Phát triển thủy điện dòng chính hạ lưu vực sông Mê Công – Tiến trình và quan điểm các bên liên quan (2).[04/08/11]

04/08/2011 08:25

11

PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN TRÊN DÒNG CHÍNH HẠ LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG TIẾN TRÌNH VÀ QUAN ĐIỂM CÁC BÊN LIÊN QUAN (2)

TS. Đào Trọng Tứ, Ngụy Thị Khanh

Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN)

(tiếp theo & hết)

Các vị Thủ tướng của 4  quốc gia trong lưu vực Hạ Mekong tại cuộc họp ngày 5/4/2010

3.         TIẾN TRÌNH VÀ QUAN ĐIỂM CÁC BÊN LIÊN QUAN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN TRÊN DÒNG CHÍNH HẠ LƯU VỰC SÔNG MÊ CÔNG.

A.      Tiến trình tham vấn liên quan thuỷ điện Xayaburi và thủy điện dòng chính Hạ lưu vực  Mê Công

Kế hoạch phát triển 12 bậc thang trên dòng chính ở phần Hạ lưu vực sông Mê Công đã gây nên mối quan ngại ngày càng lớn không những đối với các quốc gia ven sông, mà cả cộng động quốc tế. Lý do của quan ngại này là 1) tác động tiêu cực to lớn do bậc thang thủy điện này đối với môi trường, sinh thái của con sông và sinh kế của hàng triệu người dân sống dựa vào sông; 2) ảnh hưởng đến an ninh lương thực, anh ninh quốc gia và ổn định khu vực; 3) tác động mạnh đến cơ chế hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công của các quốc gia hạ lưu vực (Lào-Thái Lan-Campuchia và Việt Nam).

Quan ngại nêu trên là hoàn toàn có cơ sở.  Mặc dù các quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê Công- là các bên ký kết hiệp định Mê Công 1995, các quốc gia có kế hoạch phát triển thủy điện dòng chính đã không có thông báo trước nào cho ủy hội về việc ký kết các biên bản ghi nhớ để nghiên cứu phát triển thủy điện trên dòng chính. Thủ tục tham vấn trước lần đầu tiên được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác Mê Công tháng 9/2010 khi Lào chuẩn bị xây dựng thủy điện Xayabủi- dự án dự kiến triển khai sớm nhất trong số 12 công trình dòng chính đang được đề xuất.

Tiến trình tham vấn dự án Xayaburi đã được thực hiện từ tháng 9 năm 2010, khi Ban Thư ký Ủy hội Sông Mê Công nhận được đề nghị của Ủy ban Mê Công Quốc gia Lào đệ trình việc tham vấn trước đối với dự án đập Xayaburi, trên dòng chính Sông Mê Công. Lộ trình tham vấn Xayaburi được đưa ra ban đầu như sau:

 

20 /09/ 2010

Ban thư ký Mê Công nhận được tài liệu Xayaburi

 22 /10/ 2010

Tài liệu được gửi tới các Ủy ban Mê Công quốc gia

 26 /10/ 2010

Phiên họp nhóm công tác vùng lần 1 - Thống nhất lộ trình thực hiện tham vấn

 29 – 30 /11/2010

Phiên họp nhóm công tác vùng lần 2: thăm thực địa vị trí công trình, các đánh giá ban đầu về tài liệu nhận được

 12/ 2010 - 02/2011

Ban thư ký chuẩn bị Báo cáo kỹ thuật về tác động của công trình; Tham vấn tại các quốc gia

 14/02/ 2011

Họp nhóm công tác vùng lần 3 - Xem xét Báo cáo của Ban thư ký

 22-23 /3/ 2011

Phiên họp Ủy ban Liên hợp lần thứ 33: Xem xét báo cáo cuối cùng do Ban thư ký chuẩn bị; UBLH có thể phát biểu quan điểm

19/4/ 2011

Ủy ban Liên hợp ra quyết định

 

Theo thỏa thuận Mê Công 1995,

quá trình tham vấn sẽ kết thúc sau 6 tháng và có thể gia hạn. Ngày 19/4/2011, Uỷ hội Mê Công Mê Công đã có phiên họp đặc biệt của Ủy ban Liên hợp (JC) về quán trình tham vấn trên. Tuy nhiên Ủy ban Liên hợp đã không đi đến được thống nhất do các nước thành viên đều bày tỏ mối quan ngại về những tác động do công trình Xayaburi cho lưu vực chưa được nghiên cứu đầy đủ và kiến nghị đưa vấn đề này ra trong phiên họp cấp cao hơn-cấp Hội đồng của Ủy hội dự kiến tháng 11/2011.

Mặc dù phát triển thủy điện được nhìn nhận cả 2 khía cạnh, tác động tích cực và tác động  tiêu cực. Tuy nhiên, với những bài học thực tiễn qua việc xây dựng và vận hành các dự án thủy điện trên toàn thế giới, con người càng ngày càng nhìn nhận rõ ràng hơn những tác động tiêu cực do các công trình đập (thủy lợi và thủy điện)  đối với hệ sinh thái tự nhiên của các con sông- giá phải trả cho hệ sinh thái tự nhiên, cho sự tồn tại và phát triển hài hòa của con người, trong nhiều trường hợp, là lớn hơn nhiều so với lợi ích kinh tế mà các loại công trình này mang lại.[1]

 

 

B.  Quan điểm các bên liên quan đối với phát triển thủy điện trên dòng chính Hạ lưu vực Mê Công

Các quốc gia trong lưu vực, cộng đồng quốc tế  và các bên liên quan đều bày tỏ lo ngại sâu sắc trước kế hoạch phát triển thủy điện trên dòng chính Hạ lưu sông Mê Công. Điều này có thể thấy hợp tác Mê Công đứng trước những thách thức to lớn. Nếu các quốc gia trong Ủy hội Mê Công không đạt được sự đồng thuận cao và tìm ra giải pháp có lợi nhất để có thể vượt qua thách thức thì ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức hợp tác tác để phát triển bền vững tài lưu vực sông Mê Công hiện nay là điều không tránh khỏi. Một số quan điểm các bên liên quan được nêu ra và được phân tích tóm tắt dưới đây.

1) Quan điểm chung Hội nghị Thượng đỉnh Mê Công lần thứ nhất

Trải qua hơn 50 năm hợp tác và hơn 15 năm ký kết Hiệp định Phát triển Bền vững Lưu vực sông Mê Công năm 1995 (Hiệp định Mê Công 1995), các quốc gia Hạ lưu vực Mê Công, hơn ai hết đã nhận thấy tầm quan trọng của dòng sông này. Ngày 5/4/2010, kỷ niệm ngày ký Hiệp định Mê Công 1995, lần đầu tiên Hội nghị Thượng đỉnh Mê Công đã được tổ chức tại thành phố Hủa Hỉn - Thái Lan. Qua Tuyên bố chung sau Hội nghị, có thể thấy cả 4 quốc gia Ủy hội đều thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ đối với vấn đề phát triển và bảo vệ sông Mê Công:Chúng tôi, các nhà lãnh đạo của bốn Chính phủ tuyên bố rằng, dựa trên những thành tựu của mười lăm năm thực hiện Hiệp định Mê Công, việc hợp tác hơn nữa trong những năm tới giữa Chính phủ các nước thành viên là rất cần thiết nhằm tối ưu hoá việc sử dụng đa mục tiêu tài nguyên nước và vì lợi ích chung của tất cả các nước ven sông, để tránh bất kỳ tác động bất lợi nào do các hiện tượng tự nhiên và con người gây ra, và bảo vệ giá trị lớn lao của các hệ sinh thái tự nhiên và cân bằng sinh thái”.(Tuyên bố Chung Hua Hin 5/4//2010).

Quan điểm các quốc gia đối với khai thác tài nguyên nước Mê Công là rất rõ ràng “tối ưu hoá việc sử dụng đa mục tiêu tài nguyên nướcvì lợi ích chung của tất cả các nước ven sông”.  Tuyên bố chung thể hiện tiếp cậ