Thông báo nhanh từ Hội Đập lớn Nhật Bản (JCOLD).[19/03/11]

18/03/2011 08:43

18

Thông báo nhanh từ Hội Đập lớn Nhật Bản (JCOLD)

BBT www.vncold.vn . Ngay sau khi xảy ra thảm họa động đất - sóng thần khủng khiếp chưa từng thấy ngày 11/3/2011, Hội Đập lớn & PT nguồn nước Việt nam (VNCOLD)  đã gửi điện thăm hỏi JCOLD và các đồng nghiệp Nhật Bản, bày tỏ sự phân ưu sâu sắc về những tổn thất to lớn mà nhân dân Nhật Bản phải chịu đựng và khắc phục với lòng dũng cảm, tinh thần nhường cơm xẻ áo, phẩm cách cao thượng và đầy lòng tự tôn dân tộc.

Ngày  13/3,  ông Norihisa Matsumoto, Nguyên Phó Chủ tich Hội Đập lớn Thế giới (ICOLD) đã trả lời & cho biết: "...Trận động đất quả là một tai họa. May mà các đập vẫn hầu như an toàn...".  Ngày 14/3, ông Tadahiko Sakamoto , Chủ tịch JCOLD, gửi thư phúc đáp: "Xin cám ơn ông về những lời thăm hỏi và động viên thân tình. Chúng tôi  đang trong lúc khá bối rối. Tuy nhiên rất may là phần lớn các đập không phải chịu những hư hại nặng. Nhưng một nhà máy điện hạt nhân đang trong tình thế nghiêm trọng. Chúng tôi rất lo lắng. Do thiếu điện, chúng tôi phải  lên lịch cắt điện và giao thông công cộng chỉ hoạt động từng phần.."   

Mới đây, ngày 16/3, ông Norihisa Matsumoto, thay mặt JCOLD, đã gửi Thông báo nhanh tới ICOLD và tất cả các Hội thành viên các nước. Dưới đây là toàn văn Thông báo.

------------------------------------

Thông báo nhanh từ JCOLD:

Đến ngày 15/3/2011, 414 đập đã được kiểm tra. 10 đập đất và vật liệu địa phương có những vết nứt nông trên mặt đỉnh đập song chúng vẫn an toàn và vận hành bình thường. Tại 2 đập đá chống thấm bằng bê tông asphalt có những vết nứt nhỏ song không đáng ngại. Hiện tượng đất lở trượt cũng xảy ra trong vùng hồ tạo nên bởi 1 đập bê tông trọng lực song không có gì nghiêm trọng. Vẫn còn một vài đập trong vùng bị ảnh hưởng nặng của động đất mà chúng tôi chưa tới được. Theo tin của giới truyền thông, đập đất Fujinuma cao 17,5m đã bị vỡ. Chiều dài đập dọc theo đỉnh là 133m và dung tích hồ là 1,5 triệu m3. Tôi đang thu thập thêm tin về sự cố này.  



                  Ảnh: Toàn cảnh hồ Fujinuma năm 2009

Phần lớn các đập mà tôi đề cập đến ở trên đều ở  cách xa tâm chấn hơn 140km. Khoảng cách đo từ 100km tới 200km. Gia tốc đo được cho khoảng 50 đập. Giá tri PGA trong nền đập chừng 0,02 - 0,03g. Ở 1 đập có giá trị đo là 0,5g. Tôi đang xem xét độ tin cậy của số llệu này.  Thời gian rung chuyển rất lâu,90 - 180 giây. Rất nhiều dư chấn tiếp theo.

Hình 1 cho các số liệu của NIED (Viện Nghiên cứu quốc gia các khoa học Trái đất và Thiên tai - National   Research Institute for Earth Science and Disaster) không phải từ các đập. Giá tri PGA cho thấy vào khoảng  0,1 - 0,6g, bình quân là 0,2g Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy răng PGA ở nền đập thường bằng nửa PGA của giá trị PGA  do NIED đo được khi rung chuyển lớn với  cùng khoảng cách. Nguyên nhân là do các dụng cụ đo của NIED thường được đặt trên đất, trong khi nền đập phần lớn lại là đá.

Hình 1. Sự suy giảm của PGA (cm/s/s) và PGV (cm/s) theo phương ngang; PGA là giá trị đo được còn PGV là giá trị tính ra khi nền cứng và vận tốc cắt là 600m/s. (nguồn tư liệu NIED)

 

------------------------------------

Vài hình ảnh tàn phá của động đất - song thần tại Nhật Bản 3/2011

                                                                                            

www.vncold.vn