Trả lời thư bạn đọc.[08/01/11]

06/01/2011 15:35

10

TRẢ LỜI THƯ BẠN ĐỌC

 

Nguyễn Xuân Tiệp

CCWR - VNCOLD

 


   Trước hết tôi có lời xin lỗi bạn đọc, do bận việc nên đã trả lời thư các bạn chậm trễ, mong bạn đọc thông cảm. 

 

Sau chương trình thời sự ( 12 h ngày 14 / 12 / 2010 ) của Đài truyền hình Việt nam với chuyên mục “Nông thôn ngày nay” đề cập đến “ Chính sách miễn giảm thủy lợi phí “ Hiệu quả nhưng còn nhiều bất cập” ..tôi đã nhận được một số ý kiến chia sẻ của bạn đọc được chuyển đến từ BBT trang Web của VNCOLD, đồng thời cũng nhận được nhiều thư của bạn đọc qua Email và điện thoại trực tiếp về lĩnh vực Thủy lợi phí và PIM

 

Bằng các hiểu biết của mình còn rất hạn chế, nhưng tôi muốn được cùng nhiều bạn đọc trao đổi với nhau một cách nhiệt tình, chân thành, xây dựng về hai nội dung mà bạn đọc đã nêu 

 

I,  Về Thủy lợi phí :

Đây là vấn đề mà chúng ta cũng đã tốn nhiều thời gian, giấy mực, thảo luận, chia sẻ, nhưng vì quá “nhạy cảm”, nên nhiều bạn vẩn có nhiều phân vân thực trạng về các “ bất cập “ đang diễn ra như đài truyền hình đưa tin, nhưng lại không một ai ( kể cả những người “trong cuộc”, những chuyên gia, cán bộ, cơ quan nghiên cứu được giao nghiên cứu vấn đề này ) muốn nói ra những chính kiến của mình về những điều mình đã nhận biết và những bất cập xẩy ra, không chỉ ở tỉnh Vĩnh phúc ( là tỉnh có ngân sách dồi dào, thực hiện việc “miễn” thủy phí cho nông dân đầu tiên ) mà còn xẩy ra ở nhiều tỉnh khác ..Những bất cập này đã tác động trực tiếp đến hệ thống tổ chức quản lý, hoạt động của các tổ chừc hợp tác dùng nước.

 

Hình ảnh của Vĩnh phúc được truyền hình : người nông dân phàn nàn : sau khi có chính sách thủy lợi phí mới thì thiếu nước, năng suất ngô giảm từ 2,5 tạ/sào/vụ xuống chỉ còn 1,7 tạ / sào /vụ. còn ông cán bộ lãnh đạo Sở NN và PTNT đã thừa nhận “ do thiếu vốn cho tu sửa kênh nội đồng “,” …trước đây nông dân đóng thủy lợi phí kinh phí chi cho não vét nội đồng chủ động hơn ..”

  

Thông qua các thông tin điều tra các nguồn tài liệu có được cùng với sự nhận biết của nhiều người còn có sự khác nhau, nếu chỉ trao đổi bằng hiểu biết về lý luận, thực tế cũng chưa thể có sự thống nhất cao được. Mặc dầu đã có nhiều “ bàn cãi “ nhưng cuối cùng chỉ là để “ bàn cãi “ và để đặt dấu chấm hỏi ? cho những người quan tâm phải suy nghĩ  ( tương tự như vấn đề Thủy lợi – Tài nguyên nước hiện nay vẩn đang bàn ? ) Vì thế, theo tôi nghĩ, việc bàn luận vấn đề thủy lợi phí nêu trên chỉ giành cho các cơ quan, chuyên gia được Bộ NN và PTNT giao nghiên cứu lên tiếng, chia sẻ cùng với diễn đàn của các nhà lãnh đạo có trách nhiệm xem xét .

Tôi xin phép không đề cập đến vấn đề này ( thủy lợi phí ) trong phần trao đổi của mình  

2,  Về PIM :

Các ý kiến chia sẻ của bạn đọc lần này với các tâm trạng rất khác nhau : hy vọng , bi quan, “mung lung”, lo ngại… “..tôi cũng có tâm trạng buồn “ ( chia sẻ của bạn Lê Quốc Tuấn, Thái bình ) “..tôi cũng khá mông lung.” ( bạn Phí Thanh Tùng- Thái Bình ). Nhưng

 

Tôi rất vui, và chân thành cảm ơn các bạn vì vẩn có nhiều bạn quan tâm đến PIM, đã giành thời gian nghiên cứu về PIM, muốn chia sẻ một cách nghiêm túc để hiểu đầy đủ hơn về PIM, thực hiện PIM hiệu quả cao, đặc biệt là ông Chi Cục trưởng Chi Cục thủ lợi Thái bình, và cán bộ lãnh đạo một số IMC ( Công ty Thủy nông ) ở các tỉnh khác ( như Thanh hóa, Nghệ an .. ) ..đã gọi điện thoại chia sẻ các thông tin về PIM qua ý kiến của bạn đọc và sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm và kết quả về PIM đạt được của địa phương mình với các bạn    

 

Tuy nhiên, tôi cũng buồn khi thấy các bạn buồn..và vô cùng thông cảm với các bạn. Tôi mãn phép đươc coi các bạn là những cán bộ công tác trong lĩnh vực thủy nông chưa nhiều nên mới bi quan đến thế ( tất nhiên có bạn là cán bộ đã từng làm tư vấn PIM, cán bộ ở Viện NC, giảng dạy ở trường ĐH.. cán bộ đang công tác ở Bộ, Sở..)  thậm chí có bạn ( như bạn Đức mà tôi được biết ) đã tham gia, rất tâm huyết với PIM trong nhiều năm trước đây mà cũng bi quan đã thổ lộ  :Ở Tỉnh tôi bây giờ không biết có ai còn nhớ đến PIM như trước đây nữa không ( trước đây PIM là trọng tâm ). Theo tôi biết thì vấn đề quan tâm nhất của tỉnh, của Sở hiện nay là Lâm nghiệp, rừng (đất và gỗ) chứ không phải cà phê, lúa hay T ( thủy lợi )L. Với TL nếu không có đầu tư XD ( xây dựng ), làm chủ đầu tư chắc cũng chả được ai để ý tới. Bây giờ ở trên tỉnh thì vấn đề Bão lụt, nắng hạn có lẽ là vấn đề sôi động nhất “. ( nhận qua Email )

Như vậy sự hạn chế về PIM cụ thể ở tỉnh nói trên do nguyên nhân gì ? 

 

Suy nghĩ và đắn đo nhiều, tôi quyết định nêu ý kiến của mình với các bạn  như sau :

 

1,  Cán bộ ( nhất là cán bộ trong ngành ) phải “thông suốt” ( PIM )   

 Tôi xin phép được nhắc lại lới Bác Hồ ( đã đăng lần trước )  Ai kháng chiến thắng lợi? Toàn dân. Vậy thì bây giờ muốn có đủ nước, muốn điều hoà nước thì cũng phải toàn dân làm thủy lợi. Muốn thế, cán bộ phải đi đúng đường lối quần chúng, dựa vào nhân dân, trước hết phải tin tưởng lực lượng và trí tuệ của nhân dân là vô cùng vô tận. Tuyên truyền, giáo dục, đoàn kết, tổ chức được trí tuệ và lực lượng đó thì việc gì khó mấy cũng làm được”.

Bác cũng đã khẳng định : Việc thành bại là do cán bộ mà ra

 

    Như vây cán bộ có vai trò quan trọng ( đối với cả  PIM ), cán bộ ( bao gồm cả chúng ta ) chưa “thông” thì làm sao nói cho dân thông suốt để “ toàn dân làm thủy lợi “ theo lời Bác, đó là quan điểm và nội dung sự tham gia của người dân quản lý KTCTTL ( PIM ). Tôi thiết nghĩ trở ngại lớn nhất hiện nay vẩn là ở chỗ này ( trong thư trả lời lần trước tôi đã chia sẻ điều này ).

 

2, Có thể thống nhất được ( quan điểm , nhận thức ...), chỉ sau khi đọc và hiểu được ý kiến của nhau

 Tôi rất trân trọng nên đã đọc kỹ ý kiến của các bạn đã nêu, nhưng tôi vẩn có cảm giác một số ít bạn chưa đọc và nghiên cứu kỹ ý kiến trao đổi của tôi lần trước, có thể do cách viết, diễn đạt “ vụng về “....nên nhiều bạn chưa nhận biết đầy đủ và cũng có thể do tôi chủ quan đã coi các bạn là những người đã “từng trải” trong công tác thuộc lĩnh vực thủy nông nên không đề cập tỷ mỷ các nội dung mà mình muốn và các bạn yêu cầu .Ví dụ : Theo yêu cầu của các bạn, tôi đã chỉ rõ các địa chỉ quan trọng giúp các bạn liên hệ để tìm hiểu các mô hình PIMthành công, thất bại “ . Ấy thế mà bạn Phí Thanh Tùng ( Thái bình ) vẩn chưa hài lòng . Còn số ít bạn vẩn chưa thật sự thông cảm và hiểu, thậm chí có bạn vì đang bức xúc một điều gì đó có liên quan, nên đã tỏ ra bi quan như đã nêu ở trên  

 

3,  Ngạc nhiên :

Tôi không xác định được môi trường của bạn đang công tác ( hay nói đúng hơn là vị trí công tác của bạn ), nên tôi đã không trả lời được đúng theo tâm trạng, yêu cầu của từng bạn. Điều làm tôi ngạc nhiên là phần lớn ( theo địa chỉ ghi trong thư ) trong số các bạn đọc hỏi đều đang công tác tại các địa phương như ở tỉnh Thái bình, Thanh hóa ( như bạn Tuấn, bạn Hùng ở Thái Bình, Bạn Nhuần ở Thanh hóa, bạn Chiến ở Hải phòng ) .là những tỉnh đang quan tâm đến PIM và có nhiều kinh nghiệm, thành công trong việc xây dựng mô hình PIM và IMT ( chuyển giao, phân cấp ) , nhưng chính các bạn lại nhưng người còn nhiều “ phân vân “ về PIM hơn ai hết.    

 

4,  Mô hình thành công ở đâu ?

Một số bạn ( trong đó có bạn Tùng, Quốc Tuấn ) muốn biết “ mô hình PIM thành công “ ở đâu ? nên tôi lại muốn nói thêm là theo bạn thì tiêu chí của thành công là gì ?

Mọi người vẩn hay nói đùa : “ không có một hội nghị, hội thảo, dự án, đề tài nghiên cứu, khóa đào tạo ..nào lại không thành công, thậm chí thành công tốt đẹp, thành công rực rỡ  ..” Vì vậy bạn cần xác định rõ được tiêu chí thành công mà bạn đang “hướng tới”

 

Như bạn đã biết mọi người đếu thống nhất rằng “ thành công” “…trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng cần xem xét 2 khía cạnh: 1) Mục đích của hành động (Targets)

và 2) Kết quả đạt được của hành động (Achievements)

 

Vì vậy muốn xác định mô hình PIM thành công ? thì các bạn cần phải thống nhất

được  Mục đích của PIM ? và Hiệu quả của PIM ?

Theo bạn thì Mục đích của PIM và Hiệu quả của PIM là gì ? chưa chắc các bạn (chúng ta ) đã thống nhất được với nhau về câu trả lời cho câu hỏi này, mặc dầu nhiều địa phương đã có tổng kết, nhiều báo cáo đã khẳng định.

 

Vì vậy bạn Lê Quốc Tuấn ( Thái Bình ) đã thổ lộ : “ tôi thấy đúng là PIM ở Việt Nam khó thành công được “. Mặc dù PIM ở tỉnh Thái bình ( quê của bạn ) đang được đánh giá là thành công đấy

 

Bạn Phí Thanh Tùng ( Thái Bình ) lại thổ lộ : “.. bấy lâu nay chúng tôi vẫn chịu sức ép là phải triển khai PIM trên toàn tỉnh ( tôi cũng khá mông lung..)..”.

 

Tôi đã chuyển ý kiến của hai bạn cho Chi Cục Thủy lợi Thái bình. Ông Chi Cục trưởng Chi Cục Thủy lợi Tỉnh Thái bình ( thông qua trao đổi trực tiếp ) đã hơi ngạc nhiên về ý kiến của bạn Tùng bạn Tuấn và ông ấy đã khẳng định PIM ở Thái bình ( nơi bạn đang làm việc ) cơ bản là đã thành công và ông ấy sẵn sàng giành thời gian giới thiệu với bạn các mô hình, chia sẻ kinh nghiệm và kết quả PIM ở Thái bình với các bạn để rút kinh nghiệm triển khai

 

Địa chỉ tin cậy : Như thế là các bạn đã có thêm một địa chỉ cụ thể tin cậy để tìm hiểu. Tôi đã giới thiệu các bạn liên hệ các địa chỉ đã nêu trong bài trả lời lần trước. Tuy nhiên theo yêu cầu của các bạn ( trong thư mới đây ) tôi giới thiệu thêm các dự án gần đây nhất đã được chủ đầu tư đánh giá về PIM là “thành công” ( tất nhiên là không phải ý kiến đánh giá của cá nhân tôi ) bao gồm : Mô hình điểm ( Hội sử dụng nước ở Nam Yên Dũng – Bắc giang ) thuộc dự án ADB3 do một đội tư vấn ( gồm chuyên gia là cán bộ của Viện KHTL, Trường Đại học Thủy lợi và một số cơ quan khác  ) thực hiện và 66 mô hình ở 6 hệ thống thủy nông của 6 tỉnh (Yên lập -  Quảng Ninh, Cầu sơn – Cấm sơn. Bắc giang, Kè gỗ, Hà tĩnh, Phú Ninh, Quảng nam, Đá bàn, Khánh hòa , Dầu tiếng, Tây Nình ) thuộc dự án VWRAP ( WD3 ) do 6 đội tư vấn  ( gồm các chuyên gia là những các bộ của Viện KHTL, Trường ĐHTL..) thực hiện , Đặc biệt có dự án của JICA đã xây dựng 2 mô hình ở 2 tỉnh Quảng ninh, Hải dương ( được đánh giá là thành công nhất ) đều do Viện KHTL quản lý và chuyên gia của Viện thực hiện. Tất cả các mô hình này đều được đánh giá là “thành công”.Bạn có thể liên hệ đến địa chỉ của Viện KHTL 71 Phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội và Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội ) để hỏi, chắc chắn bạn sẽ nhận được câu trả lời     

 

Ngoài ra còn các mô hình đang được xây dựng thuộc dự án AFD triển khai ở 2 ttỉnh là Ninh thuận và Sơn la do Viện KHTL quản lý, dự án Phước hòa triển khai hợp phần PIM ở hai tỉnh Tây ninh và Long an cũng do các đơn vị thuộc Viện KHTL thực hiện và dự án ADB4 triển khai gồm 6 tiểu dự án thuộc 6 tỉnh miền trung ( Thanh hóa, Quảng bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định ) do 6 nhà thầu ( gồm các đơn vị thuộc Viện KHTL và Trường ĐHTL ) thực hiện, do CPO quản lý, chưa kể các dự án có PIM do Ban quản lý các dự án Nông nghiệp thuộc Bộ NN & PTNT và các dự án  do các Bộ các tổ chức NGOs khác quản lý.  Bạn có thể liên hệ trực tiếp các đơn vị nói trên để biết rõ hơn địa chỉ của các mô hình thành công và các chuyên gia tư vấn thực hiện ( trong đó bạn liến hệ trực tiếp với CPO là đơn vị quản lý nhiều dự án có PIM, với địa chỉ ở số nhà 23

Hàng tre, Quận Hoàn kiếm Hà nội để được gíup đỡ )

Bạn cũng có thể đến một vài tỉnh như Tuyên Quang, Lào cai, Thái nguyên Đắk Lăk, Thái Bình, Thanh hóa, Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng trị …để nhgiên cứu thêm thực trạng  thành công và thất bại của các mô hình cụ thể th