Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8297 : 2009.[11/10/11]

12/10/2011 08:15

14

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI -

ĐẬP ĐẤT – YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG THI CÔNG

BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐẦM NÉN

Hydraulics structures – Earth dam – Technical requirements

for constrution  by compaction method

 

Công trình thủy lợi - Đập đất

- Yêu cầu kỹ thuật trong thi công bằng phương pháp đầm nén

Hydraulics structurers – Earth dam - Technical requirements

for constrution  by compaction method

 

1   Phạm vi áp dụng

1.1   Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thi công các loại đập đất từ cấp Đặc biệt đến cấp IV theo
qui định bằng phương pháp đầm nén và công tác thi công đắp đất ở những bộ phận quan trọng của công trình thủy lợi như mang cống, mặt sau của tường chắn đất, hai đầu mố cầu giao thông, cầu máng, v.v...

1.2   Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc thi công công trình đất đắp bằng phương pháp bồi lắng, phương pháp đổ đất trong nước, các đập vùng triều, đập quây, đập bổi có tính chất thời vụ.

2   Thuật ngữ và định nghĩa

2.1 

Đập đất (Earth dam)

Đập xây dựng bằng các loại đất (kể cả vật liệu đào từ các hố móng công trình, các loại đá phong hóa mạnh, phong hóa hoàn toàn) có tác dụng dâng nước và giữ nước nhưng không cho phép để nước tràn qua.

2.2  

Đập đất đầm nén (Compacted earth dam)

Đập đất được thi công bằng phương pháp đầm nén

3   Yêu cầu chung

3.1   Trước khi thi công, nhà thầu xây lắp phải căn cứ vào hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, điều kiện thực tế của công trình và những điều khoản trong tiêu chuẩn này để lập thiết kế biện pháp thi công, quy trình thi công cụ thể và lập tiến độ thi công cho từng hạng mục, tổng tiến độ thi công, tổng mặt bằng thi công cho công trình.

3.2   Ở những công trình có tình hình địa chất, địa hình, thủy văn phức tạp, điều kiện thi công khó khăn, kết cấu của đập chia thành nhiều khối, nhiều loại đất đá khác nhau, nhà thầu xây lắp phải lập quy trình thi công chi tiết cho công trình và phải trình chủ đầu tư xét duyệt.

3.3   Trong khi thi công, nhà thầu xây lắp phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu của thiết kế đề ra trong hồ sơ thiết kế và các quy định trong tiêu chuẩn này. Nếu phát hiện thấy những vấn đề có nguy hại đến sự an toàn hoặc giảm hiệu ích của công trình và nếu đồ án thiết kế có những chỗ không phù hợp với điều kiện thực tế của công trình thì phải cùng với nhà thầu tư vấn giám sát kiến nghị với chủ đầu tư để có những xử lý thích đáng. Trong thời gian chờ đợi nhà thầu xây lắp cần có những biện pháp ngăn ngừa không để tác hại xảy ra.

3.4   Nhà thầu xây lắp phải căn cứ vào điều kiện thực tế của công trình, các yêu cầu về chất lượng mà chọn các máy móc và thiết bị thi công thích hợp để đảm bảo chất lượng công trình và tiến độ xây dựng, hạ giá thành công trình; đồng thời phải tổ chức quản lý chất lượng trong tất cả các khâu của sản xuất, tuân thủ đúng tiêu chuẩn hiện hành có liên quan

3.5   Chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế, nhà thầu xây lắp phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý chất lượng công trình theo các quy định hiện hành.

4    Đo đạc khi thi công

4.1   Trước khi thi công, chủ đầu tư cùng với nhà thầu tư vấn thiết kế phải bàn giao cho nhà thầu xây lắp các tài liệu về địa hình có liên quan đến việc thi công như: các bản đồ địa hình của khu vực công trường, điểm khống chế mặt bằng, tọa độ của các điểm khống chế cao độ, các cọc mốc xác định tim đập, đường viền chân đập, cọc mốc xác định tim của cống lấy nước, cống xả đáy, công trình tràn, các mỏ vật liệu v.v...

4.2   Trước khi bàn giao tài liệu địa hình, chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế cùng nhà thầu xây lắp phải tiến hành kiểm tra lại cọc mốc, lưới khống chế trên thực địa. Nhà thầu tư vấn thiết kế có trách nhiệm bổ sung những chỗ thiếu sót, khôi phục lại các cọc mốc bị mất, hư hỏng.

4.3   Các điểm khống chế mặt bằng, cao độ và tim tuyến phải bố trí vào các vị trí sau:

a) Phía ngoài đường viền của vật kiến trúc để không trở ngại cho thi công, đo dẫn thuận tiện, dễ bảo vệ, ổn định, không bị ảnh hưởng biến dạng lún của đập;

b) Trên nền đá hoặc đất cứng ổn định, nằm trên mức nước ngầm, không bị ngập nước;

c) Không bị ảnh hưởng bởi sự phá hoại của nổ mìn, vùng đất đá không bị sạt lở, biến dạng.

4.4   Các điểm khống chế mặt bằng và cao độ phải được ký hiệu, vẽ trên sơ đồ, phải bảo vệ trong suốt quá trình thi công và phải kiểm tra hiệu chỉnh hàng năm, mỗi năm đo kiểm tra lại từ một lần đến hai lần. Sau khi tổng nghiệm thu phải bàn giao các điểm này cho cơ quan quản lý công trình.

4.5   Đối với đập đất từ cấp II trở lên, nhà thầu xây lắp phải xây dựng hai mốc cấp I để xác định tim đập. Mốc được đúc bằng bê tông và ghi cao độ ở tim mốc, đánh dấu tim bằng sơn đỏ. Cán bộ thi công và kỹ thuật địa hình dùng hai mốc này và các mốc khống chế khác để kiểm tra lại vị trí, cao độ các công trình nằm trong thân đập.

Nhà thầu phải sử dụng các máy đo đạc có độ chính xác phù hợp với yêu cầu kỹ thuật được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành để đo đạc công trình.

4.6   Các bước xác định trên thực địa đường viền chân đập và đường viền xử lý nền đập

Trước khi thi công, để xác định trên thực địa đường viền chân đập và đường viền xử lý nền đập có thể tiến hành theo các bước sau:

a)   Đo mặt cắt dọc: đặt cọc mốc dọc theo đường tim đập. Khoảng cách cọc mốc nên dùng số chẵn, tốt nhất từ 20 m đến 40 m. Ở sườn dốc hai đầu đập và những đoạn có địa hình thay đổi lớn thì nên rút ngắn khoảng cách của các cọc mốc lại để thể hiện địa hình được chính xác hơn;

b)   Đo mặt cắt ngang: nên tiến hành đo mặt cắt ngang ở những vị trí tương ứng với các cọc mốc đã đóng trên đường tim đập khi đo mặt cắt dọc. Phạm vi đo mặt cắt ngang tốt nhất là vượt ra khỏi đường viền chân đập 20 m;

c)   Trước khi xử lý nền đập và tiến hành đắp đất phải cắm mốc giới hạn cần xử lý, mốc đường viền chân đập. Khi cắm phải dựa theo địa hình sau khi đã xử lý xong nền đập, tránh đào mất khi xử lý nền và bị lấp phủ khi đắp đất. Tốt nhất là phải đóng cọc làm dấu cách giới hạn khi xử lý nền và đường viền chân đập một cách nhất định.

4.7   Trong thời gian thi công phải định kỳ đo khối lượng. Nếu không có điều kiện sử dụng các phần mềm đo đạc mà khối đắp hoặc đào có diện tích lớn thì có thể dùng phương pháp lưới ô vuông để khống chế điểm đo. Nếu diện tích khối đắp hoặc đào có dạng băng, có thể dùng khoảng cách chẵn (từ 20 m đến 40 m) để đặt điểm đo. Sau khi đo sẽ vẽ thành mặt cắt và lập bảng tính khối lượng.

4.8   Sau mỗi giai đoạn thi công, đối với những công trình có khối lượng đào đắp lớn và những công trình từ cấp Đặc biệt đến cấp II, cần lập bình đồ, các mặt cắt phần công trình đã làm được và bản đồ địa hình khu vực thi công làm tài liệu cho việc lập kế hoạch thi công tiếp tục và bổ sung thiết kế nếu cần thiết. Đối với đập cấp III, cấp IV chỉ cần lập bình đồ và các mặt cắt phần công trình đã làm được.

4.9   Nhà thầu xây lắp phải có cán bộ chuyên trách làm công tác đo đạc. Trong quá trình thi công phải tiến hành kiểm tra bất thường các cọc mốc khống chế, nếu thấy có sai số phải đo đạc hiệu chỉnh lại.

4.10   Các cán bộ trực tiếp thi công ở hiện trường phải nắm vững các cọc mốc để làm cơ sở đo đạc hàng ngày và có biện pháp bảo vệ, giữ gìn để tránh mất mát, sai lệch.

4.11   Tất cả các tài liệu đo đạc ghi chép về cọc mốc, định tuyến, các kết quả tính toán, các bản đồ đều phải chỉnh lý kịp thời, phân loại, đánh số, sắp xếp theo quy định của tài liệu lưu trữ và phải bảo quản cẩn thận.

 


Mời download & xem file đính kèm.