Hội thảo: phát triển PIM (Dự án thủy lợi Miền Trung – ADB4).[19/06/11]

17/06/2011 10:01

15

HỘI THẢO

PHÁT TRIỂN PIM

(DỰ ÁN THỦY LỢI MIỀN TRUNG – ADB4)

 

 Trong những  ngày 11 – 14 tháng 6 năm 2011, tại Thành phố Đà Nẵng, Ban Quản lý Trung Ương các Dự án Thủy lợi (CPO) thuộc Bộ Nông nghiệp  & PTNT  đã tổ chức hội thảo về “ Phát triển PIM trong khuôn khổ dự án  THỦY LỢI MIỀN TRUNG  (ADB4) “ do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)  tài trợ.  

 

Tham gia hội thảo có đại diện của các Sở Nông nghiệp  và PTNT, các Công ty Thủy nông, Ban quản lý các tiểu dự án của Dự án ADB4 thuộc 6 tỉnh : Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, các Đội tư vấn quốc tế ( MWH ), Đội tư vấn PIM của dự án

 

Đến tháng 6 năm 2011, 5 đội tư vấn PIM ( gồm Trung tâm phát triển cộng đồng bền vững ( CSCD ), Liên danh, Công ty Cổ phần tư vấn phát triển bền vững và Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ các dự án phát triển, CTy Cổ phần tư vấn xây dựng NN và PTNT, CTy Cổ phần đầu tư phát triển tài nguyên & môi trường- REEN.JSC, CTy Tư Vấn & chuyển giao công nghệ - Trường ĐHTL ) thuộc các tiểu dự án tại 6 tỉnh thực hiện đã thành lập được 136 mô hình tổ chức hợp tác dùng nước ( HTDN ), trong đó có 3 mô hình có qui mô nhiều xã , còn lại là mô hình có qui mô xã, liên thôn và thôn với các tên gọi Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp ( HTXDVNN ), HTXDVNN- Xây dựng, HTXDN ( Hợp tác xã Dùng nước ) , HTXDVNN- Quản lý khai thác công trình thủy lợi ( ( QLKTCTTL ), Liên hiệp Hội dùng nước ( LHHDN )  

 

Đây là dự án đã thành lập tổ chức HTDN có số lượng lớn nhất từ trước tới nay với  nhiều loại hình có tên gọi khác nhau, đảm bảo các tiêu chí : quản lý theo ranh giới thủy lực ( tuyến kênh ), có tư cách pháp nhân, có sự tham gia của người dân, tự chủ tài chính ..theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp & PTNT và ADB ( như đã được khẳng định trong văn bản hướng dẫn )

 

Hội thảo đã trao đổi, rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích trong việc thành lập tổ chức HTDN để áp dụng cho các dự án khác  

 

Tuy nhiên thông qua trao đổi cho thấy vẩn còn nhiều tồn tại đã hạn chế kết quả đạt được cần được khắc phục, trong đó sự tham gia chưa được đảm bảo, nội dung qui chế chưa phù hợp và nông dân chưa được tiếp cận, nội dung đào tạo chưa thiết thực, phương pháp đào tạo chưa thích ứng với đối tượng là nông dân, nặng về hình thức, thiếu thực tế..chưa áp dụng phương pháp “ cầm tay chỉ việc “, sử dụng công trình thủy lợi ngoài đồng làm “giáo cụ trực quan “ phục vụ cho quá trình “ giảng dạy  đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT và ADB thống nhất qui định.

 

Đây cũng là tồn tại chung diễn ra trong nhiều năm và nhiều dự án có hợp phần PIM cẩn được xem xét để khắc phục, nhằm xây dựng nhiều mô hình Tổ chức HTDN ( PIM ) hoạt động hiệu quả, bền vững  

                                                                               Nguyễn Xuân Tiệp
(Trung tâm CCWR )