Trung quốc đẩy mạnh cải cách phát triểnThủy lợi.[17/04/11]
18/04/2011 14:26
Trung quốc đẩy mạnh cải cách phát triểnThủy lợi.
Đoạn kênh trên 1 tuyến chuyển nước từ phía Nam lên phía Bắc Trung Quốc
Ngày 31 tháng 12 năm 2010 Trung ương Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc (TQ) đã ban hành Chỉ thị số 01 về “ Đẩy mạnh cải cách phát triển thủy lợi (TL)”, ngày 29/01/2011. Sau khi khẳng định vai trò của NƯỚC đối với sự sinh tồn và phát triển của Nhân loại nói chung và Trung quốc nói riêng, đánh giá cao những thành tựu to lớn, vạch rõ những yếu kém tồn tại trong công tác TL, trước tình hình thiên tai xảy ra ngày càng nghiêm trọng khó lường trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng, xuất phát từ đặc điểm về NƯỚC ở TQ – là vừa nghèo lại vừa phân bố rất không đều theo mùa và theo vùng, trên cơ sở kết quả các đề tài nghiên cứu khoa học tổng kết công tác TL thực hiện từ các năm 1990, 2000, 2005 và 2010, Chỉ thị đã đề ra 30 quyết sách cụ thể trong 8 vấn đề lớn mang tầm chiến lược và sách lược về cải cách phát triển TL nhanh hơn nữa để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững, góp phần xây dựng xã hội hài hòa toàn diện. Dưới đây, xin giới thiệu tóm lược nội dung chính của Chỉ thị
Về vị trí chiến lược của TL trong tình hình mới, bản Chỉ thị xác định : “ TL là điều kiện cần trước tiên không thể thiếu được để xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, là cơ sở hạ tầng không thể thay thế được để phát triển kinh tế xã hội, là hệ thống bảo đảm không thể cắt xén được để cải thiện môi trường sinh thái, TL có đủ tính công ích,tính nền tảng và tính chiến lược.”…” Đẩy nhanh cuộc cải cách phát triển TL không chỉ quan hệ đến phát triển nông nghiệp nông thôn mà còn quan hệ đến toàn cục phát triển kinh tế xã hội, không chỉ quan hệ đến an toàn phòng lũ,an toàn cấp nước,an toàn lương thực mà còn quan hệ đến an toàn kinh tế,an toàn sinh thái,an toàn quốc gia. Cần đặt công tác TL vào vị trí phát triển đột xuất trong sự nghiệp của Đảng và Nhà nước…”.
1. Về tư tưởng chỉ đạo, bản Chỉ thị chỉ rõ “ phải coi TL là lĩnh vực ưu tiên trong xây dựng cơ sở hạ tầng quốc gia, công tác thủy nông là nhiệm vụ trọng điểm trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phải xem việc quản lý chặt chẽ tài nguyên nước là một hành động chiến lược thúc đẩy nhanh việc chuyển biến phương thức phát triển kinh tế, ra sức phát triển TL dân sinh, không ngừng cải cách TL theo chiều sâu, tích cực xây dựng mô hình xã hội tiết kiệm nước, thúc đẩy phát triển bền vững TL, nổ lực mở đường hiện đại hóa TL mang màu sắc Trung quốc.”.
2. Về mục tiêu nhiệm vụ, Chỉ thị đã đề ra các mục tiêu nhiệm vụ thực hiện trong 5 đến 10 năm tới, nhằm “ phải thay đổi cục diện trì trệ trong công tác TL.”. Đến năm 2020, hoàn thành cơ bản hệ thống công trình phòng lũ chống hạn giảm nhẹ thiên tai, hoàn thành việc chỉnh trị các lưu vực sông vừa và nhỏ quan trọng kể cả chi lưu các sông lớn, hòan thành toàn diện việc sửa chữa bảo đảm an toàn hồ đập nhỏ và xây dựng hệ thống cảnh báo các vùng dễ xảy ra lũ quét, hoàn thành cơ bản thể chế phân phối hợp lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước (TNN), nâng cao mức bảo đảm cấp nước cho thành phố và nông thôn, bảo đảm an toàn nước ăn cho toàn dân, giảm lượng nước dùng cho một đơn vị tăng trưởng GDP quốc nội và một đơn vị tăng trưởng sản lượng công nghiệp, hoàn thành cơ bản thể chế bảo vệ TNN và bảo đảm sông hồ trong sạch; xây dựng hệ thống chính sách bảo đảm khoa học TL phát triển, chế độ quản lý nghiêm minh TNN, hoàn thiện các cơ chế đảm bảo TL phát triển ổn định, xây dựng cơ chế hình thành giá nước khuyến khích tiết kiệm và phân phối hợp lý nguồn TNN, cơ chế vận hành tối ưu các công trình TL.”.
3. Nguyên tắc cơ bản, Chỉ thị nêu 5 nguyên tắc: “ ( 1 ) Ưu tiên phục vụ dân sinh, tập trung giải quyết những vấn đề TL dân quan tâm nhất, dân trực tiếp nhất, hiện thực nhất.( 2 ) Kiên trì thống suốt đa mục tiêu, kết hợp khai thác mặt lợi hạn chế mặt hại, trị thủy từng mặt và trị thủy cơ bản, thúc đẩy phát triển TL đồng bộ giữa lưu vực và địa phương, giữa thành thị và nông thôn, giữa các miền Đông-Trung –Tây.( 3 ) Kiên trì hài hòa Người và Nước, tôn trọng quy luật của tự nhiên và quy luật phát triển của xã hội, khai thác hợp lý bố trí tối ưu tiết kiệm toàn diện bảo vệ có hiệu quả TNN. ( 4 ) Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, phát huy vai trò đảm bảo của tài chính công cho phát triển TL, hình thành cơ chế Nhà nước và nhân dân cùng hợp lực làm TL trừ thủy hại. ( 5 ) Kiên trì cải cách đổi mới, đột phá các lĩnh vực trọng điểm và các khâu mấu chốt nhất, phá bỏ các cơ chế ràng buộc hạn chế TL phát triển.
4. Một số chủ trương cụ thể : Chỉ thị đề ra 25 chủ trương công tác cụ thể trong 10 năm tới để thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ trên. Xin giới thiệu một số chủ trương có thể quan tâm tham khảo :
1/ Đẩy mạnh công tác thủy nông phục vụ nông thôn nông nghiệp, là khâu còn nhiều yếu kém. Những vùng thiếu nước do thiếu công trình thì ưu tiên đầu tư xây dựng công trình chứa,dẫn hoặc dâng nước và kết hợp khai thác nước ngầm,hỗ trợ nông dân làm công trình tiểu thủy nông, cơ bản giải quyết các huyện thị thiếu nước, cấp nước các vùng dân cư tập trung.
2/ Nâng cao năng lực, kiện toàn hệ thống chỉ huy công tác phòng lũ chống hạn các cấp, đầu tư nâng cao năng lực dự báo mưa lũ hạn, xây dựng lực lượng ứng cứu kết hợp chuyên nghiệp và tình nguyện, xây dựng các phương án ứng cứu cho mọi tình huống, xây dựng các công trình tạo nguồn nước khẩn cấp có quy mô hợp lý tiêu chuẩn phù hợp, xây dựng các vùng thử nghiệm mưa nhân tạo.
3/ Tiếp tục xây dựng các công trình trị thủy và khai thác TNN trên các lưu vực sông lớn như sông Hoài, hạ lưu sông Hoàng và trung hạ lưu sông Trường, các công trình chỉnh trị và đê điều trên các sông lớn, các hồ thiên nhiên lớn như hồ Thái, hồ Động Đình, hồ Phiên Dương, xây dựng các vùng chứa chậm lũ, các công trình đầu mối khống chế lũ các lưu vực lớn, nâng cao khả năng điều tiết chứa lũ, tăng cường xây dựng các công trình phòng lũ tiêu thoát úng ngập cho thành phố thị trấn, hệ thống đê biển và chỉnh trị khai thác các sông liên huyện tỉnh.
4/ Tăng cường xây dựng các công trình điều phối nguồn nước, hoàn thiện thể chế điều phối chiến lược tối ưu TNN. Với điều kiện bảo vệ môi trường sinh thái, đẩy nhanh việc xây dựng hàng loạt các công trình nguồn nước then chốt và các công trình liên thông sông hồ nhằm nâng cao trình độ điều phối nguồn nước và năng lực dảm bảo cấp nước, đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình tuyến Đông và tuyến Trung, sớm triển khai công trình tuyến Tây thuộc Dự án “Nam thủy Bắc điều”, tích cực đẩy mạnh các công trình điều phối vượt lưu vực khu vực, tập trung giải quyết vấn đề thiếu nguồn nước cho vùng Tây Bắc, xử lý nước ô nhiễm để dùng lại, tích cực triển khai việc ngọt hóa và sử dụng tổng hợp nước biển, coi trọng việc sử dụng nước mưa nước lợ.
5/ Triển khai các biện pháp công trình và phi công trình chống xói trôi đất đai và bảo vệ môi trường sinh thái nước, chỉnh trị các lưu vực nhỏ, các vùng canh tác đồi dốc, xanh hóa và bảo vệ đất đai chống xói trôi ở vùng đầu nguồn các lưu vực lớn,vùng thượng trung du sông Trường sông Hoàng, vùng sa mạc hóa Tây Nam, vùng đất đen Đông Bắc, và các vùng lũ núi dễ phát sinh thảm họa địa chất.
6/ Khai thác hợp lý nguồn Thủy năng.Với điều kiện bảo vệ môi trường sinh thái và lợi ích của Nông dân, đẩy mạnh các dự án thủy điện, thống nhất tổng hợp đa mục tiêu phòng lũ, tưới, cấp nước, phát điện, vận tải thủy, bảo vệ nguồn cá, v..v…Tích cực phát triển thủy điện, tăng cường quản lý nguồn Thủy năng, quản lý giám sát an toàn thủy điện. Đẩy mạnh phát triển thủy điện nông thôn, tích cực phát triển thủy điện để điện khí hóa nông thôn mới, lấy thủy điện nhỏ thay điện than dầu góp phần giữ gìn môi trường sinh thái.
7/ Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị khoa học kỷ thuật công tác khí tượng thủy văn và TL, mở rộng phạm vi nghiên cứu quan trắc dự báo…, nâng cao năng lực quan trắc dự báo ở các vùng trọng điểm, các thành phố quan trọng, và các vùng sử dụng nước ngầm quá mức, năng lực dự báo cơ động khẩn cấp các thảm họa. Kiện toàn và tăng cường các cơ quan nghiên cứu KHKT TL, tạo những bước đột phá mới trên các lĩnh vực trọng điểm, các khâu kỷ thuật mấu chốt hạt nhân trong công tác TL, đạt các kết quả nghiên cứu có giá trị ứng dụng quan trọng. Tăng cường đầu tư nâng cao trình độ trang thiết bị KHKT TL, nâng cao các tiêu chuẩn hành nghề trong ngành TL, mở rộng các mạng thông tin về TL, triển khai toàn diện “ Công trình Nước Vàng”, tăng cường hệ thống chỉ huy Nhà nước về phòng lũ chống hạn và hệ thông thông tin quản lý TN Nước, nâng cao trình độ thông tin hóa trong điều độ TN Nước, trong quản lý và vận hành công trình TL.
8/ Xây dựng các cơ chế về đầu tư tài chính đảm bảo cho TL bước vào thời kỳ tăng trưởng ổn định. Chỉ thị quy định 3 cơ chế chủ yếu, gồm : ( 1 ) Tăng đầu tư tài chính công, đảm bảo trong 10 năm tới, đầu tư của xã hội cho TL bình quân mỗi năm phải bằng 2 lần năm 2010. Chính phủ giữ vai trò chủ đạo, coi TL là lĩnh vực trọng điểm trong đầu tư công của Chính phủ. ( 2 ) Tăng cường đầu tư tín dụng bằng các biện pháp phát hành trái phiếu, tín dụng dài hạn ưu đãi, khuyến khích các tổ chức tài chính ngân hàng mở rộng vốn tín dụng đầu tư công tác thủy nông, ủng hộ các xí nghiệp TL có điều kiện tham gia thị trường chứng khoán, nghiên cứu sử dụng vốn lưu động đầu tư công trình TL lớn, cổ vũ và ủng hộ tổ chức bảo hiểm phòng lũ, ( 3 ) Mở rộng thu hút vốn trong xã hội đầu tư TL, động viên nông dân phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, phấn đấu gian khổ tham gia làm TL theo nguyên tắc làm nhiều được hưởng nhiều.
9/ Thực hiện chế độ quản lý TNN chặt chẽ nhất. Để làm được việc này, Chỉ thị yêu cầu xây dựng và thực hiện 4 chế độ : ( 1 ) Chế độ khống chế tổng lượng nước dùng cho mọi ngành dùng nước; khống chế việc khai thác sử dụng TNN, chế định chặt chẽ phương án phân phối nước các sông ngòi chủ yếu.Tăng cường quản lý việc thực hiện các Quy hoạch có liên quan TNN. Quản lý chặt việc phê duyệt các dự án cấp nước,tạm dừng việc phê duyệt công trình lấy nước mới ở vùng mà tổng lượng nước lấy đã đạt hoặc vượt chỉ tiêu cho phép.Quản lý chặt việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngầm…Xây dựng và hoàn thiện chế độ quyền sở hữu quốc gia về nước.Vận dụng đầy đủ cơ chế thị trường để điều phối tối ưu TNN. ( 2 ) Chế độ khống chế hiệu suất dùng nước. Kiên quyết chống lãng phí dùng nước, đưa việc tiết kiệm dùng nước xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội và trong sản xuất đời sống của toàn dân. Nhanh chóng xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu suất dùng nước cho các vùng, các nghề và các sản phẩm hàng hóa. Hạn chế chặc việc phát triển các công nghiệp dùng nhiều nước ở các vùng nguồn nước không đủ, ứng dụng phát triển các công nghệ ít dùng nước trong công nghiệp và nông nghiệp. ( 3 ) Chế độ hạn chế nước ô nhiễm ở các khu công nghiệp thải vào sông ngòi hồ ao. Chính quyền các cấp cần coi việc khống chế tổng lượng nước thải ô nhiễm làm căn cứ quan trọng trong công tác phòng chống giảm nước thải ô nhiễm. Ở các vùng mà lượng nước ô nhiễm thải đã vượt tổng lượng cho phép thì không cấp phép mở thêm cửa lấy nước và cửa xả nước thải nữa. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước, hoàn thiện chế độ giám sát cảnh báo quản lý nước ở các khu công nghiệp có dùng và có thải nước. Quy định các vùng bảo hộ nguồn nước sạch, quản lý ứng phó khẩn cấp nguồn nước sạch, xây dựng cơ chế bồi thường sinh thái nước ( 4 ) Chế độ quản lý và thanh tra về TNN. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt chính quyền cấp Huyện trở lên chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý và bảo vệ TNN trên địa phương mình.Thực hiện chế độ thanh tra nghiêm minh việc quản lý sử dụng, bảo vệ tiết kiệm TNN. Kết quả thanh tra giao nộp cho cơ quan quản lý nhân sự làm căn cứ quan trọng trong việc nhận xét đánh giá tổng hợp cán bộ lãnh đạo. Tăng cường năng lực kiểm định lượng và chất lượng nước.
10/ Phát huy sáng kiến cải tiến thể chế cơ chế phát triển TL. Chỉ thị nêu 4 việc cần làm : ( 1 ) Hoàn thiện thể chế quản lý TNN, tăng cường quản lý thống nhất TNN thành thị nông thôn, thống nhất quy hoạch, điều phối mọi công việc cấp nước, lợi dụng tổng hợp nguồn nước, bảo vệ môi trường nước và phòng lũ chống ngập thành thị nông thôn, tối ưu hóa điều phối TNN. Hoàn thiện chế độ quản lý TNN kết hợp quản lý theo lưu vực với quản lý theo địa giới hành chính, thực hiện cơ chế quản lý TNN có phân cấp rõ ràng,phân công đúng đắn,hành động gương mẫu,hợp tác hài hòa trong công cuộc bảo vệ TNN và phòng chống ô nhiễm nước; ( 2 ) Đẩy nhanh việc cải cách thể chế xây dựng và quản lý công trình TL, chính sách đầu tư bảo dưỡng duy tu công trình, phân loại theo tính chất dịch vụ của công trinh. Đối với vùng Tây Trung, vùng khó khăn, Chính phủ TW hỗ trợ kinh phí bảo dưỡng duy tu công trình, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho nhân viên quản lý TL, Cải cách chế độ quyền sở hữu công trình (CT) TL nhỏ, xác định rõ quyền sở hữu và quyền sử dụng, nghiên cứu cơ chế quản lý xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa các loại công trình, thực hiện chế độ đại diện đối với các công trinh Nhà nước đầu tư phi kinh doanh, phát huy đầy dủ vai trò cơ chế thị trường trong xây dựng và khai thác CTTL, chỉ dẫn đưa các CTTL mang tính kinh doanh tích cực đi vào cơ chế thị trường, hoàn thiện chế độ pháp nhân, tự chủ kinh doanh, tự thu tự chi. ( 3 ) Kiện toàn hệ thống phục vụ TL cơ sở, xác định chức năng rõ ràng, phân bổ hợp lý, đội ngũ tinh nhuệ, nâng cao toàn diện năng lực công tác TL ở cơ sở. lấy hương trấn hoặc lưu vực nhỏ làm đơn nguyên nhằm tăng cường các chức năng mang tính công ích về quản lý TNN, phòng lũ chống hạn, làm thủy nông, phổ biến khoa học kỷ thuật TL, biên chế và kinh phí do Huyện quản lý. ( 4 ) Tích cực tiến hành cải cách Gíá Nước, phát huy đầy đủ tác dụng điều tiết của Gía Nước, đảm bảo cân đối giữa hiệu quả và công bằng, thúc đẩy việc dùng nước tiết kiệm với điều chỉnh lợi nhuận của doang nghiệp cấp nước. Từng bước thực hiện chế độ tăng giá nước lũy tiến theo lượng dùng nước vượt định mức trong công nghiệp và dân sinh. Điều chỉnh hợp lý giá nước sinh hoạt thành phố, triển khai từng bước chế độ giá nước bậc thang. Tiến hành cải cách giá nước phục vụ nông nghiệp theo nguyên tắc khuyến khích tiết kiệm dùng nước, giảm chi phí dùng nước cho nông dân, bảo đảm khai thác tốt các công trình tưới tiêu.
11/ Tăng cường lãnh đạo công tác TL. Chỉ thị cũng nêu 4 việc cần tập trung thực hiện :
( 1 )Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương. ( 2 ) Tiếp tục đẩy mạnh việc trị thủy theo pháp luật.( 3 )Tăng cường xây dựng nâng cao năng lực nguồn nhân lực ngành TL. ( 4 ) Động viên lực lượng toàn xã hội quan tâm chi viện công tác TL.
Trước mắt Chính phủ TQ đang tăng cường chỉ đạo công tác TL các vùng thượng trung du đầu nguồn các lưu vực sông, tập trung triển khai “ Trị thủy các lưu vực sông nhỏ và tăng cường an toàn hồ đập có nguy cơ hiểm họa, phòng chống lũ núi và sạt lở.”
Nha trang 10/4/2011
GKH sưu tầm