Tập huấn “Các phương pháp thử nghiệm không phá hủy".[06/11/10]

05/11/2010 16:13

37

HỘI CÔNG NGHIỆP BÊ TÔNG VIỆT NAM

Tổ chức khóa tập huấn

“Các phương pháp thử nghiệm không phá hủy"

 

THÔNG BáO

Về việc tổ chức khoá tập huấn đào tạo

“Các phương pháp thử nghiệm không phá hủy trong kiểm định, quản lý

 chất lượng công trình xây dựng ”

 

           

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của ngành xây dựng, công tác nghiên cứu, thử nghiệm kiểm tra, đánh giá chất lượng bê tông và bê tông cốt thép trong các công trình xây dựng cũng đã có nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, công tác kiểm định chủ yếu vẫn dựa vào các phương pháp truyền thống thông qua mẫu thử lấy ở hiện trường đưa về phòng thí nghiệm (tạo mẫu đối với công trình xây mới, khoan phá lấy mẫu đối với công trình cũ). Phương pháp truyền thống trên không đảm bảo đánh giá đầy đủ, toàn diện chất lượng công trình, không xác định được độ bền lâu và không dự đoán được khả năng công trình có đáp ứng tuổi thọ theo thiết kế hay không.

 

ở các nước tiên tiến và phát triển, xu thế áp dụng các phương pháp thử nghiệm không phá hủy đang được phát triển mạnh mẽ giúp cho công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng được đổi mới theo hướng kiểm soát nhanh, khoa học, chính xác, đạt hiệu quả cao. Bằng các thiết bị thử tiên tiến giúp cho việc xác định các chỉ tiêu kỹ thuật chất lượng của các kết cấu xây dựng được sát với trạng thái làm việc thực tế, cho phép đánh giá được độ bền lâu, tuổi thọ của công trình xây dựng và cảnh báo các nguy cơ mất an toàn trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình vận hành sử dụng công trình

 

Nhằm góp phần nâng cao kiến thức, bổ sung kiến thức mới trong công tác kiểm tra chất lượng xây dựng bằng phương pháp không phá huỷ; đồng thời để chuẩn bị đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng, đánh giá năng lực các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng LAS-XD  theo hướng sử dụng các thiết bị, tiêu chuẩn tiên tiến, hiện đại, đáp ứng theo "Quy chuẩn Phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng" (đang được xây dựng sửa đổi, bổ sung), cũng như những yêu cầu đổi mới trong quản lý chất lượng, nghiệm thu công trình; phục vụ tốt hơn công tác quản lý chất lượng, bảo hành và đánh giá công trình đang tồn tại, phát hiện kịp thời các sự cố cần sửa chữa để bảo đảm độ bền tuổi thọ, cảnh báo tránh những sự cố đáng tiếc có thể xẩy ra trong quá trình xây dựng cũng như vận hành công trình. Được sự bảo trợ của Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), Hội công nghiệp bê tông Việt Nam (VCA), kết hợp với hãng Germann Instruments A/S  (GI) tổ chức khoá tập huấn đào tạo “Các phương pháp thử nghiệm không phá hủy trong kiểm định, quản lý chất lượng công trình xây dựng ”

Khoá tập huấn đào tạo do TS  Nicholas J. Carino, TS  Andrzej Tadeusz Moczko, Claus Germann Petersen (là những chuyên gia giàu kinh nghiệm của Viện Công nghệ và Tiêu chuẩn Quốc gia (NIST), chuyên biên soạn các tiêu chuẩn ASTM trong lĩnh vực NDT, đã tham gia giảng dạy nhiều khoá tập huấn ở các nước trên thế giới) sẽ trình giảng giới thiệu thiết bị, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn thực hành trên thiết bị về những nội dung sau (có phụ lục chương trình kèm theo):

 

1• Đánh giá cường độ bê tông tại chỗ:

 theo ASTM C 900 dựa trên thiết bị LOK-TEST & CAPO-TEST; Thiết bị và tiêu chuẩn này dùng để đo lực kéo thanh sắt đã cài sẵn trong bê tông của mẫu thử hay của kết cấu khi đang thi công hoặc khi đã hoá rắn. Thông qua quan hệ giữa cường độ kéo và cường độ nén cho phép xác định tại chỗ  cường độ bê tông của kết cấu đã đạt mức thiết kế quy định chưa. Phương pháp này áp dụng trong nhiều trường hợp, cụ thể:

                        + Xác định kéo căng sau;

                        + Xác định thời điểm tháo khuôn, tháo cột chống;

                        + Kết thúc bảo dưỡng;

                        + Đánh giá cường độ kết cấu bê tông đang ở trạng thái làm việc.

Giới thiệu ACI 228.2R và ASTM C 1383 - 04 kèm theo hướng dẫn sử dụng các thiết bị như DOCter Impact-Echo, s'MASH Impulse Respnse, MIRA. Nội dung bao gồm giới thiệu tóm tắt các phương pháp (quan sát, sử dụng ứng suất sóng đối với kết cấu, đối với nền,  phương pháp điện và từ, rada ..);  cách thức lập và thực hiện kế hoạch thu thập các thông tin về kết cấu bê tông, như:

            + Như vị trí vết nứt, sự tách lớp, phá vỡ dính kết;

+ Đo chiều rộng, chiều sâu của vết nứt

            + Mức độ đặc chắc và sự hiện diện các lỗ rỗng;

            + Vị trí và kích thước cốt thép;

+ Hoạt động ăn mòn cốt thép và

+ Sự phá hoại kéo dài do hiện tượng băng tan, do lửa và tác động của hoá chất.

+ Đo chiều rộng, chiều sâu của vết nứt

Các thông số này cho phép đánh giá độ bền lâu, dự đoán tuổi thọ của công trình và các giải pháp khắc phục sửa chữa kết cấu nếu chưa đáp ứng yêu cầu thiết kế.

 

2• Đánh giá khả năng chống thấm chất lỏng, chống thấm Clo và hiện tượng cácbônát hoá của các lớp phủ và các vấn đề về ăn mòn bê tông và cốt thép trong bê tông.

Hướng dẫn vận hành sử dụng các thiết bị RTC, RTCW, Profile-Grinder, RCPT-Proove'it. Merlin, GalvaPulse, CorrEye theo các tiêu chuẩn:

           

           + ASTM C 1556 Phương pháp xác định hệ số khuyếch tán Clo biểu kiến của hỗn hợp xi măng bằng phương pháp khuyếch tán tích hợp;

            + ASTM C 1202 Phương pháp xác định chỉ số điện thể hiện khả năng chống lại sự thấm ion Clo của bê tông

           + ASTM C 114 Phương pháp phân tích hoá xi măng thuỷ lực. Tiêu chuẩn này tập hợp các phương pháp phân tích trọng tài và nâng cao đối với tất cả các thành phần có trong xi măng.

Các tiêu chuẩn và thiết bị trên được ứng dụng có hiệu quả trong nghiên cứu, xác định sự ăn mòn, tốc độ ăn mòn cốt thép liên quan đến ion Clo và sự các bô nát hoá

 

3• Những phương pháp mới xác định tính lưư biến của hỗn hợp bê tông và hiện tượng co ngót của bê tông.

Giới thiệu Tiêu chuẩn ACI 238.1R - 08, trong đó nêu các thiết bị, dụng cụ của 69 phương pháp đo tính công tác của hỗn hợp bê tông tại công trường và tại phòng thí nghiệm .

Những ứng dụng các thông tin thu được từ việc xác định tính công tác của hỗn hợp bê tông để cải thiện cấp phối, tạo ra cấp phối tối ưu, cho phép tăng độ bền lâu của kết cấu.

Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến hiện tượng co ngót tự sinh của bê tông.

Đối tượng tham gia:

            - Lãnh đạo các phòng thí nghiệm, các trung tâm kiểm định chất lượng xây dựng;

            - Các thí nghiệm viên hoạt động trong lĩnh vực kiểm định vật liệu xây dựng;

            - Các nhà tư vấn, thiết kế, giám sát xây dựng;

            - Các nhà nghiên cứu, giảng dạy về bê tông;

            Và những người quan tâm tới các nội dung trên.

            * Kết thúc khoá học, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận (Giấy chứng nhận có ý nghĩa trong việc đánh giá năng lực hoạt động của phòng thí nghiệm LAS-XD)

Địa điểm: Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh (địa chỉ cụ thể thông báo sau)

Thời gian: Dự kiến ba ngày/lớp: + Tại Hà Nội: Ngày 13, 14 và 15/12/2010;

                                                     +  Tại TP. Hồ Chí Minh: 16.17 và 18/12/2010

Học phí:

1.     Tham gia toàn khoá tập huấn đào tạo ( 03 ngày):   Kinh phí: 4.000.000đ

2. Tham dự 01 ngày:  Kinh phí: 2.000.000đ

3. Tham dự 02 ngày:  Kinh phí: 3.000.000đ

Kinh phí trên dùng để chi phí vé máy bay, đi lại, ăn, ở và thù lao cho các giảng viên nước ngoài đến Việt Nam; thuê hội trường, nước uống, phiên dịch, biên dịch tài liệu, in ấn tài liệu tiếng Anh và tiếng Việt, in giấy chứng nhận v.v...

Đặc biệt giảm giá 10 % cho các đơn vị, học viên chuyển tiền trước ngày 20/11/2010, hoặc với đơn vị cử  từ 3 học viên  trở lên.

Học phí được thanh toán bằng tiền mặt, hoặc chuyển khoản theo địa chỉ:

Chủ tài khoản: Hội công nghiệp bê tông Việt Nam

Địa chỉ: Số 10, ngõ 95, phố Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội

 Số tài khoản: 054 100 1494353

Ngân hàng Thương mại CP ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Chương Dương, Hà Nội

Học viên tự bố trí nơi ăn, ở và phương tiện đi lại.

Đăng ký theo mẫu (kèm theo)

Thời hạn đăng ký: Trước ngày 25/11/2010, gửi về Văn phòng Hội CNBTVN

Mọi thông tin chi tiết xin gửi về:

Văn phòng Hội công nghiệp bê tông Việt Nam

số 10, ngõ 95, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 04 3564115; 04 35641387; 0912 150183; 0913 051895                           

Email: betongvn@fpt.vn;      ledoankhoi@yahoo.com

 

 

Download (DOC; 100KB)