Chia xẻ hài hòa nguồn lợi sông Mekong.[03/07/11]
05/07/2011 22:27
Chia xẻ hài hòa nguồn lợi sông Mekong.
GS.TSKH. Phạm Hồng Giang*
(bài viết cho tạp chí ‘Khoa học & Tổ quốc’)
Hình 1. Lưu vực sông Mekong
Sông Mekong phát tích trên cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) ở độ cao khoảng 5000m, chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), rồi qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt nam. Đây là con sông quốc tế lớn, dài 4909km vào hàng thứ 8 trên thế giới (theo công bố gần đây, nếu theo số liệu trước là 4350km thì vào hàng thứ 12). Diện tích lưu vực 832000km2 (theo công bố gần đây) vào hàng thứ 6 trên thế giới. Lưu lượng bình quân hàng năm tại Pakse (Hạ Lào) là 14200m3/s. Khoảng 55 triệu người dân sinh sống trong lưu vực (hình 1).
Có thể coi dòng chính gồm hai đoạn: Thượng Mekong (Upper Mekong) và Hạ Mekong (Lower Mekong). Đoạn Thượng Mekong dài 2200km trong lãnh thổ Trung Quốc, còn có tên là sông Lan Ciang (Lan Thương) có độ dốc rất cao từ đầu nguồn ở độ cao khoảng 5000m, cho tới biên giới Trung Quốc – Myanmar chỉ còn ở độ cao hơn 300m. Đoạn này dài gồm 2 phân đoạn: phía trên trong vùng núi rất hiểm trở, dòng chảy trong thung lũng rất hẹp, ngay sát thượng nguồn các sông Dương Tử (Yangtse) và Salween, phía dưới là phân đoạn chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc).
Đoạn Hạ Mekong bao gồm 2 phân đoạn: trung du và đồng bằng. Phân đoạn Trung du kể từ biên giới Trung Quốc – Myanmar theo biên giới Myanmar – Thái Lan vào lãnh thổ Lào rồi theo biên giới Lào – Thái Lan tới Hạ Lào, vào lãnh thổ Campuchia tới Kratie. Ở phân đoạn Trung du, lưu vưc mở rất rộng , rất nhiều phụ lưu và dòng chảy tăng nhanh. Từ Kratie cho đến cửa sông là phân đoạn đồng bằng. Tại Phnom Penh, có sông Tonle Sap nối sông Mekong với Biển Hồ ở phía tây bắc. Hồ điều tiết tự nhiên này sâu 3,6m và có diện tích mặt thoáng 2700km2 trong những tháng mùa khô. Khi lũ lên, nước đổ về hồ nhiều, mặt hồ lan rộng tới 16000km2, sâu hơn 10m. Từ Phnom Penh, sông Mekong có chi lưu là sông Bassac. Dòng chính Mekong và sông Bassac chảy sang Việt Nam được gọi là sông Tiền và sông Hậu, đồng thời được gọi chung là sông Cửu Long.
Diện tích lưu vực tại các quốc gia ven sông Trung Quốc Myanmar Lào Thái Lan Campuchia Việt Nam Tổng cộng Lưu vực (km2) 187000 24000 202000 184000 155000 80000 832000 % lưu vực 22,5 2,9 24,3 22,1 18,6 9,6 100 % nước 16 2 35 18 18 11 100
Sông Mekong mang lại nhiều nguồn lợi. Trước hết là nguồn nước với tổng lượng nước bình quân hàng năm khoảng 475 tỷ m3. Hàng chục triệu người dân hai bên bờ sông sống nhờ nguồn nước này. Đất canh tác nông nghiệp chiếm hơn 40% diện tích lưu vực, chủ yếu vùng hạ Mekong. Thái Lan và Việt Nam là 2 nước xuất khẩu gạo thứ nhất và thứ nhì thế giới đều có những vùng sản xuất lúa gạo trong lưu vực Mekong. Đặc biệt là đồng bằng Mekong chủ yếu ở miền Nam Việt Nam – đồng bằng sông Cửu Long - với diện tích khoảng 40000km2 là vùng đất trù phú với sản lượng lương thực hàng hóa lớn, góp 18% lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Thủy sản cũng là nguồn lợi lớn. Sông Mekong vốn được đánh giá là có nguồn thủy sản đa dạng và phong phú với 1200 loài, sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 2 triệu tấn..
Tiềm năng thủy điện của sông Mekong và các phụ lưu được đánh giá vào khoảng 53000MW. Các dự án thủy điện trên dòng chính đã và đang được triển khai trong vùng Thượng Mekong thuộc lãnh thổ Trung Quốc và đang dược chuẩn bị trong vùng trung du thuộc lãnh thổ Lào, Thái Lan, Campuchia. Thủy điện trên các phụ lưu cũng đã từng bước được triển khai trong lưu vực.
Một đặc điểm về dòng chảy sông Mekong là lưu lượng quá chênh lệch giữa mùa khô và mùa mưa. Lưu lượng bình quân năm về đồng bằng khi đạt đỉnh lũ là 38000m3/sec và khi cạn nhất là 1800m3/sec. Lũ lớn ngập bãi ven sông vùng trung du và hơn 80% đồng bằng bị ngập trên 0,5m. Lũ gây nhiều thiệt hại về sản xuất, kết cấu hạ tầng và sinh mạng vùng đồng bằng song cũng bồi đắp phù sa, diệt chuột bọ cho đồng ruộng và tăng đáng kể lượng thủy sản.
Mekong là sông quốc tế. Đối với những sông lớn, kể cả sông quốc gia và quốc tế, khi khai thác các lợi ích, thường xuất hiện những khác biệt, thậm chí xung đột giữa vùng đầu nguồn và cuối nguồn, giữa yêu cầu bảo vệ môi sinh và xây dựng công trình, giữa các mục tiêu dùng nước (tưới tiêu, phát điện, giảm nhẹ lũ lụt & hạn hán,..). Vì vậy, sự hợp tác của các quốc gia ven sông là rất quan trọng vì mục tiêu phát triển về kinh tế và bền vững về môi trường của lưu vực. Vì là sông lớn trên thế giới với những giá trị về môi trường tự nhiên và đa dang sinh học, cũng là nơi có sàn lượng lúa gạo hàng hóa lớn góp phần giữ gìn an ninh lương thực thế giới, nên sông Mekong được các nước và các tổ chức quốc tế rất quan tâm. Từ 1957, bắt đầu thực hiện hợp tác giữa bốn quốc gia Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam nhằm phối hợp nghiên cứu lưu vực Hạ Mekong. Năm 1995, Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong được ký kết, Ủy hội sông Mekong (Mekong River Commission – MRC) được thành lập. MRC đã làm được nhiều việc, tiến hành nhiều khảo sát, nghiên cứu dòng chảy, xã hội, môi trường, dự thảo qui hoạch sử dụng nước, giảm nhẹ lũ,…và ban hành một số thỏa thuận về đảm bảo dòng chảy cùng với những qui định thủ tục tham khảo lẫn nhau khi tiến hành các dự án phát triển. Tuy nhiên, những thảo luận kéo dài về phát triển thủy điện và gìn giữ môi trường, duy trì dòng chảy xuống hạ du ngày càng trở nên khó khăn. Trung Quốc và Myanmar không tham gia MRC.
Vậy tình hình khai thác nguồn lợi sông Mekong cho tới nay đã đến đâu rồi?
Hinh 2. Sơ đồ bậc thang thủy điện đoạn dưới của Thượng Mekong |
Trong lưu vực Thượng Mekong thuộc lãnh thổ Trung Quốc, vùng đầu nguồn phía trên thuộc các tỉnh Thanh Hải & Tây Tạng, địa hình rất hiểm trở, nên vẫn còn đang tiến hành