Trao đổi ý kiến (3)về Đề án 'Đê biển Vũng Tàu - Gò Công'.[26/12/10]

30/12/2010 10:11

11

Trao đổi ý kiến (3)về  Đề án 'Đê biển Vũng Tàu - Gò Công'

Đê biển (sea wall)

 Saemangeum (Hàn Quốc)

 

Ý kiến của các ông:

Lã Song Toàn & Nguyễn Văn Tăng.

 

Sau khi ý tưởng về đề án 'Đê biển Vũng Tàu - Gò Công' được công bố (/Web/Content.aspx?distid=2521),  nhiều  chuyên gia, bạn đọc đã có một số  ý kiến trao đổi và tác giả đã trả lời (/Web/Content.aspx?distid=2532).  Những ý kiến trao đổi vẫn tiếp tục được gửi tới BBT với các phân tích trái chiều .   Xin giới thiệu một số  ý kiến của các ông:

 

·                     Lã Song Toàn, chuyên gia Viện Quy hoạch thuỷ lợi;

·                     Nguyễn Văn Tăng, Công ty CP tư vấn & xây dựng Thủy công Sông Cầu;

  BBT

Hiệu quả kinh tế rất lớn!!

Lã Song Toàn

Viện Quy hoạch thuỷ lợi

 

Chúng tôi nhận thấy đề án đê biển Gò Công – Vũng Tàu là đề án mang tính chiến lược cao. Nó giải quyết được vấn đề ngăn triều tiêu úng là yếu tố quyết định cho việc tiêu thoát của thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng giải quyết được vấn đề tiêu thoát lũ ngăn mặn, cấp nước ngọt cho vùng Đồng Tháp Mười. Những vấn đề này đang gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội trong vùng. Các tuyến đê biển trước kia ta xây dựng là các đê bao lấn biển của các bãi bồi ven biển nên ảnh hưởng của các đê biển này chỉ trong phạm vi đê bao. Đề án đê biển này là tuyến đê bao một cửa sông nên ngoài nhiệm vụ như đã nêu ở trên  nó tạo còn tạo ra một tình thế mới cho việc phát triển vùng ven biển các tỉnh Tiền Giang, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tầu và vùng Đồng Tháp Mười. Khi có đê biển thì vùng biển Gò Công của Tiền Giang sẽ điều kiện để xây dựng một cảng biển  xuất nhập khẩu cho vùng đồng bằng sông Cửu long. Vùng ven biển Cần Giờ sẽ phát triển thành khu đô thị sinh thái, Vùng Tầu có điều kiện để phát triển thêm về du lịch.

Do vùng Đồng Tháp Mười chưa có công trình kiểm soát lũ như vùng Tứ Giác Long Xuyên nên việc phát triển kinh tế ở vùng Đồng Tháp Mười đã đến mức giới hạn, Muốn vùng Đồng Tháp Mười tiếp tục phát triển cần phải có công trình kiểm soát được lũ và mặn, Tuyến đê Gò Công – Vũng Tàu cùng một số kiểm soát lũ trên sông Tiền và ven biển giới sẽ kiểm soát được lũ và mặn tạo ra một tình thế mới cho nhân dân trong vùng phát triển.  

Dự án này còn là công trình chủ động ứng phó với biển đổi khí hậu toàn cầu cho vùng biển trong vùng đê bao.

Đề xuất dự án này đưa ra rất đúng lúc, phù hợp với điều kiên kinh tế và khả năng kỹ thuật trong nước hiện nay.

Dự án này sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, đề nghị nhà nước sớm đưa vào dự án ưu tiên trong những năm tới.  

Dự án Saemangeum của Hàn Quốc là một dự án đê biển lớn trên thế giới đã được một số báo trong nước đưa tin. Dự án này gần giống đề án đê biển Gò Công - Vũng Tầu để mọi người có thêm tư liệu tham khảo chúng tôi gửi  PowerPoint của dự án này để ban biên tập giới thiệu cho mọi người tham khảo.

 

Có thể có một số sai lệch??

Nguyễn Văn Tăng

 Công ty CP tư vấn & xây dựng Thủy công Sông Cầu.

1-               Đặt vấn đề.

-  Đề xuất ý tưởng Dự án đê bao nối Vũng Tàu - Gò Công do Tổng cục Thủy Lợi (Bộ Nông nghiệp & PTNT) đề xuất được đăng trên Website Hội Đập lớn & PT nguồn nước Việt Nam (www.vncold.vn) và cùng nội dung trên Tuan Vietnamnet của tác giả TS Tô Văn Trường. Trên www.vncold.vn  chỉ mới nêu ý tưởng & kêu gọi các nhà khoa học tham gia, góp ý. Trong khi trên Tuan Vietnamnet coi đó là ý tưởng gần như khẳng định và muốn vượt lên chính mình , xem xét, thay thế Quyết định phê duyệt Quy hoạch chống ngập của Thủ tướng chính phủ 1547/QD -TTg ngày 28 tháng 10 năm 2008.

- Cần nói thêm là Quy hoạch chống ngập thành phố Hồ Chí Minh mang số hiệu 1547/QĐ=TTg ngày 28 – 10 – 2008 thực chất là dự án ngăn triều bằng những cống ngăn sông lớn kết hợp với đê bao kín vùng muốn giải quyết ngập.Giải pháp công trình này rất có hiệu qủa chống ngập  trong mùa khô-điều này không bàn cãi. Tuy nhiên, khả năng chống ngập trong mùa mưa còn nhiều vấn đề phải bàn, cụ thể là còn thấp hơn nhiều so với dự tính.

- Đã mới là ý tưởng thì nội dung chỉ được nêu hết sức sơ bộ, tuy nhiên cũng có thể thấy ngay được  những vấn đề  ảnh hưởng lớn đến hướng giải quyết của ý tưởng đó.  Dưới  đây là một số ý kiến.

2-               Số liệu cơ bản làm xuất phát điểm của Dự án chưa đúng.

-       Trước tiên, những mục tiêu dự án phụ như giao thông, phát triển kinh tế khác khôgng đề cập, ở đây tác giả chỉ nhận xét xung quanh mục tiêu chính là chống ngập úng cho thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận. Ý tưởng dùng giải pháp Đê +Cống ngăn triều tạo nên một hồ chứa nước có nhiệm vụ điều tiết , đó là: Dùng các cống có cửa làm nhiệm vụ tiêu úng, ngăn không cho nước biển vào khi triều lên, hạ mực nước hồ khi triều xuống tạo dung tích phòng lũ, ngõ hầu chứa hết nước lũ lưu vực sông Đồng Nai – Sài Gòn chảy về mà vẫn duy trì được mực nước yêu cầu chống ngập.Có một số vấn đề cho rằng bị sai lệch:

-       Thứ nhất- bài toán điều tiết nhằm giảm mực nước úng lụt không rõ. Ta biết rằng, hồ chứa muốn làm được nhiệm vụ điều tiết-hay nói cách khác, muốn chứa đủ lũ ở thượng nguồn về thì trước khi mưa xuống mực nước hồ phải thấp nhất. Biện pháp này được thực hiện bằng cách mở hết cửa cho nước từ hồ chảy ra biển khi triều xuống thấp và đón lũ về. Còn mực nước trong hồ chứa dĩ nhiên không thể cao hơn mức triều cường, tức là thấp hơn +1,45 đến +1,5 khi . Ở đây, đã xảy ra ngay một mâu thuẫn là: Khi triều xuống thấp nhất, phải đóng cống ngay, nhưng có thể vào thời điểm lũ chưa tập trung cao nhất, mà phải nhiều giờ sau thì sao? Khi đó,dung tích điều tiết sẽ đâu còn nhiều, mực nước biển đã dâng cao, đê và cống ngăn triều lại trở thành vật cản lũ, phải mở cống, nếu không bên trong lại bị ngập.

-       Thứ hai- quy mô hồ điều tiết xác định chưa đúng, sai số lớn. Theo Tổng cục Thủy Lợi và TS  Tô Văn Trường  (trên Tuan Vietnamnet)  có nói dung tích hồ chứa là 3,3 tỷ m3, diện tích mặt hồ là 56 000 ha. Nếu như vậy , chiều sâu chứa nước trong hồ phải đạt 5,89 m, nhưng cái hồ mà dự án tạo ra không thể hạ mực nước xuống -4,54, trừ phi có những trạm bơm khổng lồ để bơm nước ra ngoài. Định nghĩa dung tích hồ ở đây chỉ được hiểu là DUNG TÍCH ĐIỀU TIẾT, dung tích này giới hạn từ mực nước triều thấp mà cống có thể tạo nên được đến cao trình do ta khống chế đảm bảo chống úng ngập ( khoảng +1,2 – bao gồm tổn thất qua cửa cống xả lũ rồi). Giá trị này phụ thuộc vào từng  con triều trong tháng, nếu là thời kì triều nghẽn thì ta chỉ tạo được mực nước thấp nhất khoảng +0,8 đến +1,0, dung tích điều tiết tương đương  300 000 m3 – 600 000 m3 mà thôi (những ngày có con triều thấp, cũng chỉ tạo được dung tích điều tiết khoảng 1 tỷ m3).Ta biết rằng, tổng lưu vực của các con sông thuộc hệ thống sông Đồng Nai-Sài Gòn đổ vào hồ là 43 450 km2 thì dung tích điều tiết (diện tích mặt hồ chỉ chiếm 1,3 % ) như nêu trên là con số quá nhỏ bé. Sự nhấm lẫn này chính dẫn đến sự đánh giá  không chính xác tính khả thi của ý tưởng Đê Vũng Tàu-Gò Công.

-       Thứ ba – đối phó với biến đổi khí hậu. Cứ cho là do biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng – hay mực nước triều trung bình tăng lên nên cả mực nước triều cao lẫn triều thấp đều dâng với giá trị như nhau, như vậy vậy dung tích điều tiết của hồ chứa vẫn không thay đổi nhiều.Với khả năng điều tiết hổ nhỏ như vậy thì hiệu quả chống úng khi có biến đổi khí hậu là không có.

-       Thứ tư - khả năng phát điện lợi dụng thủy triều. Cả hai bài viết đều nêu con số công suất phát điện 300 000 Kw, điện lượng 2 tỷ kwh là điều vô lý. Rõ ràng, với công xuất phát điện 300 000kw , máy phát phải chạy trên 6 600 giờ, vậy ngay cả nhà máy thủy điện vùng núi, có hồ điều tiết lớn cũng ít dám mơ đến lượng điện như vậy khi cùng công xuất,  huống chi là thủy điện lợi dụng triều. Thực ra hiệu quả phát điện rất nhỏ so với hiệu qủa giao thông, tạo ngọt, khai thác kinh tế nông nghiệp mang lại, không cần thiết phải nêu.

-       Những sự sai lệch trên, tuy là những số liệu cơ bản nhưng sẽ quyết định đến tính khả thi của dự án, mà sự sai lệch lại là quá lớn.

3-               Giải pháp công trình chưa phù hợp.

- Đầu tiên, dễ thấy nhất là công trình thoát lũ trong dự án này phải đảm nhiệm tiêu cho toàn bộ lưu vực hệ thống sông Đồng Nai-Sài Gòn –  bao gồm các sông: Đồng Nai, Sông Bé, Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông và Vàm Tây, một phần lưu lượng sông Tiền theo kênh Tân Thành-Lò Gạch với lưu vực tổng cộng  43 450 km2. Lưu lượng lũ ứng với tần xuất tính toán p= 0.1%  sẽ khoảng 35000 – 40 000 m3/s; với tần xuất p=5% cũng khoảng trên 25 000 m3/s. Sẽ có hai bất lợi lớn: i) quy mô công trình tháo lũ là khổng lồ - ước tính khẩu độ cống rộng 2500 m đến 6000 m ứng với lưu lượng nêu trên; ii) muốn tháo lũ, mực nước trong hồ phải dâng lên 15 cm – 20cm so với mực nước triều ngoài biển. Như vậy, không những không thể hạ mực nước lũ xuống thấp mà mực nước vùng được chống ngập lại dềnh lên cao hơn.Từ đây, thấy rằng, thật là bất hợp lý khi người ta dồn tất cả dòng chảy của cả khu vực rộng lớn Đông Nam Bộ, một phần Tây Nguyên, một phần Nam Bộ, một ít của sông Cửu Long vào Đê Vũng Tàu _ Gò Công rồi làm công trình điều tiết và thoát lũ ở đó. Trên thế giới, có nhiều đê ngăn biển, nhưng vùng đất được ngăn là những vùng bờ biển lõm, các vịnh, eo biển, lưu vực kín – hay nói các khác không có các sông lớn chảy vào như ý tưởng dự án Đê Vũng Tàu – Gò Công.

- Mấu chốt của việc chống úng lụt của dự án là dùng giải pháp điều tiết lũ trong hồ. Nhưng mục tiêu của các nhà tư vấn khó đạt được bởi khả năng điều tiết của kênh rạch , đặc biệt là hồ chứa phải nói là vô cùng nhỏ do mặt hồ chỉ chiếm 1,3 % lưu vực mà thôi –trong khi một số báo cáo chống úng ngập ở thành phố có nêu phải có diện tích ao hồ mức 15% trở lên mới hiệu quả. Bất lợi của giải pháp cônh trình này chính là bất lợi của các dự án cống ngăn triều đang được thiết kế ở Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm chống ngập thành phố là chủ đầu tư. Để khắc phục nhược điểm này, ứng với lưu vực nhỏ, họ có thiết kế các  trạm bơm động lực hỗ trợ việc hạ mực nước, nhưng với ý tưởng Đê Vũng Tàu – Gó Công thì không thể vì quy mô trạm bơm qúa lớn.

- Tính kinh tế kĩ thuật dự án sẽ rất thấp. Phải nói rằng, chống ngập ở các thành phố nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là giải quyết vấn đề tiêu thoát nước mưa, cụ thể từ các cửa nhận nước mưa dọc đường - ống dẫn cấp 1, cấp 2, trục chính là quan trọng và tốn kém hơn cả. Còn giải pháp công trình dùng hổ điều tiết kết hợp công ngăn triều để hạ được một vài chục cm đem lại hiệu qủa tổng thể là rất thấp, trong khi phải đầu tư vốn xây dựng công trình lại cao. Sẽ có những công trình khổng lồ phải xây dựng như: Đê dài 32 km, cống tiêu lũ kết hợp ngăn triều dài và ba km, những âu thuyền khổng lồ cho lượng tàu ra vào nhiều cảng lớn phía trong đê thì tổng mức đầu tư chắc chắn không dừn