Nhận xét sơ bộ về báo cáo tóm tắt “Quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu – nước biển dâng”.[15/02/11]

18/02/2011 08:44

10

NHẬN XÉT SƠ BỘ VỀ BÁO CÁO TÓM TẮT

“QUY HOẠCH TỔNG THỂ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU-NƯỚC BIỂN DÂNG”

(1)

 

Tô Văn Trường

 

Báo cáo Tóm tắt “Quy hoạch tổng thể Đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu-nước biển dâng”  dầy  đến 143 trang (chưa kể phần phụ lục).  Nếu cộng thuyết minh báo cáo với các bảng biểu, hình vẽ,  báo cáo tóm tắt này còn dày hơn rất nhiều so với  báo cáo chính của nhiều dự án khác. Đây là Quy hoạch tổng hợp, đa mục tiêu, không những chỉ chuyên sâu về khoa học kỹ thuật mà còn liên quan chặt chẽ đến nhiều lĩnh vực khác thuộc kinh tế xã hội và môi trường trong cả lưu vực sông Mekong. 

 

So với văn bản năm ngoái, báo cáo tóm tắt lần này đã đề cập, bổ sung nhiều vấn đề với  khối lượng đồ sộ thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của tập thể các tác giả.

 

Sau đây là những nhận xét sơ bộ  cho các phần tính toán thủy lực và đánh giá môi trường chiến lược.

 

 

Phương pháp tính biên thủy lực và cơ sở ghép nối 1-2 chiều.

 

 Lấy biên cho bài toán thủy lực là việc rất phức tạp vì liên quan đến lý thuyết và thực tế vì thế có 3 nhóm các nhà khoa học tham gia tính toán (1) Gs Nguyễn Sinh Huy và Ts  Nguyễn Văn Nhân; (2) GSTS Nguyễn Tất Đắc và (3) Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam. 

 

1- Phương pháp của TS Nguyễn Hữu Nhân

Trong báo cáo khoa học phục vụ cho việc tính biên cửa sông cũng trong khuôn khổ của “Quy hoạch tổng thể thủy lợi ĐBSCL trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng” TS Nguyễn Hữu Nhân trong nhóm nghiên cứu của GS Nguyễn Sinh Huy đã đề nghị dùng công thức sau đây để tính mực nước tại các cửa sông trong điều kiện NBD:

Trong đó Hdung là mực nước theo thời gian tại các cửa sông thứ j trong điều kiện nước biển dâng; A là giá trị nước biển dâng theo các kịch bản của Bộ Tài nguyên Môi trường (A=12cm cho 2020 và A=30cm cho 2050);

Zbase là mực nước cơ bản nào đó; ai là trọng số đóng góp của từng sóng trong N sóng điều hòa (TS Nhân lấy N=4) ; bi là hệ số thu phóng từng sóng do nước biển dâng;   j là chỉ số chạy theo từng trạm cửa sông.

Có ý kiến cho rằng GS Sinh Huy sử dụng đánh giá thống kê các tài liệu thực đo các trạm ven biển từ đó đưa ra kết luận khu vực biển Đông đỉnh tăng hơn chân là bao nhiêu, khu vực biển Tây chân tăng hơn đỉnh như thế nào chi tiết cho từng trạm.TS Nguyễn Hữu Nhân là người thực hiện hóa ý tưởng của GS Sinh Huy bằng công thức hay mô hình để tính khoa học cao hơn.

Từ công thức (1) tôi  có một số nhận xét như sau:

-                      Người đọc có thể hiểu Zbase(j,t) là mực nước tại trạm cửa sông thứ j được dự báo bằng phương pháp điều hòa (hay mô hình 2 chiều cho toàn biển Đông như hình dưới, trong đó không kể tương tác dòng chảy khá lớn từ thượng lưu ?)

-                      ai(j) là sự đóng góp của từng sóng tại vị trí đó, bi(j) là hệ số thu phóng sóng điều hòa thứ i tại trạm j do nước biển dâng .

Theo công thức (1) :   là hằng số (không phụ thuộc thời gian) cho từng trạm, cho nên dạng sóng K.Zbase tăng chân và đỉnh như nhau, chưa phản ánh được đỉnh và chân tăng khác nhau (vì đều cộng với hằng số A). Nếu tác giả giải thích rõ hơn việc xác định Zbase  cũng như xác định hằng số K cho từng trạm thì sẽ có cơ sở bình luận sâu hơn. 

-           Nếu chấp nhận công thức (1) thì do ngoài biển khơi (cách bờ trên 100Km) do độ cao từng sóng điều hòa nhỏ so với chiều sâu nên không bị biến dạng và từ đó K gần bằng 1 nên có thể dùng phương pháp hằng số điều hòa để xác định mực nước sau đó cộng với trị số nước biển dâng rồi dùng làm biên cho mô hình 1-2D thì bảo đảm được độ chính xác cần thiết.

-           Tác gỉa chưa kiểm định được mô hình tính, mà cũng chưa đưa ra được bộ số liệu về hệ số thu phóng (K) cho các cửa, nên nghiên cứu trên chủ yếu mang tính lý thuyết chưa được kiểm chứng.  Ngoài ra, phương pháp này còn hạn chế chưa tính được được độ mặn tại các cửa sông khi có nước biển dâng.

 

Hình vẽ: Mô hình 2 chiều cho toàn biển Đông của TS Nguyễn Hữu Nhân khi bịt hết các cửa sông – (cần nêu rõ biên ngoài biển được xác định như thế nào)?

Download (PDF; 710KB)