở xa trạm bơm về phía trên có thể rất ít nước, thậm chí có đoạn lại không có nước.  Khi thấy mương dẫn nước chính không có nước, người ta có thể qua lại, trẻ con có thể chơi dưới lòng mương, nhưng khi cửa cống phía trên mở ra, nước sẽ chảy ào ạt trong mương, rất nguy hiểm cho người đang ở dưới lòng mương.  Để khắc phục tình trạng đó, nên thiết kế cho các cửa cống mở rất từ từ, có thể là hàng giờ đồng hồ mới mở hết cửa cống, nước sẽ dâng lên rất từ từ để cho người ở dưới mương có đủ thời giờ chạy lên, tốt nhất là nên cho bắt đầu mở cống vào ban đêm.  Khi phía dưới có nhu cầu nước thì hàng loạt cửa cống phía trên cần đồng loạt từ từ mở ra.  Về mùa khô, phần mương từ cống Liên Mạc trở lên sẽ luôn luôn có nước vì cần thường xuyên bổ sung thêm nước cho sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ và sông Tô Lịch.  Tại ngã ba sông, ta cần làm đoạn mương lớn gần đó bằng bê tông và làm cống dẫn nước đi ngầm qua cửa sông nhánh ở ngã ba đó và thỉnh thoảng lại phải hút bùn ở đoạn cống chìm đó để khơi thông dòng chảy.  Rất may là bên hữu ngạn sông Hồng có rất ít ngã ba sông, đặc biệt là đoạn chảy qua Hà Nội chỉ có ngã ba sông Hồng và sông Đáy.  Tại đây ta vẫn xây dựng đê như bình thường nhưng phải bám sát đê sông Đáy cho đến tận đập Phùng.  Ngay trước đập Phùng cần phải làm nhiều cửa cống để khi cần có thể phân lũ sông Hồng sang sông Đáy và trên mương lớn cũng cần có cửa để đóng lại không cho nước lũ chảy vào mương lớn.  Hai bên bờ sông Đáy và các sông nhánh khác cũng có thể làm tương tự, nhưng mương dẫn nước chính sẽ nhỏ hơn nhiều.  Bên hữu ngạn sông Đà cũng làm con đê cao to cách bờ sông khoảng trên 20 m để tạo thành mương dẫn nước lớn nối liền với mương dẫn nước lớn ở sông Hồng.  Tại những nơi có suối chảy ra sông Đà thì suối đó sẽ chảy luôn vào mương dẫn nước lớn.  

Công trình này rất lớn, nên làm dần từng đoạn để đúc rút kinh nghiệm và đánh giá thật kỹ độ an toàn trong mùa mưa lũ.  Thí dụ như đầu tiên làm đoạn trên cùng từ đập chắn nước trên sông Đà đến Đường Lâm.  Tại đây nên đào một đoạn mương ngắn ở Đường Lâm để nối mương dẫn nước chính với sông Tích.  Tiếp theo là đoạn đến trạm bơm phía dưới ngã ba sông Hồng và sông Đáy.  Tiếp nữa là đoạn đến cống Liên Mạc.  Tại đoạn này nên đào mương để nối sông Nhuệ với sông Tô Lịch ở ngay gần cống Liên Mạc.  Trên sông Nhuệ, ngay phía dưới chỗ đào mương đó cần làm cống có cửa đóng mở và đê sông Nhuệ từ cống Liên Mạc đến đó cần đắp cao để nước có thể chảy dễ dàng ra mương cung cấp nước cho sông Tô Lịch,...

Để bổ sung nước cho hồ Suối Hai, cần phải đào mương để dẫn nước từ hồ nước phía trên đập chắn sông Đà đến hồ Suối Hai.  Sau đó ta nên nối mương dẫn nước của hồ Suối Hai với mương dẫn nước của hồ Đồng Mô để tăng cường khả năng tưới của hồ Đồng Mô.

Cách làm trên, nếu không ảnh hưởng gì đến độ an toàn của đê thì sẽ có nhiều cái lợi như sau:

-          Không phải lấy đất đang trồng lúa nước làm mương dẫn nước chính.

-          Tận dụng được hệ thống mương dẫn nước đã có sẵn.

-          Chỉ cần mở cửa cống là có ngay nguồn nước tự chảy dồi dào cung cấp nước thoải mái cho sản xuất nông nghiệp của Hà Nội và các tỉnh Hà Nam, Nam Định, tiết kiệm được một lượng điện rất lớn.

-          Các sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch,... sẽ luôn luôn có nước chảy và dòng nước trở nên trong lành.

-          Nước sông Đà có nhược điểm là ít phù sa hơn nước sông Hồng, nhưng các trạm bơm ven sông Hồng vẫn còn.  Nên khi nào thấy nước sông Hồng có nhiều phù sa thì vẫn có thể bơm nước sông Hồng vào để tưới cho đồng ruộng.

2. Sử dụng nguồn nước sông Đà chỉ để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nước cho sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch:

2.1. Xây đập chắn thấp trên sông Đà ở ngay gần chỗ hợp lưu với sông Thao:

Muốn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho các sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch,... đập chắn chỉ cần dâng nước lên cao một chút để có nước thường xuyên chảy vào mương dẫn nước chính.  Vì thế đập chắn trên sông Đà chỉ cần xây rất thấp ở vị trí thích hợp gần chỗ hợp lưu với sông Thao.  Khi đó đoạn mương dẫn nước chính ở sông Đà sẽ chỉ còn rất ngắn.  Đối với đê sông Hồng vẫn phải làm như đã trình bày trong mục 1.

Làm theo cách này tuy đơn giản hơn nhưng có những nhược điểm sau:

-          Không bổ sung được nước tự chảy cho vùng tưới của hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô.

-          Tàu thuyền sẽ không thể lên được sông Đà.

2.2. Không cần xây đập chắn trên sông Đà:

Ta chỉ cần xây dựng đê song song với bờ hữu sông Đà một đoạn rất ngắn đến chỗ xây cống có cửa đóng mở để khi đoạn mương phía dưới gần đầy nước thì cửa cống ở đây sẽ tự động đóng lại để ngăn dòng chảy.  Ngay cạnh cống cần có đường tràn để khi sông Đà phía trên nhiều nước, nước vào đoạn mương hứng nước quá nhiều sẽ chảy qua đường tràn xuống sông Đà.  Sau đó đoạn đê đắp thêm cần phải cách bờ sông Đà xa hơn để vừa làm chỗ hứng nước, vừa có chỗ đào rạch nước ở giữa bờ và đê cho sâu ngang với chỗ sâu nhất của sông Đà ở vùng cuối đê và đào tiếp ra cho đến chỗ sâu nhất của sông Đà.  Về mùa khô mực nước trên mương dẫn nước chính và sông Đà ở gần chỗ hợp lưu với sông Thao có thể chênh nhau đến vài mét.  Nên ngay từ đầu đê và rạch nước phải khá dài thì mới hứng được đủ nước để cung cấp cho mương dẫn nước chính.  Như vậy ngay cả khi sông Đà cạn nhấ