Quy hoạch nhóm cảng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến 2020, định hướng đến 2030.[05/10/11]

06/10/2011 08:57

26

QUY HOẠCH NHÓM CẢNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

 

Phạm Anh Tuấn

Phó Tổng Giám đốc -

Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển (Portcoast)

 

Một góc cảng Cái Mép-Thị Vải

Vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (nay là Vùng Kinh tế động lực phía Nam - KTĐLPN) bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An, và tỉnh Tiền Giang. Tuy chỉ chiếm khoảng trên 9% diện tích và gần 20%  dân số Việt Nam, nhưng vùng kinh tế này đã đóng góp tới gần 40% tổng sản sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước. Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5 - khu vực Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu, bao gồm cả các cảng Long An, Tiền Giang trên sông Soài Rạp, Bình Dương và Côn Đảo), trong nhiều năm qua luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống cảng biển Việt Nam khi luôn đảm nhận khoảng gần 50% khối lượng hàng hóa nói chung và khoảng trên 65% khối lượng hàng hóa container thông qua hệ thống cảng biển toàn quốc. Trong Quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã xác định cần tập trung xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực này.

Báo cáo này giới thiệu tóm tắt tình hình thực hiện QHCT nhóm cảng biển số 5 trong giai đoạn 10 năm qua, và QHCT giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

 

 

Mời download & xem file đính kèm.