2-Tin vắn Quốc tế (10/2011)

17/10/2011 09:38

8

2 Tin vắn Quốc tế (10/2011)

·       NGUỒN NƯỚC     

·       NĂNG LƯỢNG     

·       ĐẬP                          

                

Về an toàn đập ở Hoa Kỳ năm 2011,  giới chuyên môn trong nước đánh giá rắng    đã có tiến bộ lớn trong việc cải thiện mức an toàn của 84000 đập. Tuy nhiên, số lượng các đập còn cần phải được kiểm tra và có khả năng ‘rủi ro’ vẫn tiếp tục tăng trong khi ngân sách của các  bang và của liên bang đều cắt giảm  đối với hạng mục sửa chữa & gia cố đập.  Chủ tich Hiệp hội Giới chức An toàn đập (Association of State Dam Safety Officials - ASDSO)

John Moyle cho biết nguyên nhân số lượng các đập cần được gia cố tăng lên là ASDSO kiểm tra thêm nhiều đập. Giám đốc phụ trách quan hệ với Chính phủ của Hội Xây dựng Mỹ (American Society of Civil Engineers – ASCE) Brian Pallasch đang vận động để Quốc hội không thông qua việc cắt giảm 50% ngân quỹ 12 tỷ US$ để xử lý những trường hợp cấp bách nhất về an toàn đập.

 
Tổng thống Mỹ Barack Obama muốn thúc đẩy chương trình đầy tham vọng sản xuất 80% năng lượng sạch trên toàn quốc vào năm 2035 nhưng lại cắt giảm 21% ngân quỹ cấp cho thủy điện trong tài khóa 2012. Giới chuyên môn cho rằng đây là chuyện

trái khoáy! Thủy điện hiện là nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất trên thế giới và đang giữ vị trí quan trọng trong tất cả các kế hoạch phát triển năng lượng sạch ở Mỹ. Chỉ riêng việc đổi mới các thiết bị thủy điện hiện nay và cho phát điện tại các hồ chưa làm nhiệm vụ này cũng góp thêm 12600MW vào lưới điện quốc gia. .  

Ngày 4/10/11, Ngân hàng Tái thiết & Phát triển châu Âu (European Bank for Reconstruction and Development - EBRD) thông báo khoản cho Ukraine  vay 200 triệu € (263,3 triệu US$) để hiện

đại hóa thiêt bị tại 6 nhà máy thủy điện
: Kyiv 225MW (tích năng), Kremenchuk 686MW, Dniprodzerzhinsk 352MW, Dnipro1 651MW, Dnipro2 661MW và Kaniv 444MW. 

Thủy điện Lower Churchill có công suất 3074 MW sẽ được xây dựng tại Labrador, tây bắc Canada, gần Bắc Cực, đang gây sốc’ và nhiều tranh cãi. Canada dự tính đầu tư 60 tỷ đôla Canada (C$) để tăng thêm 14000MW công suất thủy điện nghĩa là phải tăng gấp đôi sản lượng thủy điện trong vòng 10 – 15 năm tới.

Hiện  có nhiều tranh cãi về dự án thủy điện này chủ yếu liên quan đến môi trường, trong đó trở ngại lớn nhất là Pháp lệnh liên bang bảo tồn các loài động vật. Để có thể triển khai dự án thì phải vận động để sửa Pháp lệnh nói trên.  

Theo báo Nam Phi ‘Johannesburg's the Mail & Guardian’,  hiện người ta đang xem xét mở thầu xây 6 nhà máy điện hạt nhân.trị giá  126 tỷ US$. Toàn bộ hồ sơ đã được đệ trình lên Chính phủ tháng trước (9/2011) và trông đợi sẽ được duyệt y để triển khai công việc từ năm 2012. Nam Phi hiện mới chỉ có 1 nhà máy điện hạt nhân Koeberg gần TP Cap Town có công suất 1900MW được vận hành từ năm 1984, cấp 5% điện năng toàn quốc.   

A.H.A. sưu tầm (theo tài liệu nước ngoài).