VNCOLD – PIM trả lời.[14/12/10]

14/12/2010 10:38

21

VNCOLD – PIM


 trả lời

 

   Chỉ sau một ngày chuyên mục “Trả lời thư bạn đọc “ của trang Web -VNCOLD đăng tải nội dung trả lời thư của bạn đọc về lĩnh vực PIM, Ban biên tập ( BBT ) đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc.(Tính đến thời điểm này đã có 13 ý kiến phản hồi ). Trong đó có những bạn đọc là sinh viên ( có cả sinh viên đang nghiên cứu ở nước ngoài – Úc, Pháp ..) Đặc biệt có bạn khẳng định là mình đã“ tham gia các dự án phát triển nông thôn do các dự án nước ngoài tài trợ “

    Được BBT chuyển đến, tôi đã đọc rất kỹ những ý kiến của các bạn và cảm thấy vui, vì đã có bạn “đồng hành”và như vậy PIM vẩn có nhiều người quan tâm. Và cũng qua thư trao đổi có bạn đã đưa ra các tiêu đề để thảo luận như tiêu đề “ PIM đang bị thổi phồng “ của bạn là chuyên gia đã từng “ tham gia các dự án phát triển nông thôn “.

   Tôi hiểu rõ tâm trạng của các bạn, và phần lớn trong số các bạn chia sẻ tôi đã từng gặp rồi, chỉ có điều là một số bạn đã mang một tên khác 

  Rất tiếc chưa có đơn vị nào đứng ra tổ chức các buổi trao đổi như trước đây VNPIM đã làm để các chuyên gia, các tổ chức ..chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về PIM  

 Và cũng rất vui qua thư của các bạn tôi mới hiểu ra nhiều điều vì đã có bạn đên nay chưa thật sự hiểu nhiều về PIM ở Việt nam. Vì PIM phức tạp, trong điều kiện hiện nay càng phức tạp hơn và “ PIM ở Việt Nam không phải là con đường nhung lụa “ như bạn “ như bạn “ Lê Quốc Tuấn “ Thái Bình đã chia sẻ  

   

 Thành thật mà nói, tôi rất cảm kích về tinh thần và trân trọng ý kiến của các bạn   

Với tư cách là “những người thảo dân” ( như bạn Minh Hiếu – Hải phòng nói trong thưchúng tôi – những người thảo dân, chân lấm tay bùn bối rối quá )  mặc dù rất bận, nhưng được ban Biên tập giao, tôi đã giành rất nhiều thời gian với thái độ nhiệt tình, trách nhiệm “ biết đến đâu nói đến đó “ xin trao đổi với các bạn về những điều các bạn phân vân và cũng chính là những điều mà tôi trăn trở.

 Tuy nhiên có những nội dung trao đổi của tôi có thể chưa đúng hoặc chưa thật đúng , hoặc đụng chạm đến tổ chức hoặc cá nhân nào đó thì rất mong các bạn tha thứ và thông cảm để đón nhận những lời tâm sự chân thành của tôi   .    

Vì quá nhiều thư, nhiều ý kiến, nên không thể trao đổi từng ý kiến riêng lẻ, xin phép được trao đổi chung và coi đây là một cơ hội để học hỏi lẫn nhau

 

                           Tôi xin phép được trình bày theo hai chủ đề  :

 

1,  Tâm sự về những suy nghĩ cá nhân

2,  Chia sẻ về những băn khoăn của bạn đọc   

 

I,  TÂM SỰ VỀ NHỮNG SUY NGHĨ CÁ NHÂN

                    

                                 Phát triển – Đổi mới

Mọi người đều có chung một suy nghĩ là :

 

Muốn phát triển thì phải đổi mới

 

Nhưng trong quá trình đổi mới nào luôn có sự chống lại

 

Vì các nỗi lo :

-  Mất quyền lực

-  Mất quyền lợi

-  Mất tài sản, Tài chính

-  Mất thời gian, sức lực,vì không được rõ kết quả

 

PIM đem lại lợi ích cho nhiều bên, nhưng muốn đạt mục tiêu về lợi ích phải cần phát triển. Vì vậy phải đổi mới từ quan điểm, nhận thức, thay đổi tổ chức, nhân lực tài chính, cơ sở vật chất

Thông qua quá trình thực hiện PIM ( đổi mới ) nhiều đối tượng liên quan lo lắng, trong đó :

Chính quyền ( xã ) IMC đêu có chung nỗi lo về quyền lợi quyền lực ( nhất là khi tổ chứ lại nhân sự, thực hiện chuyển giao )      

Khi củng cố hoặc thay thế mô hình cũ do hoạt động không hiệu quả, thì ban quản lý của mô hình cũ cũng có nỗi lo như chính quyền, IMC ( mất quyền lực, mất quyền lợi, mất tài chính, tài sản mặc dầu cần phái có sự điều chỉnh cần thiết.)  

Việc thành lập mô hình mới dù tốt hơn để thay thế mô hình cũ thì luôn phải gặp rất nhiều trở ngại, do sự chống lại của nhiều đối tượng, nên trong nhiều trương hợp it thực hiện thành công

Đặc biệt là cán bộ các cấp, ngành làm chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất đều có cùng một nỗi lo khi “ đổi mới “ ( thực hiện PIM ) mất thời gian, sức lực khi chưa hiểu đầy đủ hiệu qủa về PIM ? nên ít có nhiệt tình, thiếu quan tâm, thậm chí hoang mang ,“ quay lưng “ lại với công việc như tâm trạng của một số bạn đã chia sẻ          

 

 

PIM là cái gì vậy ?

 

+  Đối với nông dân khi mới nghe nói “ từ PIM “ thì thật sự khó hiểu, nếu các chuyên gia không thay đổi cách diễn đạt thì nông dân không hiểu được. Và nông dân cũng không cần phải giải nghĩa một “từ ngữ phức tạp” để làm gì, mà họ chỉ cần biết họ cần phải làm gì để nhận được dịch vụ tưới tốt nhất, góp phần tăng năng suất, tăng sản lượng nông nghiệp có tưới, tăng thu nhập cho họ

   Trong nhiều trường hợp, các chuyên gia thường hay “ phức tạp hóa ” khái niệm về PIM, đưa ra các khái niệm “TÂY” thậm chí dùng cả ngôn ngữ nước ngoài khi nói đến “ hội, nhóm, tổ, Nông dân tham gia,,, “ ( thông qua tiếng Anh WUC, WUG, WUA, PIM… ) khi trình bày với nông dân ( tất nhiên có thể sử dụng khi trao đổi đối với các đối tượng khác ) nhưng lại đơn giản hóa ( không muốn nói là đại khái ) khi hướng dẫn tiến hành tổ chức và hoạt động hiệu quả của các mô hình PIM, là những điều mà nông dân rất cần được làm rõ, nên đã hạn chế kết quả đạt được  

 

Nông dân đã nhầm : PIM hay PIN ?  Người nông dân chỉ mới tiếp xúc với từ PIN ( cái đèn PIN ) là vật dụng mà họ hay dùng, nên khi chuyên gia nói với họ “ PIM “ ? thì họ liên hệ ngay cái đèn PIN của họ, khi được hỏi các cán bộ đến dạy cho bác những điều gì ? thì bác nông dân ở một xã ở Ninh hòa đã trả lời :“ Vì chúng tôi (nông dân ) chỉ nghĩ đến PIN ( đèn PIN ), và cho rằng cán bộ đang nói đến các loại PIN ( PIN loại to, PIN loại nhỏ ) trong khi đó bác nông dân ở Ninh hải ( Ninh thuận ) thì lại liên hệ ngay cán bộ đang nói đến “ PIN MẶT TRỜI “ lâu nay mọi người đang quan tâm

                              

 

                               

  BẠN NGHĨ GÌ VỀ 2 TẤM ẢNH NÀY ?

PIM là cái gì vậy ?

 + Đối với một ít cán bộ kể cả cán bộ có học vấn cao không quan tâm và không muốn hiểu về PIM thì cũng không thể hiểu được PIM ?, vì PIM không đem lại lợi ích trực tiếp cho họ ( không có tiền ) Cho nên có người khi nghe nói đến PIM thì không chỉ xa lạ mà còn chán, thậm chí còn « chê ỏng chê eo «  « nổi khùng lên ». Vì họ không biết được «  mục tiêu của PIM là gì ? »  Tôi chia sẻ vài câu chuyên thật để bạn suy nghĩ thêm :

  -  Một cán bộ cấp phòng của Cục Thủy lợi ( trước đây ) được sang học ( tập huấn ) ở Hà lan , khi nghe thầy giáo nói về thủy lợi phí ở VN thì khoe : «  tôi là người đề xuất và tính toán Thủy lợi phí «, nhưng khi nghe thầy nói đến PIM thì quay sang phía chị bạn ngồi bên cạnh hỏi «  PIM là gì nhỉ ? «  Chị ấy trả lời « là viết tắt từ cụm từ : Participatory Irrigation Management «  ( Sau này về nước chị ấy kể lại và thắc mắc là một cán bộ chủ chốt ở một cơ quan quản lý nhà nước về PIM có một căn phòng mà ngay trước cửa có biển ghi « VNPIM - Network on Participatory Irrigation Management «  mà không hiểu được chữ PIM là gì ! cũng  là điểu khó hiểu ) Vì vậy tôi không ngạc nhiên nhiều cán bộ phàn nàn về PIM vì họ chưa có điều kiện được tiếp cận như cán bộ nói trên      

      

Do trình độ còn yếu :

Những điều chia sẻ sau đây, nhằm làm rõ thêm nguyên nhân của nhưng tình trạng mà bạn đọc chia sẻ, lo ngại

 

+ Trong cuộc họp gần đây, có một cán bộ lãnh đạo của một đơn vị có nhiều chuyên gia về PIM, thường xuyên tham gia các dự án có PIM và liên quan đã khẳng dịnh : “ ..kinh phí cho PIM quá nhiều, nhưng chỉ chuyên gia làm PIM được  hưởng, vì kết quả cuối cùng về PIM chẳng thu được gì .. “ có đại biểu hỏi lại “ anh có biết chuyên gia làm PIM đó là những ai không ? là những cán bộ của anh đấy mà, có cán bộ đã tham gia hầu hết các dự án lớn nhỏ có PIM ..đã dẫn chứng “ thì cán bộ lãnh đạo và cán bộ của đơn vị đó trong cuộc họp đã khẳng định Thông cảm vì do trình độ còn yếu mà “ Đáng trách là chính mình đang ở trong cuộc, nhưng lại nói như mình đang ở ngoài cuộc. Và nhiều chuyên gia tham gia các dự án có PIM không tự nhìn thấy mình mà cứ coi mình hoàn thiện hơn          

 

+  Sau khi đọc CV của một chuyên gia PIM, đã tham gia rất nhiều dự án về PIM ( có tầm cở ) Khi cán bộ quan lý dự án phỏng vấn “ anh có thể chỉ ra các mô hình mà anh đã làm hiện nay như thế nào ? mô hình được thành lập trong thời gian gần đây nhất ở đâu ?còn hoạt động không ? “ thì lúng túng, không chỉ ra đươc, vì các mô hình đã không còn nữa

 

+  Khi đến tham quan mô hình mới được thành lập có người hỏi “ mô hình này liệu có thể “sống” được 2 năm không ?” thì ông Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi của tỉnh trả lời : “ may ra được 1 năm “ Tại sao ? Vì ..thành lập theo hướng dẫn của chuyên gia thì mới có kinh phí xây dựng ngôi nhà làm văn phòng giao dịch, thực chất vẩn bộ máy cũ, con người cũ, cơ chế hoạt động trì trễ như cũ  

 

+ Có không ít chuyên gia làm tư vấn “ đánh giá, giám sát, thành lập các tổ chức hợp tác dùng nước “thuộc hợp phần PIM trong các dự án, hiểu biết đầy đủ về PIM và các vấn đề liên quan còn rất hạn chế, nhất là các cơ chế chính sách về PIM của Việt nam, đã dẫn đến không ít trường hợp có chuyên gia đã giải thích chưa đúng một số cơ chế, chính sách của nhà nước, thậm chí có chuyên gia chưa có điều kiện trực tiếp xây dựng các mô hình PIM, hiểu biết nội dung và mục tiêu ( tiêu chí ) của PIM. Với trình độ và hiểu biết như vậy, chắc chắn chưa thể làm tốt nhiệm vụ “tư vấn “ cho dự án PIM hiệu quả đáp ứng điều kiện bền vững