Khí hậu toàn cầu ấm dần liệu có là một trò bịp?[28/09/10]

29/09/2010 10:08

12

Khí hậu toàn cầu ấm dần liệu có là một trò bịp?

(Nhận thức về một số vấn đề khoa học then chốt biến đổi khí hậu hiện nay)

Lũ lớn tại Tứ Xuyên (Trung Quốc)

 

 

                                                                                         Đặng Quốc Quang

Cục trưởng Cục Khí tượng Trung Quốc

Chủ tịch Hiệp Hội tổ chức quan trắc trái đất

 

Sư kiện “khí hậu” xảy ra trước đại hội biến đổi khí hậu Copenhagen năm 2009 đến nay, một số nhà khoa học và giới truyền thông đưa ra những nghi ngại đối với những vấn đề khoa học then chốt biến đổi khí hậu, thậm chí phủ nhận sạch trơn kết luận chính trong báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Uỷ ban chuyên môn về biến đổi khí hậu liên Chính phủ. Ý kiến cực đoan thậm chí còn cho rằng, khí hậu toàn cầu ấm lên là một trò bịp bợm. Điều đó đã làm cho các giới trong xã hội nghi hoặc.

Tiêu điểm của việc tranh luận và nghi ngờ vấn đề khoa học khí hậu biến đổi, chủ yếu thể hiện ở 2 mặt: Một là đặc trưng chủ yếu của biến đổi khí hậu toàn cầu trong gần 100 năm nay có đúng là ấm dần lên không? Hai là hiện tượng ấm dần lên chủ yếu có phải là do hoạt động của con người dẫn đến không?

Nhiệt độ bình quân bề mặt trái đất thay đổi theo hình sóng, có đặc trưng chính là nhiệt độ cao lên. Sự thay đổi của khí hậu bình quân năm của bề mặt trái đất là một hiện tượng tự nhiên, cũng là quy luật khách quan của sự vận hành của khí quyển trái đất. Nhiệt độ bình quân hàng năm của bề mặt trái đất nâng cao, chúng ta gọi đó là ấm dần lên, ngược lại gọi là lạnh dần đi. Quan trắc và nghiên cứu khoa học cho thấy, do sự tác động chung của các nhân tố tự nhiên như sự hoạt động của mặt trời, sự hoạt động của núi lửa và quá trình điều chỉnh nội bộ của hệ thống khí hậu, sự thay đổi nhiệt độ bình quân của bề mặt trái đất không phải là đi lên hoặc đi xuống theo đường thẳng, mà tồn tại rất nhiều dao động theo thời gian. Con người cảm nhận được sự biến đổi của khí hậu, là kết quả của sự biến đổi có tính xu thế của khí hậu với ảnh hưởng chung của sự dao động của năm tháng, của niên đại. Xu thế khí hậu toàn cầu thay đổi có đặc trưng chung là ấm dần lên, điều đó không loại trừ có nơi, có lúc cá biệt xuất hiện nhiệt độ hạ thấp xuống.

Ví dụ, năm 1906~2005, nhiệt độ bình quân bề mặt trái đất của Trung quốc nâng cao lên khoảng 1,1OC, nhưng cũng thời kỳ đó ở vùng Tây Nam lại hạ thấp xuống 0,45OC. Lại như tháng 4/2010 nhiệt độ bình quân bề mặt trái đất so với mọi năm cao hơn 0,76OC, là trị số cao nhất từ năm 1880 trở lại đây, nhưng nhiệt độ bình quân lục địa Trung Quốc lại thấp hơn 1,2OC so với các năm. Do đó, cần nhận thức một cách khoa học trên phạm vi toàn cầu và nhiều năm để thấy sự ấm dần lên của khí hậu toàn cầu là sự thay đổi theo dạng sóng, đặc trưng là có xu thế ấm dần lên. Sự ấm dần lên của khí hậu toàn cầu không có nghĩa là nhiệt độ bình quân bề mặt trái đất năm sau cao hơn năm trước, cũng không có nghĩa là tất cả các khu vực trên trái đất cùng có hiện tượng ấm dần lên có mức độ như nhau.

Sự thực quan trắc sự ấm dần lên của trái đất trong một trăm năm gần đây không còn là sự nghi ngờ. Nhiệt độ bình quân của bề mặt trái đất từ năm 1906 đến năm 2005 tăng lên 0,74OC, đấy là kết luận dựa trên số lượng lớn tư liệu quan trắc thường xuyên của Uỷ ban chuyên môn về biến đổi khí hậu giữa các Chính phủ. Ngoài ra, các tư liệu quan trắc khác từ các mặt khác nhau cũng đã nghiệm chứng sự ấm dần lên của trái đất. Ví dụ, nước biển toàn cầu bình quân trong thế kỷ XX nâng cao thêm 0,17m,  diện tích đất đóng băng có tính thời tiết của bắc bán cầu giảm đi khoảng 7%; Từ năm 1978 trở lại đây, diện tích bình quân băng của khu vực bắc bán cầu, cứ 10 năm giảm đi 2,7%. Thăm dò bằng khinh khí cầu và quan trắc vệ tinh trong 30 năm gần đây cho thấy, không khí của phần trên cách bề mặt trái đất 8 đến 12km (tầng đối lưu của khí quyển trái đất) cũng dần ấm lên tương tự như bầu khí quyển của bề mặt trái đất. Những hiện tượng trên đã được chúng minh bằng các số liệu quan trắc của nhiều cơ quan nghiên cứu quốc tế công bố, sự ấm dần lên của khí hậu trái đất trong một trăm năm gần đây là sự thực khách quan đã được xã hội quốc tế và rộng rãi giới khoa học về biến đổi khí hậu công nhận và thừa nhận, không còn nghi ngờ.

Luận điểm khí hậu toàn cầu ngừng lại không ấm dần lên nữa hoặc chuyển biến ngược lại  còn thiếu cơ sở. Trong những năm gần đây, trái đất nhiều lần xuất hiện những nơi có hiện tượng lạnh đi, như đầu năm 2008, vùng phía nam Trung Quốc liên tục nhiệt độ thấp, mưa tuyết đóng băng; từ năm ngoái tới nay, các vùng của Bắc Mỹ, Châu Âu và Đông Bắc Á nhiệt độ hạ thấp một cách dị thường, băng tuyết tàn hại liên miên; đồng thời vùng Tây Bắc, Hoa Bắc và Đông Bắc của Trung Quốc thời tiết cũng luôn xuất hiện giảm nhiệt độ mạnh và mưa tuyết mạnh. Điều đó khiến một số người cho rằng, xu thế tổng thể của sự ấm dần lên của khí hậu trái đất đã ngừng hoặc xảy ra ngược lại. Trên thực tế, phân tích các quan trắc cho thấy bắt đầu tự những năm 80 của thế kỷ trước, nhiệt độ bình quân của bề mặt trái đất cứ 10 năm tăng lên với tốc độ khoảng 0,2OC, điều đó rất sát với kết luận dự báo trong báo cáo dự báo lần thứ 3 của Ủy ban chuyên môn về biến đổi khí hậu giữa các Chính phủ của năm 2001.

Kết quả quan trắc tính toán công bố mới đây của Tổ chức Khí tượng thế giới cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2009 là 10 năm nóng nhất dựa theo các tư liệu quan trắc ghi chép được về hệ thống khí tượng từ năm 1880 trở lại đây.  Mùa đông năm ngoái (12/2009 đến 2/2010), là mùa đông ấm nhất kể từ khi có ghi chép trở lại đây của Canada, Nhiệt độ không khí bình quân của Trung Quốc cũng cao hơn 0,69OC so với các năm khác; Từ tháng 1 đến tháng 4/2010 nhiệt độ bình quân của bề mặt trái đất cũng cao hơn so với các năm khác 0,69OC, cũng là trị số cùng kỳ cao nhất kể từ năm 1880 trở lại đây. Sự thực quan trắc này cho thấy, xu thế tổng thể ấm dần lên của trái đất là không thay đổi cho dù cá biệt một vài vùng nào đó một thời điểm nào đó xuất hiện lạnh, cũng không có căn cứ đáng tin cậy cho thấy, xu thế tổng thể ấm dần lên của trái đất là đã ngừng lại hoặc chuyển biến ngược lại.

Sự hoạt động của con người trong 50 năm gần đây là nguyên nhân chính làm trái đất ấm dần lên là không thể phủ nhận. Nhân tố tự nhiên và sự hoạt động của con người đều ảnh hưởng tới sự thay đổi của khí hậu. Trong thời kỳ lịch sử địa chất, nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khí hậu  là nhân tố tự nhiên. Sau cuộc cách mạng công nghiệp 1750 trở lại đây, do sử dụng với quy mô lớn các nguồn năng lượng hoá thạch như than, dầu mỏ,... làm tăng nhanh nồng độ khí nhà kính CO2 trong khí quyển. Nồng độ CO2 trong khí quyển toàn cầu đã từ 280ppm trước cách mạng công nghiệp tăng đến 385ppm vào năm 2008, rõ ràng vượt quá phạm vi thay đổi của tự nhiên trong 65 vạn năm, ảnh hưởng hoạt động của con người đối với hệ thống khí hậu ngày càng rõ rệt. Lý thuyết hiệu ứng nhà kính CO2 trong nhà kính đối với bề mặt trái đất và khí quyển tầng thấp có thể giải thích  một cách tuyệt vời mối quan hệ giữa  thành phần khí quyển của các hành tinh như trái đất, hoả tinh và nhiệt độ bề mặt hành tinh, cũng đã được các thí nghiệm khoa học chứng minh.

Quan trắc vệ tinh đối với bức xạ mặt trời trong 30 năm gần đây cho thấy: hoạt động của mặt trời không có xu thế thay đổi rõ nét, mà sự thay đổi tự nhiên của hoạt động mặt trời đối với việc làm nâng cao nhiệt độ khí quyển toàn cầu không bằng 1/10 tác động của các loại khí nhà kính. Sự bùng nổ mãnh liệt của núi lửa tuy có tác động hạ nhiệt đối với khí quyển trái đất, nhưng tần suất xuất hiện sự kiện này rất thấp, thời gian ảnh hưởng ngắn. Rất nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, nếu chỉ xem xét những nhân tố tự nhiên như hoạt động của mặt trời, sự bùng nổ của núi lửa thì không thể giải thích hiện tượng ấm dần lên của khí hậu toàn cầu từ giữa những năm của thế kỷ XX trở lại đây; chỉ có xem xét tác động của sự hoạt động của con người, đặc biệt là sự gia tăng với tốc độ lớn của nồng độ khí nhà kính mới có thể tái xuất hiện xu thế ấm dần lên của khí hậu toàn cầu trong 50 năm trở lại đây. Do đó, sự nóng dần lên của khí hậu toàn cầu vào nửa cuối thế kỷ XX không thể loại trừ tác động hoạt động của con người.

Quyết tâm và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu không thể dao động. Khoa học biến đổi khí hậu là môn học điển hình trong sự phát triển, đó là vì hệ thống khí hậu cực kỳ phức tạp, trước mắt trình độ nhận thức của con người là có hạn, không đủ để trả lời tất cả những vấn đề khoa học có liên quan đến biến đổi khí hậu. Do đó tồn tại những nhận thức khác nhau trong một số vấn đề khoa học về biến đổi khí hậu, thậm chí là những tranh luận khoa học tương đối gay gắt, đó cũng là điều bình thường. Chỉ có tiếp tục nghiên cứu khoa học về biến đổi khí hậu một cách rộng hơn sâu hơn, không ngừng cải tiến và nâng cao trình độ nhận thức mới có thể là cách cơ bản giảm tính thiếu chính xác về khoa học về vấn đề thay đổi khí hậu và sự ảnh hưởng của nó. Cần phải nhận thấy rằng: mối quan hệ ngày càng rõ nét giữa sự thực khách quan ấm dần lên của khí hậu toàn cầu với hoạt động của con người, đã được xã hội quốc tế và giới khoa học cùng nhận thấy. Do đó, chúng ta không thể lấy việc tồn tại của sự tranh luận học thuật làm lý do để phủ nhận tính quan trọng và tính cấp thiết ứng phó với biến đổi khí hậu, cũng không thể phủ nhận tính khó khăn và tính hiện thực của việc ứng phó với biến đổi khí hậu, càng không thể ảnh hưởng đến quyết tâm và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

 Sơn Đăng dịch