Trả lời thư bạn đọc về PIM.[30/11/10]
30/11/2010 15:48
Trả lời |
Trả lời thư bạn đọc về PIM
Thời gian qua, nhiều bạn đọc (có hoặc không ghi rõ địa chỉ) gửi thư, gọi điện thoại cho BBT để hỏi về thủy lợi nói chung và về quản lý khai thác công trình thủy lợi nói riêng.
Tuy nhiên chúng tôi chỉ mới nhận được hồi âm từ ông Nguyễn Xuân Tiệp, một chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về quản lý khai thác công trình thủy lợi, là thành viên sáng lập VNPIM… Xin gửi đến bạn đọc nội dung trả lời và mong tiếp tục nhận được những ý kiến trao đổi.
BBT.
Ông Nguyễn Xuân Tiệp (CCWR - VNCOLD):
1, Lâu nay không nhận được các thông tin về PIM ( như trước đây ) trên trang Web của VNCOLD, có phải PIM đã “ lắng “ xuống rồi phải không ? ( Hương và Liên – Trường CĐ ) 2, PIM ở nước ta hiện tại đang “ thức “ hay là đang ngủ ? ( Không có địa chỉ ) 3, “ Mô hình PIM thực hiện trong các dự án đầu tư ( chủ yếu là từ nguồn vốn vay vốn, hỗ trợ của nước ngoài ) chỉ tồn tại khi còn dự án. Khi dự án kết thúc thì mô hình PIM cũng trở về “điểm xuất phát” có phải không ? ( Hằng – Thái Bình ) 4, Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ của Tổng Cục Thủy lợi.. có “ Văn phòng PIM” , văn phòng đó đã có chưa ? hoạt động như thế nào ? hiện nay các địa phương ít biết đến. Đề nghị cho biết thông tin thêm về vấn đề này có được không ? ( Tran van On –So NN & PTNT tinh An Giang ) 5, Tại sao không khuyến khích phát triển mô hình tư nhân ( Lê Hồng Nhung – Sở NN và PTNT Tỉnh Hà Tĩnh ) 6, Trong các buổi tiếp xúc làm việc trong khuôn khổ của dự án ABD4, mọi người đã giới thiệu một cán bộ là chuyên gia thể chế / PIM. Nhiệm vụ của chuyên gia này phải làm những việc gì ? ( Lê Phong – IMC tỉnh Quảng ngãi ) 7, Ở Tỉnh tôi ( Quảng Bình ) mô hình PIM được đánh giá và cần phải củng cố để đáp ứng yêu cầu của dự án của ABD4, nhưng các đề xuất đang tiến hành chẳng có gì mới. Vì vẩn như cũ, không có gì cải tiến hơn ( Nguyễn Hùng – Sở NN và PTNT Tỉnh Quảng Bình ). Tại sao ? 8, Ở Tổng Cục Thủy lợi có văn phòng thường trực PIM, văn phòng đó hoạt động như thế nào, đến nay các địa phương ít biết đến. Có thể cho biết thông tin thêm về vấn đề này có được không ? ( Trần văn Ôn –Sở NN và PTNT tỉnh An Giang ) 9, Tại sao mức hỗ trợ thủy lợi phí của các tỉnh miền núi lại nhỏ hơn so các tỉnh đồng bằng ? ( Lê Văn Trương – Sở NN và PTNT Tỉnh Cao Bằng )
Tôi nhận được nhiều thư của các bạn do BBT chuyển đến hỏi về lĩnh vực PIM. Nhiều bạn có ghi tên, địa chỉ, nhưng cũng có bạn chỉ ghi tên, không có địa chỉ . Sau khi nghiên cứu thư của các bạn tôi đã tổng hợp nội dung của các câu hỏi và trả lời theo thứ tự. Trước hết, với tư cách là người bạn đồng nghiệp, tôi rất vui vì nhiều bạn quan tâm đến PIM và các vấn đề liên quan và PIM không phải là “đang ngủ” như một bạn nào đó đã hỏi
Với trình độ có hạn, tôi xin phép được trả lời chung để các bạn có cùng một nội dung câu hỏi và cả các bạn có các câu hỏi khác tham khảo để hiểu biết thêm và cùng nhau đề xuất cách giải quyết, khắc phục các trở ngại mà các bạn đang gặp phải . Trong nội dung trả lời, nếu có những điều gì chưa rõ hoặc chưa đúng, xin các bạn đề xuất để cùng nhau trao đổi thêm
HỎI VÀ TRẢ LỜI :
1, Câu hỏi :
1, Lâu nay không nhận được các thông tin về PIM ( như trước đây ) trên trang Web của VNCOLD, có phải PIM đã “ lắng “ xuồng rồi phải không ? ( Hương và Liên – Trường CĐ )
2, PIM ở nước ta hiện tại đang “ thức “ hay là đang” ngủ” ? ( Không có địa chỉ )
Trả lời : (1 và 2 )
Chắc hai bạn đã biết, PIM được coi là một cấu phần trong dự án thủy lợi có tưới và PIM là yếu tố quyết thành công của dự án thủy lợi. Vì vậy các dự án thủy lợi, nhất là các dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ( ADB, WB..), nguồn vốn hỗ trợ từ nước ngoài ( JICA, NGOs..) đều có “ hợp phần PIM “ và đã được các chủ đầu tư rất quan tâm.
Hiện nay PIM trong khuôn khổ các dự án nói trên do rất nhiều tổ chức, nhiều chuyên gia có trình độ, hiểu biết về PIM khác nhau thực hiện ( Theo tôi được biết thì các đơn vị thực hiện nhiều dự án nhất có PIM gồm : Viện khoa học Thủy lợi VN, Trường Đại Học thủy lợi, các chuyên gia cũng tập trung ở hai đơn vị này ) .
Mỗi tổ chưc, mỗi chuyên gia được giao ( thông qua “đấu thầu”, “chỉ định thầu” ) đã thực hiện nội dung PIM theo cách riêng của mình. Kết quả “ đạt “ được phần lớn chỉ cần đảm bảo được yêu cầu của từng chủ đầu tư ( yêu cầu quan trọng nhất của nhiều chủ đầu tư vẩn là điều kiện “giải ngân” kịp thời ).
Gần đây có nhiều đơn vị thực hiện các dự án có PIM đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo về PIM và liên quan
Có lẽ vì một lý do nào đó, nên hầu như “kết quả đạt được về PIM” trong và ngoài các dự án thủy lợi có tưới ( nhất là các mô hình đã được xây dựng ) ít được thông báo, chia sẻ rộng rãi ( nhất là trên các trang Web, kể cả trang Web của VNCOLD, tạp chí chuyên ngành..) để mọi người biết, tham khảo, học tập … Có thể vì thế bạn không nhận được các thông tin về PIM thường xuyên nên bạn đã cảm nhận PIM đang “lắng xuống” ! như bạn đã hỏi. Bạn muốn có nhiều thông tin về PIM ( mô hình, bài học kinh nghiệm về PIM ) để tham khảo, chọn điểm đến tham quan, học tập.. thì bạn có thể hỏi trực tiếp các đơn vị nói trên ( Viện Khoa học Thủy lợi, Trường Đại học Thủy lợi.. ) là đơn vị tư vấn về PIM đang thực hiện nhiều “ hợp phần về PIM “ thuộc các dự án thủy lợi lớn thuộc ADB, WB..JICA, AFD..và bạn cũng có thể tìm hiểu qua Ban quản lý dự án thủy lợi Trung ương ( CPO ) để được biết rõ kết quả thực hiện PIM trong các dự án thủy lợi vay vốn nước ngoài. Qua đó bạn có thể biết được tên các đơn vị hiện tại đang thực hiện hợp phần về PIM thuộc các dự án do CPO quản lý và cũng qua đó bạn có thể biết được các “ loại “ chuyên gia có “kinh nghiệm” về PIM, giúp bạn có nhiều lựa chọn, học tập, tham quan mô hình PIM ….
Như vậy PIM cũng đang “thức” không phải đang ngủ như bạn hỏi . Tuy nhiên PIM đang thức, nhưng trong điều kiện “ uể oải “ kém bền vững, vì nó vẩn chưa được “tiếp sức thêm” do thiếu sự quan tâm của các cấp các ngành ở cả trung ương và địa phương, chỉ đạo chưa thống nhất, thiếu các cơ chế, chính sách hỗ trợ cũ thể ( nhất là ở địa phương ), các mô hình PIM được thành lập chưa đảm bảo các tiêu chí về PIM. Nhiều người hy vọng : Tổng Cục Thủy lợi ( Bộ NN và PTNT ) mới được thành lập đã và đang đi vào hoạt động sẽ tạo được đột phá về PIM thông qua tổ chức màng lưới VNPIM thành lập từ năm 1998 đã có văn phòng thường trực , hoặc thành lập Văn phòng PIM chuyên trách theo quyết đinh của Thủ tướng Chính phủ
2, Câu hỏi :
“ Mô hình PIM thực hiện trong các dự án đầu tư ( chủ yếu là từ nguồn vốn vay vốn, hỗ trợ của nước ngoài ) chỉ tồn tại khi còn dự án. Khi dự án kết thúc thì mô hình PIM cũng trở về “điểm xuất phát” có phải không ? ( Hằng – Thái Bình )
Trả lời : Bạn có thể đọc các bài viết đánh giá về PIM ở Việt nam trong Tạp chí Tài nguyên nước, trang Web của VNCOLD, báo cáo của các hội thảo về PIM trong những năm gần đây, các báo cáo đánh giá của các tổ chức NGOs như Oxfam Anh..bạn sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi của bạn một cách đầy đủ. Đặc biệt bạn có thể hỏi thêm các đơn vị đã làm các dự án về PIM để có thể khẳng định tình trạng như bạn hỏi
Tuy nhiên, với tư cách là người quan tâm nhiều đến PIM tôi muốn chia sẻ với bạn một vài điều để bạn hiểu thêm :
Trong nội dung " Khung chiến lược phát triển PIM Việt nam “– Bộ NN và PTNT ban hành (số 3213/BNN-TL - 30/12/2004) , mục ( 3.3) đã khẳng định
" Đầu tư xây dựng công trình phải tiến hành đồng thời với việc thành lập tổ chức quản lý trong đó có PIM, các dự án đầu tư kể cả các dự án đầu tư từ nguồn vốn vay của nước ngoài chỉ được giải ngân khi đã hình thành tổ chức quản lý phù hợp có vai trò của PIM. Chính sách này tạo sự ràng buộc chặt chẽ giữa Nhà nước và nhân dân, giữa chủ đầu tư với chủ quản lý đầu tư và người hưởng lợi, coi đó là một nội dung quan trọng để quyết định chủ chương đầu tư và ưu tiên đầu tư "...
Nhưng thực tế các dự án đầu tư nguồn vốn ngân sách hầu như chưa đề cập đến PIM . Các dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay..vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế ( nhất là ADB, WB, JICA, AFD, DANIDA..), các tổ chức NGOs khác đều có sự ràng buộc là phải có PIM ( như đã nêu trên ) và được tài trợ bằng một khoản kinh phí để thực hiện PIM
Việc thực hiện PIM trong khuôn khổ dự án phụ thuộc vào sự điều chỉnh của dự án và đã phát sinh :
1, Mỗi một dự án có yêu cầu về PIM ở mức độ rất khác nhau và tiếp nhận một tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn , với tiêu chí lựa chọn ( quan điểm, yêu cầu về hiểu biết, kinh nghiệm ) cũng rất khác nhau. “Kết quả PIM” phải đạt được không phụ thuộc nhiều về “chất lượng” ( yêu cầu về kỹ thuật ) mà phần lớn phụ thuộc vào mốc thời gian qui định “giải ngân” của dự án. Đây lại là điều khó nhất !
2, PIM là công việc phức tạp, nhạy cảm, đụng chạm đến quyền và lợi ích của nhiều đối tượng liên quan, nhất là PIM không đơn thuần chỉ mang tinh kinh tế, kỹ thuật mà còn có tính chính trị xã hội nữa. Vì thế “Tư vấn” về PIM đòi hỏi phải có hiểu biết đầy đủ về kỹ thuật chuyên ngành ( thủy lợi ) và phải có “chút ít” hiểu biết về xã hội, đặc biệt là phải nắm vững các cơ chế chính sách, tổ chức chuyên ngành. Nhưng thực tế chưa đáp ứng được
3, PIM đem lại lợi ích cho nhiều bên, không chỉ đối với người hưởng lợi ( nông dân ) mà cả đối với nhà nước. Do đó thực hiện PIM phải huy động nhiều bên tham gia, ngoài vai trò của người dân tham gia không thể thiếu vai trò của nhà nước, nhất là vai trò của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương ( huyện, xã ) trong việc chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra, ban hành kịp thời các cơ chế chính sách về PIM. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các bên tham gia vẩn theo hình thức, không có sự cam kết mạnh mẽ vì lợi ích chung
4, Một số thực trạng :
- Một chuyên gia tư vấn của một dự án thủy lợi đã có nhận thức : “ PIM chỉ là để trang trí cho dự án “ Điều này cho thấy ngay cả cán bộ tư vấn của dự án vẩn chưa thông suốt về PIM thì PIM ngay trong khuôn khổ dự án khó có thể thành công được
- “ nhà nhà làm PIM, người người làm PIM, PIM đang nở rộ.. nghĩa là “ bất cứ ai, và bất cứ tổ chức nào cũng có thể làm PIM “ ( ý kiến của một số cán bộ chủ chốt của Bộ NN và PTNT ). Không có tiêu chí lựa chọn, nên PIM được thực hiện khó có chất lượng , đảm bảo được tính hiệu quả, bền vững
- Mỗi một tổ chức, mỗi một chuyên gia tư vấn về PIM cho dự án theo cách riêng, với “năng lực và hiểu biết” của mình, áp dụng các phương pháp tiếp cận của nước ngoài chưa phù hợp với điều kiện Việt nam, ít kinh nghiệm thực tế…nên chưa có cách tiếp cận phù hợp, thiếu sự nhiệt tình, ít tuân thủ đầy đủ các qui định, chưa gắn được vai trò và trách nhiệm của địa phương ( Chưa có sự cam kết mạnh mẽ của chính quyền, ngành và các hộ nông dân sử dụng nước ) trong việc thực hiện PIM trên địa bàn . Đặc biệt là : Quá trình thành lập, hoạt động của tổ chức HTDN đều chưa tuân thủ các qui định, không có cơ quan chức năng quản lý nhà nước chỉ đạo thống nhất, thực hiện giám sát, đánh giá đầy đủ, tổng kết, rút kinh nghiệm về PIM để điều chỉnh kịp thời, phù hợp, nhằm đạt mục tiêu của PIM..
Một số thông tin