An toàn đập trước lũ lớn (3): Trao đổi ý kiến quanh sự cố Thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) lũ vùng Bắc miền Trung vừa qua.[29/10/10]
28/10/2010 13:06
mời xem: /Web/Content.aspx?distid=2455 /Web/Content.aspx?distid=2467
An toàn đập trước lũ lớn (3): Trao đổi ý kiến quanh sự cố Thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) lũ vùng Bắc miền Trung vừa qua
Trạm thủy điện Hố Hô sau khi lũ tràn qua
Ngay sau khi đăng những ý kiến trao đổi về an toàn đập nhân sự cố Thủy điện Hố Hô (Hà Tĩnh) và vỡ đập Khe Mơ xảy ra trong lũ lớn vừa qua tại Bắc Trung Bộ,chúng tôi đã tiếp tục nhận được ý kiến của các vị:
Đinh Sỹ Quát, Giám đốc Trung tâm Tư vấn & Giám định, Tổng Cty Tư vấn XD Thủy lợi VN (HEC);
Michel Hồ Tá Khanh, chuyên gia cao cấp Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF);
Nguyễn Nam Thắng, Phó trưởng ban Hợp tác Quốc tế, Tập đoàn Điện lực VN (EVN);
Rất mong các vị chuyên gia thủy lợi - thủy điện và bạn đọc tiếp tục tham gia cuộc trao đổi 'bàn tròn' về chủ đề "An toàn đập trước lũ lớn" đã được khởi động.
An toàn đập trước lũ lớn (3)
Ô. Michel Hồ Tá Khanh: Các vị có thể cho biết thêm thông tin về đập Khe Mơ?
Ô.Đinh Sỹ Quát: Đập Khe Mơ là đập đất được thi công xong vào năm 1994. Dung tích hồ chứa là 750 000 m3. Hồ cấp nước tưới cho 90 ha đất canh tác. Đập do địa phương quản lý. Người ta thấy lượng nước thấm quá lớn trên mái hạ lưu đập lúc 5h sáng ngày 16/10/2010 rồi sau đó 2 tiếng đồng hồ có một tiếng nổ đanh và đập vỡ. Khi ấy, mức nước trong hồ còn thấp hơn 20 cm so với đỉnh đập và đập vẫn chưa bị tràn.
Hiện tượng thấm xuất hiện ngay từ những năm đầu tích nước do không dọn sạch rễ cây ở nền đập. Đã tiến hành sửa chữa vào các năm 2002 và 2008. Sửa mái thượng lưu từ tháng 9/2010, chưa xong trước khi đập vỡ.
Ô. Michel Hồ Tá Khanh: Theo như ô. Đinh Sỹ Quát mô tả thì đập Khe Mơ bị vỡ có thể do mạch xủi. Tôi thường xuyên theo dõi những rủi ro của đập đất đồng chất không có ống khói tiêu nước và sự cần thiết phải chuẩn bị thật tốt chỗ tiếp giáp giữa đập và nền (rễ cây đã không được dọn sạch ở đây).
Hiện tôi đang chuẩn bị tham dự Hội thảo về tràn 'phím piano (PK Weir)' tại Liège (Bỉ).
Ô.Nguyễn Nam Thắng: Tôi không chuyên về thủy điện. Tôi học kỹ thuật điện, quản trị kinh doanh, luật kinh tế nên không hợp lắm với chủ đề đang thảo luận.
Ô. Michel Hồ Tá Khanh: Do lũ lớn vừa qua tại các tỉnh miền trung Việt Nam, một số sự cố nghiêm trọng đã xảy ra, đặc biệt là ở đập bê tông trọng lực Hố Hô và đập đất Khe Mơ. Người dân ở hạ du các đập ấy đã phải chạy nạn. May thay, đập Hố Hô chưa bị vỡ (chứ không đến nỗi như đập Khe Mơ) và các sự cố đã xảy ra vào ban ngày. Các sự cố đã cho thấy những sai sót nghiêm trọng trong thiết kế, xây dựng và vận hành đập. Là thành viên của Hội Đập lớn & PTNN Việt Nam (VNCOLD), tôi cho rằng chúng ta cần rút ra những bài học từ các sự cố đó và thực hiện hoặc kiến nghị với các cấp có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu những rủi ro không thể chấp nhận. Đặc biệt là một số điểm trong thực tế cũng như trong các qui định hay hướng dẫn phải được cập nhật và xem xét lại. Nếu cần thì đưa chúng lên tầm mức quốc tế như đã chỉ rõ trong bản Kỷ yếu 144 của Ủy hội Đập lớn Thế giới (ICOLD), đương nhiên có kể đến hoàn cảnh Việt Nam.
Ô. Michel Hồ Tá Khanh
Tôi xin nêu một số ví dụ:
- Chọn lũ thiết kế & lũ kiểm tra;
- Chọn kiểu tràn;
- Chọn chiều cao an toàn đập và bảo vệ mái;
- Mức rủi ro của việc cửa tràn bị khóa, kẹt và những qui định vận hành an tòan cửa trong mọi tình huống;
- Quan niệm & phân tích đập đất, giám sát khi xây dựng và vận hành;
- Kiểm soát trong xây dựng...
Danh mục này chưa đầy đủ và chắc chắn sẽ được các chuyên gia tham gia hoàn thiện.Tôi rất hân hạnh gặp và lắng nghe ý kiến của các vị về những vấn đề hệ trọng nói trên.
o o o
Chú ý:
Xin gửi ý kiến thảo luận 'bàn tròn' cho chúng tôi theo địa chỉ e-mail: