Trao đổi ý kiến (7)về Đề án 'Đê biển Vũng Tàu - Gò Công'.[08/03/11]
07/03/2011 21:16
Trao đổi ý kiến (7)về
Đề án 'Đê biển Vũng Tàu - Gò Công'
Công trình trong vùng cửa sông, ven biển tại Hà Lan Mời xem các bài liên quan đã đăng: /Web/Content.aspx?distid=2521 /Web/Content.aspx?distid=2525 /Web/Content.aspx?distid=2532 /Web/Content.aspx?distid=2533 /Web/Content.aspx?distid=2537 /Web/Content.aspx?distid=2552 /Web/Content.aspx?distid=2594
Ý kiến của
TS.Tô Văn Trường
Về đề án 'Đê biển Vũng Tàu - Gò Công' được công bố (/Web/Content.aspx?distid=2521), nhiều chuyên gia, bạn đọc vẫn có những ý kiến trao đổi.
Ngày 1/3/2011, tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp nghe Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT - GS TS Đào Xuân Học trình bày Đề án 'Đê biển Vũng Tàu - Gò Công'. Dự cuộc họp còn có các Phó Thủ tướng, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, nguyên Bộ trưởng Thủy lợi Nguyễn Cảnh Dinh, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Vũ Mão, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Cao Đức Phát, Chủ tịch Hội Đập lớn & PT nguồn nước VN - GS TSKH Phạm Hồng Giang, các vị lãnh đạo các bộ, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, các cơ quan có liên quan, các nhà khoa học đầu ngành về thủy lợi,..
Sau khi dự cuộc họp trên, TS. Tô Văn Trường gửi cho chúng tôi bài dưới đây. Xin giới thiệu với bạn đọc.
BBT
ĐÊ BIỂN VŨNG TẦU GÒ CÔNG
- QUAN ĐIỂM CỦA THỦ TƯỚNG
TS. Tô Văn Trường
Trong thời gian vừa qua, Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hội Thủy lợi đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo ở trong Nam, ngoài Bắc để báo cáo kết quả nghiên cứu bước đầu về ý tưởng đề xuất xây dựng dự án đê biển Vũng Tầu-Gò Công , xin ý kiến của các nhà khoa học và quản lý ở trung ương và các địa phương.
Dự án đê biển Vũng Tầu-Gò Công là dự án tổng hợp đa mục tiêu, quy mô lớn, ý tưởng táo bạo liên quan trực tiếp đến vùng đất thấp thuộc lưu vực sông Vàm Cỏ và hệ thống sông Đồng Nai bao gồm khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp Mười và khu vực Gò Công tỉnh Tiền Giang khoảng 1.010.000 ha cho nên được các vị lãnh đạo cấp cao nhất của Nhà nước quan tâm và rất nhiều nhà khoa học góp ý tùy theo nhận thức và góc nhìn của mỗi người. Khi con người tác động vào tự nhiên, bao giờ cũng có “được và mất”. Do đó, phải tính toán thận trọng để làm sao cho cái được là lớn nhất và cái mất là ít nhất. Trong lĩnh vực khoa học liên quan đến thủy văn, thủy lực, địa chất nước ngầm, biến đổi khí hậu rất phức tạp phụ thuộc vào nhiều biến số động nên các tranh luận thường diễn ra giữa các nhà khoa học là điều tất yếu.
Trình tự thực hiện dự án phải theo Luật xây dựng
Ngày 17/2/2011 tại thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã tổ chức buổi họp nghe Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam báo cáo dự án Quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Cao Đức Phát. Trong phần phụ lục của báo cáo đề cập đến dự án đê biển Vũng Tầu-Gò Công với mục tiêu tăng cường khả năng thoát lũ, chống ngập úng, chống xâm nhập mặn, phòng chống thiên tai và các tác động từ biển cho toàn bộ khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng Tháp Mười rút ngắn khoảng cách giao thông, tạo sự liên kết giữa các tỉnh miền Tây với Vũng Tầu và các tỉnh ở Nam Trung Bộ, mở rộng các khu đô thị mới cho TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, phát triển du lịch, điện năng và phát triển kinh tế xã hội cho khu vực. Khi thảo luận, chúng tôi đánh giá cao sự nỗ lực của cơ quan chủ trì thực hiện nhưng không tán thành việc đưa dự án đê Vũng Tầu-Gò Công vào kế hoạch trong hạng mục công trình 2011-2015 với các lý do sơ đồ tính toán thủy lực, và đánh giá tác động môi trường chiến lược chưa đề cập đến công trình này nên không thể ‘lồng ghép” một cách vội vã, khiên cưỡng như thế!
Có một số ý kiến muốn thúc đẩy việc nghiên cứu tiền khả thi dự án đê biển Vũng Tầu-Gò Công để có điều kiện thăm dò địa chất, đánh giá sâu hơn, toàn diện hơn về dự án này. Theo quy định hiện hành, giai đoạn lập báo cáo đầu tư gần như tương đương với lập báo cáo nghiên cứu khả thi trước đây. Trình tự được quy định ở Khoản 1, Điều 3, Luật Xây dựng. Hoạt động xây dựng bao gồm (i) lập quy hoạch xây dựng, (ii) lập dự án đầu tư xây dựng công trình, (iii) khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, (iv) thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình. Điều 11 Luật Xây dựng nêu rõ Quy hoạch xây dựng phải được lập, phê duyệt làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng tiếp theo.
Chúng tôi rất cảm thông chia sẻ với nhiệt huyết, có trách nhiệm của nhóm tác giả dự án đê biển Vũng Tầu-Gò Công. Cha Ông ta thường dậy đại ý mọi việc nếu “vội vã dễ hỏng việc nhưng chậm trễ làm mất thời cơ”! Xưa nay, đã có quy định nếu 1 dự án muốn được làm tiền khả thi, phải nằm trong dự án quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt. Dự án đê biển Vũng Tầu-Gò Công nếu nằm trong quy hoạch tổng thể thủy lợi chống ngập đồng bằng sông Cửu Long phải tính toán bổ sung lại chờ đợi qua nhiều thủ tục mới được Thủ tướng phê duyệt. Hướng đi khác là rà soát bổ sung dự án quy hoạch chống ngập thành phố Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ ký duyệt theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008, coi đê biển Vũng Tầu-Gò Công như phương án bao vòng ngoài. Dự án quy hoạch thường sau 5 năm, cần được rà soát lại, nếu cần thiết điều chỉnh, bổ sung. Nguyên tắc quản lý lưu vực sông phải theo hệ thống, đê biển Vũng Tầu Gò Công cũng phải được tiếp tục xem xét như là phương án trong bài toán Quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Công việc cần ưu tiên nhất hiện nay là đẩy mạnh việc nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng tuyến đê biển Vũng Tầu-Gò Công.
Bài học kinh nghiệm chống ngập thành phố Hồ Chí Minh
Có chuyên gia cho rằng bài toán chống ngập TPHCM bấy lâu nay vẫn luẩn quẩn “tiền mất, tật mang” do thiếu nhạc trưởng . Mặc dù 75% các điểm ngập tại TP HCM nằm tại vị trí cao hơn ít nhất 1 m so với mực nước cao nhất ghi nhận tại trạm Phú An, khả năng chứa nước tại chỗ của sông, hồ tại thành phố giảm 10 lần trong vòng 10 năm trong lúc diện tích bê-tông hóa tăng lên 2,5 lần. Chính chiến lược phát triển đô thị sai lầm về vị trí phát triển và cách thức phát triển, hệ thống thoát nước yếu kém và phương pháp tiếp cận nặng về giải pháp công trình đã làm trầm trọng hơn vấn đề ngập lụt. Diện tích hồ, ao và kênh, rạch bị san lấp tăng lên nhanh chóng theo tốc độ đô thị hóa khiến cho khả năng chứa nước tại chỗ giảm xuống, diện tích đất bị bê-tông hóa tăng lên làm cho lượng nước chảy bề mặt gia tăng vì không thấm được vào lòng đất. Chỉ trong vòng 8 năm từ 2002-2009, khả năng chứa nước của hệ thống hồ, ao và vùng ngập nước trong thành phố giảm gần 10 lần. Trong khi đó, 60% diện tích toàn thành phố có cao độ thấp hơn 2 m trong khi mực nước cao nhất tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn và gần trung tâm thành phố có thể đạt 1,55 m (ghi nhận vào lúc 5 giờ sáng ngày 15/12/2008). Nếu cộng thêm mực nước do nước biển dâng và tốc độ lún gần 15 mm/năm sẽ làm nhiều nơi trong thành phố gặp vấn nạn về ngập úng.
Dự án chống ngập (JICA) thực hiện trước đây và dự án quy hoạch thủy lợi chống ngập úng cho khu vực TP.HCM do Bộ Nông nghiệp thực hiện gần đây, nhìn chung còn rất nhiều hạn chế. Chính phủ Hà Lan đang khẩn trương giúp TP.HCM rà soát đánh giá 2 dự án nói trên và đề xuất quy hoạch có tính tổng hợp để khắc phục nguyên nhân gây ngập úng do cả mưa, lũ và triều cường.
Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng
Chiều ngày 1/3/2011 tại Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì buổi họp của thường trực Chính phủ nghe lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn báo cáo kết qủa bước đầu nghiên cứu dự án đê biển Vũng Tầu – Gò Công. Tham dự có nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, các Phó Thủ tướng, lãnh đạo một số bộ, ngành và các nhà khoa hoc.
Thận trọng lắng nghe ý kiến đánh giá về dự án của các nhà khoa học và quản lý, Thủ tướng đã phân tích, kết luận đại ý như sau :” Biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, nhà nước ta đã có các chương trình chủ động ứng phó. Thiên tai ngày càng khốc liệt cả về lũ và hạn hán. Chính phủ coi việc phòng chống thiên tai nhất là lũ lụt là công việc thường xuyên kể cả việc chống ngập lụt ở các thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mâu. Biện pháp của chúng ta đối với thiên tai là thích ứng nhưng phải ứng phó một cách chủ động, tích cực bằng chiến lược, chương trình, dự án cụ thể. Thủ tướng đánh giá cao nhiệt tình, tâm huyết rất có trách nhiệm của nhóm tác giả nghiên cứu đề xuất dự án đê biển Vũng Tàu-Gò Công. Đây là dự án lớn tác động nhiều mặt đến kinh tế xã hội môi trường, giao thông thủy. Đầu tiên, cần phải tập trung nghiên cứu các đề tài khoa học để trả lời các câu hỏi cụ thể của các đại biểu nêu ra trong buổi họp hôm nay. Cần tập trung trí tuệ của các nhà khoa học, kể cả chuyên