Giải pháp thiết kế thủy điện Xayaburi và việc phát triển bền vững cho Đồng bằng sông Cửu Long
01/06/2011 08:08
GIẢI PHÁP THIẾT KẾ THUỶ ĐIỆN XAYABURI & VIỆC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TS. Nguyễn Trí Trinh
1. CÁC NGUYÊN TẮC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THUỶ ĐIỆN BỀN VỮNG VÀ CÔNG CỤ RSAT
Công cụ Đánh giá nhanh Tính bền vững của Thuỷ điện trên toàn lưu vực (RSAT) là sản phẩm của một quá trình nhiều năm hình thành khái niệm, xây dựng phương pháp và kết nối các bên liên quan trong khu vực Mê Công. Những trao đổi ban đầu dẫn tới ý tưởng về công cụ đánh giá tính bền vững của thủy điện trên toàn lưu vực khởi xướng từ năm 2001. Sau đó ý tưởng này được phát triển trong chương trình hợp tác Cân nhắc về Môi trường nhằm Phát triển Thủy điện bền vững (ESCHD) do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ủy hội sông Mê Công (MRC) và Quỹ Quốc tế về Bảo vệ thiên nhiên (WWF) thành lập vào năm 2006.
Phát triển bền vững thường được định nghĩa là sự phát triển thoả mãn nhu cầu hiện tại không làm ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lại (Báo cáo của Uỷ ban về Môi trường và Phát triển Thế giới năm 1987). Phát triển bền vững đòi hỏi sự tích hợp của ba hợp phần: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường như các hợp phần phụ thuộc và tăng cường lẫn nhau.
Công cụ Đánh giá nhanh Tính bền vững của Thuỷ Điện (RSAT) thể hiện các nguyên tắc phát triển thuỷ điện bền vững được xây dựng dựa trên công việc trước đây của WCD và Hiệp hội Thuỷ điện Quốc tế (IHA). Thoả thuận quốc tế được thiết lập về các mục tiêu của bảy ưu tiên chiến lược trong báo cáo của WCD, đó là:
- Đánh giá các phương án lựa chọn toàn diện;
- Giải quyết các đập hiện tại;
- Duy trì các dòng sông và sinh kế ;
- Công nhận quyền và lợi ích chung ;
- Chia sẻ các dòng sông vì hoà bình, phát triển và an ninh
Trên cơ sở 7 ưu tiến chiến lược nói trên, RSAT đã đề xuất 11 chủ đề và tiêu chí để đánh giá nhanh phát triển bền vững thuỷ điện trên lưu vực:
- CHỦ ĐỀ 1: Thuỷ điện và phát triển kinh tế trong lưu vực/tiểu lưu vực
- CHỦ ĐỀ 2: Thuỷ điện và phúc lợi xã hội và văn hoá trong lưu vực/tiểu lưu vực
- CHỦ ĐỀ 3: Thuỷ điện và quản lý chất lượng môi trường và tài nguyên thiên nhiên trong lưu vực/tiểu lưu vực
- CHỦ ĐỀ 4: Đánh giá các phương án và sự phù hợp với các thoả thuận, chính sách và quy hoạch quốc gia, khu vực và quốc tế
- CHỦ ĐỀ 5: Sự điều phối và tối ưu hoá về lựa chọn địa điểm và thiết kế, thực hiện và vận hành nhiều dự án trong một lưu vực hoặc chuỗi các dự án
- CHỦ ĐỀ 6: Các dòng chảy môi trường và điều tiết hạ lưu
- CHỦ ĐỀ 7: Đường dẫn cá và quản lý thuỷ sản
- CHỦ ĐỀ 8: Chia sẻ lợi ích và sử dụng các biện pháp tài chính sáng tạo cho tính bền vững (địa phương và liên biên giới )
- CHỦ ĐỀ 9: Quy định về an toàn và phòng ngừa và quản lý thiên tai
- CHỦ ĐỀ 10: Cơ cấu thể chế quốc gia và toàn lưu vực
- CHỦ ĐỀ 11: Truyền thông, sự ủng hộ của các bên liên quan trong lưu vực và cộng đồng cho phát triển thuỷ điện
2. Giới thiệu sơ lược thuỷ điện Xayaburi
- Diện tích hồ là 49km² (96% được giữ trong lòng chính) và dung tích làm việc là 225Mm³.
- Nhà đầu tư là công ty SEAN và Ch.Karnchang của Thái Lan. Phần lớn sản lượng điện sẽ do EGAT-Thailand mua.
- Theo ước tính số dân sẽ phải di chuyển khỏi khu vực dự án và tìm nơi ở tái định cư mới sẽ là 1319 người thuộc 18 bản dọc hai bờ sông.
- Các số liệu cơ bản của Đập Xayaburi được trình bầy dưới đây (Theo thông tin do nhà đầu tư cung cấp):
Thông số |
Giá trị |
Diện tích lưu vực (km²) |
272000 |
Lưu lượng trung bình năm (m³/s) |
3970 |
Mực nước dâng bình thường (NOL so với mực nước biển MSL) |