An toàn đập trước lũ lớn (6): Trao đổi ý kiến quanh việc vận hành và sự cố đập trong những trận lũ miền Trung vừa qua.[03/12/10]

03/12/2010 08:24

25

Vỡ đập Khe Mơ (Hà Tĩnh)

mời xem:                          
/Web/Content.aspx?distid=2455

 /Web/Content.aspx?distid=2467

/Web/Content.aspx?distid=2468

/Web/Content.aspx?distid=2485

/Web/Content.aspx?distid=2498

An toàn đập trước lũ lớn (6):

Trao đổi ý kiến quanh việc vận hành và sự cố đập trong những trận lũ  miền Trung vừa qua

 

Những đợt lũ lớn ở miền Trung mới vừa trôi qua song chúng đã để lại khá nhiều vấn đề cần nghiên cứu và rút kinh nghiệm, trong đó có an toàn đập. Thực ra an toàn đập đã và đang là mối quan tâm, lo lắng hàng đầu của các tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và quản lý đập. Nhiều chuyên gia, bạn đọc đã gửi ý kiến và nhiều tư liệu cho BBT. Rất tiếc là phần lớn tư liệu đó là của nước ngoài nên phải có thời gian để chuyển ngữ trước khi đăng tải trong phần Việt ngữ của www.vncold.vn. Tư liệu về sự cố đập Rethel (Pháp) đã đăng trên trang  /Web/Content.aspx?distid=2496 . Dưới đây là ý kiến của các vị:   

Nguyễn Trí Trinh, Giám đốc Văn phòng Đại diện Cty Tư vấn XD Điện 3 (PECC3) tại Hà Nội;

Giả Kim Hùng, Trưởng Chi hội VNCOLD miền Trung (Nha Trang);

           Nguyễn Trường Chấng, bạn đọc website.

Rất mong các vị chuyên gia thủy lợi - thủy điện và bạn đọc tiếp tục tham gia cuộc trao đổi  'bàn tròn' về chủ đề "An toàn đập trước lũ lớn" đã được khởi động.

 

 

An toàn đập trước lũ lớn (5)

Ô.Nguyễn Trí Trinh: Theo ô. M. Hồ Tá Khanh, giả thiết cho đập tràn 4 cửa bị kẹt như sau:

- 4 cửa bị khóa hoặc kẹt cho lũ 10-năm,

- 3 cửa bị khóa hoặc kẹt cho lũ 100-năm,

- 2 cửa bị khóa hoặc kẹt cho lũ 500-năm,

- 1 cửa bị khóa hoặc kẹt cho lũ 1000-năm,

- 0 cửa bị khóa hoặc kẹt cho lũ 10 000-năm hay lũ cực hạn (PMF).

Vậy xin được chia sẻ:

Theo EDF (Tập đoàn Phát triển Điện lực Pháp), khi có lũ lớn nhất lũ 10000-năm hay lũ cực hạn (PMF) thì các cửa không được phép kẹt hoặc  khóa. Đây là điểm quan trọng và điều này không có gì mâu thuẫn với TCXDVN 285-2002. Điều khác biệt là theo TCXDVN với cấp 1 thì chu kỳ lập lại lũ kiểm tra từ 2500 đến 5000 năm, còn nhỏ hơn nhiều so với chu kỳ 10000 năm của EDF Pháp. Như đã nói tiêu chuẩn phụ thuộc không những vấn đề kỹ thuật mà lại còn điều kiện kinh tế của mỗi nước. Do vậy, thật là hơi bị khập khiểng khi so sánh tiêu chuẩn của EDF với Việt Nam. Tiêu chuẩn áp dụng của EDF không rõ có phân cấp công trình không ? Còn theo TCXDVN 285-2002, tần suất lũ phụ thuộc yếu tố cấp công trình.

Kịch bản kẹt 1cửa hay một số cửa khi xác định cao trình đỉnh đập cũng chỉ là nâng cao mức đảm bảo an toàn. Vậy nâng cao mức đảm bảo có thể thể hiện bằng nhiều cách: (1)Nâng cao tần suất lập lại; (2) Đưa giá trị dự phòng khi xác định đỉnh lũ. Còn dựa trên giả thiết cho 1 số cửa kẹt trên cơ sở các con lũ với tần suất lập lại nào đó chưa được thật sự rõ ràng, mà làm kỹ thuật không rõ ràng thì dễ không thống nhất và đương nhiên không thể nói là dựa trên kinh nghiệm được (Có ai đã tổng kết mối quan hệ giữa kẹt cửa và tần suất lũ chưa? Nếu có xin vui lòng chia sẻ cho diễn đàn). Kịch bản kẹt cửa theo quan điểm của ô. M. Hồ Tá Khanh càng phức tạp trong thực hành hơn khi kết hợp nhiều loại hình tháo lũ với nhau: cửa xả mặt, cửa xả đáy, tràn tự do…

Ở Việt Nam chỉ xét kẹt cửa khi tính tóan kết cấu công trình. Còn việc kẹt cửa khi tính cao trình đỉnh đập không đặt ra vì đã bao hàm trong khái niệm tần suất thiết kế, kiểm tra,.. Quy phạm Trung Quốc cũng ghi tương tự như vậy. Khi đất nước phát triển, chỉ cần điều chỉnh lại tần suất thiết kế và kiểm tra là đã nâng cao được mức an toàn đập.

 

Ô. Giả Kim Hùng

Ô. Giả Kim Hùng: Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến và 6 kiến nghị của GS.TSKH. Nguyễn Ngọc Trân (mời xem /Web/Content.aspx?distid=2492 , BBT). Là người công tác trong ngành Thủy lợi lâu năm và nhiêu lần đi khảo sát công tác Thủy lợi ở Trung Quốc, tôi xin cung cấp vài ý kiến nhỏ sau đây:

(1) Trên thượng nguồn sông Mekong ở tỉnh Vân Nam,  từ những năm 50-60, Trung Quốc đã xây dựng trên 10 công trình thủy điện trong đó có không ít công trình chuyển nước sang lưu vực khác. Trong các thập niên gần đây, Trung Quốc đã và còn  xây dựng nhiều công trình nữa.Chính phủ ta nên đề nghị Trung Quốc cung cấp các thông tin về những công trình đã và sẽ xây dựng và cùng nghiên cứu chung về các vấn đề cho toàn lưu vực trên tinh thần cộng đồng với 16 chữ vàng và 4 tốt trong tình hữu nghị giữa nhân dân 2 nước anh em.

(2).Ai cũng biết rừng có tác dụng điều tiết dòng chảy rất lớn, theo tài liệu đã đánh giá ở Brazil, rừng có thể tham gia điểu tiết đến 30% dòng chảy năm.Ở Việt Nam nhất là ở miền Trung rừng đã bị phá hoại quá nghiêm trọng, gần đây lại bị giảm do các hồ thủy điện. Nên có số liệu cụ thể về rừng mất do hồ thủy điện và bị phá do các nguyên nhân khác để có sự đấnh giá đúng đắn hơn về "lỗi của thủy điện thủy điện ".Về thủy điện vẫn cần làm nhưng phải được quản lý chặt chẽ từ bước quy hoạch,khảo sát lập Dự án, xây dựng và quản lý khai thác, yêu cầu nhà đầu tư thủy điện cần đâu tư cho nhiệm vụ phòng chống lũ hạ lưu hồ thủy điện.Cần hạn chề các nhà máy thủy điện bằng hồ chứa mà nên khuyến khích các nhà máy thủy điện đập dâng tại các vị trí có điều kiện tự nhiên thuận lợi về cột nước, sẽ không chiếm nhiều rừng như làm hồ chứa.

(3).Sau 2 năm liền xảy ra các trận lũ ở miền Trung, đề nghị Chính phủ giao các Bộ hữu quan  quản lý Nhà nước về lưu vực sông, về tài nguyên nước, về rừng ,và các tài nguyên khác trên lưu vực sông, về môi trường....,tổ chức nghiên cứu 1 cách khoa học và nghiêm túc các vấn đề về NƯỚC.

Ô.Nguyễn Trường Chấng: Các đập thủy điện và các hồ chứa nước nên  xây đủ vững chắc đến mức tràn và tại mức tràn nên có bệ tràn (phải chịu tốn kém thêm), để khi có bão lũ nhỏ thì tích nước, khi có bão lũ to đầy hồ thì nước tự do tràn an toàn theo bệ tràn , khi ấy lượng nước tràn và cường độ nước chảy chỉ bằng lúc chưa xây hồ đập.

   Việc xả lũ (qua cửa xả dưới chân hay thân đập) chỉ sử dụng khi cần cải tạo đáy hồ hay khi cần chống hạn cho vùng hạ du. Như vậy sẽ không  có vấn đề “có nguy cơ vỡ đập” (vì đã xây đủ vững chắc đến mức sử dụng ( và phải làm như vậy)) hay “xả lũ khi bão lũ lớn”(vì khi có bão lũ, vùng hạ du đang bị ngập mà có người mở cửa đập xả thêm nước (dù đúng quy trình hay không hay dù có bảo đảm rằng chỉ xả bằng lượng nước mới đến hồ) thì cũng dễ gây tranh cải hơn là do nước tràn tự nhiên).

   Cũng không thể xả lũ khi nghe bão sắp đến vì lỡ xả rồi mà bão không đến thì nước đâu để chạy máy phát điện.

    Các hồ chứa nước và các đập thủy điện cũ nên gia cố lại như vậy chăng ?

Việc hồ thủy diện có làm hạ lưu ít nước hơn lúc chưa có thủy điện chỉ xảy ra trong trường hợp hồ làm chuyển dòng chảy sang vùng khác hoặc có cửa đưa nước trong hồ đi phục vụ thủy lợi nơi nào đó  mà thôi, chứ nước tích lại thì cũng cho chạy máy nên chảy ra dần dần thôi có mất đi đâu

 

o o o

Chú ý:

Xin gửi ý kiến thảo luận 'bàn tròn'  cho chúng tôi theo địa chỉ e-mail:  

bbt@vncold.vn