1 - Tin vắn Quốc tế (9/2011)
|
1 - Tin vắn Quốc tế (9/2011) · NGUỒN NƯỚC · NĂNG LƯỢNG · ĐẬP |
v
Pháp lệnh ‘Tăng cường Thủy điện nhỏ’ do Hạ nghị sĩ Adrian Smith (đảng Cộng Hòa, bang Nebraska) đưa ra đã được Ủy ban Tài nguyên thiên nhiên của Hạ viện Hoa Kỳ thông qua. Theo Pháp lệnh này, các dự án thủy điện nhỏ hơn 1,5MW không phải xin phép Cơ quan Điều phối Năng lượng Liên bang. Hội Thủy điện Hoa Kỳ đã nhiệt liệt hoan nghênh Pháp lệnh này và đánh giá cao đóng góp của Hạ nghị sĩ Adrian Smith
v
|
Thượng nghị sĩ L. Murkowski |
Thượng nghị sĩ (đảng Cộng Hòa) bang Alaska, bà Lisa Murkowski, đã trình dự thảo 2 Pháp lệnh nhằm tăng cường sản xuất điện năng từ thủy điện và tạo thêm việc làm cho ngành năng lượng Mỹ. Đó là các Pháp lệnh: ‘Tăng cường Thủy điện’ & ‘Phát triển Năng lượng tái tạo Thủy điện’.
Pháp lệnh ‘Tăng cường Thủy điện’ được các Thượng nghị sĩ Patty Murray & Maria Cantwell (đảng Dân chủ, bang Washington), Mike Crapo (đảng Cộng Hòa, bang Idaho) đồng bảo trợ nhằm tăng công suất thủy điện lên mức 75000MW trong toàn quốc. Thượng nghị sĩ Lisa Murkowski đánh giá :”…Thủy điện là một trong những nguồn tài nguyên lớn nhất chưa được khai thác để tạo nguồn điện sạch và tái tạo..”. Trong số các nguồn năng lượng tái tạo ở Mỹ, thủy điện là lớn nhất nhưng hiện mới chỉ chiếm 7% tổng năng lượng quốc gia. Riêng ở bang Alaska, tỷ lệ này là 24%.
v
Nhà máy Thủy điện Nậm Ngừm 2 (CHDCND Lào) với công suất 615MW (mời xem bài giới thiệu đập đá đầm nện phủ bản mặt bê tông Nậm Ngừm 2 trên www.vncold.vn , tại trang /Web/Content.aspx?distid=2104 ) đã bắt đầu phát điện để bán sang Thái Lan.
Sông Nậm Ngừm là phụ lưu của sông Mekong, phía Bắc thủ đô Vientiane. Thủy điện Nậm Ngừm 1 đã được hoàn thành từ những năm 70 của thế kỷ trước. Dự án thủy điện Nậm Ngừm 3 với công suất 440MW đang được chuẩn bị. Kế hoạch phát triển thủy điện lưu vực sông Nậm Ngừm đến năm 2020 sẽ là 1500 – 1800MW.
Hồ Nậm Ngừm 1 |
Toàn cảnh đập Nậm Ngừm 2 |
v
Pháp & nhiều nước châu Âu (Anh, Đức, Thụy Sĩ, Bỉ, Hà Lan, vùng Bắc Âu,…) vừa trải qua một mùa hè khô hạn nặng nhất kể từ năm 1976. Hàng tháng trời không mưa, các dòng sông cạn đến đáy, phải hạn chế dùng nước. Chỉ vài dải đất hẹp ven Địa Trung Hải ở phía Nam là có mưa chút ít. Thế là lại tranh cãi về nguyên nhân xảy ra và giải pháp đối phó,.. Có ý kiến cho rằng đây là hậu quả biến đổi khí hậu, nhưng cũng bị phản bác. Có ý kiến đề nghị ngành nông nghiệp phải thay đổi để dùng ít nước thôi (!),…Có ý kiến là phải tăng cường các đập để trữ nước và tăng công suất thủy điện để giảm dần lệ thuộc vào điện hạt nhân, nhất là sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima,...
|
|
|
|
Từ trên xuống & từ trái sang: Báo Pháp ‘Libération’ đăng tít lớn trên trang nhất:’Nước Pháp khô’; Một nông dân miền Tây nước Pháp đứng giữa lòng sông cạn kiệt; Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Xavier Beulin thăm cánh đồng hạn hán; Bản đồ lượng mưa trong 3 tháng mùa xuân 2011 (chỗ tô màu xanh là vùng có mưa, những chỗ màu vàng–đỏ là vùng hạn). |
A.H.A. sưu tầm (theo tài liệu nước ngoài).