Nhìn lại thiên tai miền Trung sau hơn mười năm lũ lịch sử 1999.[20/01/12]

20/01/2012 08:10

12

Nhìn lại thiên tai miền Trung

sau hơn mười năm lũ lịch sử 1999

                                                                                         Nguyễn Ty Niên   

                                                 Chuyên gia cao cấp TNN và QLTT

 

Từ viết tắt: TNN: tài nguyên nước, QLTT: quản lý thiên tai, CDDPCLBTWW: chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương.

 

1.             Hơn mười năm đã trôi qua, nhưng những dấu ấn của trận lũ lịch sử năm 1999 mãi mãi không phai mờ, đây là một trận lũ khủng khiếp chưa từng gặp, lượng mưa từ ngày 1-6/11 phổ biến từ 600-900mm những nơi mưa lớn như Thạch Hãn 1346mm, Tiên Phước 1453mm, Hiệp Đức 1370mm, Cao Lâu 1211mm, đặc biệt A Lưới 2271mm, Huế 2288mm, trong đó lượng mưa một ngày tới 1384mm là lượng mưa lớn chưa từng thấy trong chuỗi số liệu đo đạc hơn 100 năm ở nước ta, gây nên lũ lịch sử trên toàn vùng : ngập lụt lớn, chia cắt giữa các vùng, 20 huyện thị xã ngập lụt sâu từ 2-4m nước, Sông Hương đổi dòng mở ra hai cửa thoát lũ ra biển là cửa Hòa Duân và Vĩnh Hải là hiện tượng chưa từng xảy ra.

Lũ lụt lịch sử năm 1999, nhấn chìm 100% nhà cửa

của người dân Thừa Thiên - Huế trong biển nước.

 

Cuộc chiến đấu với phương châm cứu người được xem là khẩu hiệu hàng đầu, tuyệt đối để dẫn dắt hành động của các địa phương là mệnh lệnh đúng đắn và kịp thời. Trận lũ lịch sử đó cho chúng ta 4 bài học :

- Sự lãnh đạo sắc bén, tập trung cao độ của Đảng và chính phủ, tham mưu kịp thời của Ban CĐPCLBTW nên đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân với nòng cốt là lực lượng vũ trang ( Bộ quốc phòng lập bộ chỉ huy tiền phương ) cho trận chiến đấu sinh tử này.

- Tinh thần trách nhiệm sâu sát kịp thời của các địa phương thực hiện phương châm 4 tại chỗ để xử lý khẩn cấp các tình huống ngay những lúc nguy cấp chưa được chi viện kịp thời hạn chế thiệt hại.

- Truyền thống đùm bọc, tương thân tương ái của dân tộc phát huy cao độ đối với đồng bào vùng bị thiên tai trên phạm vi cả nước thành một cao trào đối với miền Trung, vấn đề xã hội hóa và nhận thức của cộng đồng đối với thiên tai được nâng lên rõ rệt.

- Công tác truyền thông đóng vai trò quan trọng, khi anh Lê Huy Ngọ thông báo tình hình và những biện pháp cấp bách đối phó với thiên tai được truyền trực tiếp trên truyền hình, làm xúc động tình cảm đồng bào cả nước, từ đó hệ thống truyền thông về quản lí thiên tai ngày càng phát triển.

2. Mười năm qua năm nào miền Trung cũng gặp thiên tai có 3 năm được coi là tạm thái bình 2002, 2004 và 2008. Mực nước lũ phổ biến dưới báo động 3, các cơn bão ít trực tiếp ảnh hưởng.

- Thiên tai năm 2006 là năm đánh dấu những thiệt hại nặng nề về bão. Với cơn bão số 1 Chanchu 5/2006 cho thấy một nhận dạng rõ hơn về thiên tai trên biển từ dự báo đến chỉ đạo ứng phó, rõ nét hơn về những vấn đề đặt ra với kinh tế biển.

- Đầu tháng 10/2006 cơn bão số 6 Xangsane đổ bộ trực tiếp vào Đà Nẵng cho thấy 3 vấn đề :

+ Dự báo trúng và chỉ đạo tập trung.

+ Khả năng tổ chức ứng phó với thiên tai đã nâng lên ở trình độ cao. Huy động hướng dẫn 63000 tàu thuyền về nơi trú ẩn di dời khẩn cấp 58000 hộ dân với 270000 người về nơi trú ẩn an toàn trước khi bão đổ bộ vào nên đã hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại.

Bão Xangsen 2006:  Xe máy bị cuốn bay nằm ngổn ngang trên đường phố - Một giàn giáo quay, nặng gần 100 tấn, cao 70 m đang thi công công trình 12 tầng tại Đà Nẵng bị gãy đổ làm sập 3 nhà dân, chết và bị thương 7 người.

 

+ Thiệt hại về công nghiệp và cơ sở hạ tầng nặng nề cho thấy giải quyết mối quan hệ giữa phát triển và thiên tai bộc lộ nhiều vấn đề. Đã đến lúc nhận thức chủ động thích nghi để phát triển bền vững trong môi trường thiên tai ở miền Trung phải trở thành một khoa học, một chuẩn mực trong tất cả các dự án phát triển và tổ chức cuộc sống xã hội.

 

3. Năm 2009, 10 năm sau một tổ hợp thiên tai nặng nề hình thành bão số 9 Ketsana đổ bộ vào Quảng Nam, Quảng Ngãi với cường độ trên cấp 10 có bán kính 200km, trên cấp 6 có bán kính 350km, bão lớn kèm theo mưa lớn trên diện rộng với lượng mưa từ 400-600mm, Trà Bồng Quảng Ngãi 915mm, Tây Nguyên là vùng bị thiệt hại rất nặng nề về cả người và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt với cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, hồ tiêu…Riêng Kontum có 40 người chết và mất tích. Đồng bằng sông Thu Bồn Vu Gia cũng thiệt hại đột biến do xả lũ lớn của thủy điện A Vương. Bão số 11 đổ bộ vào Bình Định đến Khánh Hòa với cấp 11 và gây mưa lớn trong 3 ngày trên diện rộng từ 200-400mm, tại Vân Canh Bình Định là 700mm gây nên những hậu quả nặng nề đặc biệt là Phú Yên lũ quét hình thành trên cả lưu vực sông Cái nhấn chìm huyện Đồng Xuân là hiện tượng chưa từng có, đồng thời trên lưu vực sông Ba lũ lớn cộng với xả lũ của thủy điện sông Ba Hạ với lưu lượng 14500m3/s ( trong khi thủy điện Hòa Bình từ trước tới nay xả lũ lớn nhất cũng chỉ đến 16000m3/s ). Đẩy tới thảm họa lũ ở Phú Yên với 76 người chết, gần như thành phố Tuy Hòa bị ngập.

Năm 2010 từ Thanh Hóa đén Thừa Thiên Huế lại xảy ra hai trận lũ lớn đặc biệt Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình đều có lượng mưa trên 1000 mm Mai Hóa một đợt mưa 1420mm .Dặc biệt có những trận mưa ngày rất lớn Minh Hóa 700mm, Nam Đàn 557mm ,Hà tĩnh trong một giờ 113mm ,gây nên thiệt hại rất nặng nề ,163 người chết và mất tích

Thiên tai hai năm 2009 2010 cho ta thấy vấn đề gì?

- Vùng núi của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên không còn là vùng ít thiên tai, trái lại đã phải hứng chịu nặng nề nhất của cả bão và lũ và hậu quả là lâu dài mới khắc phục được.

- Biến đổi khí hậu thì chưa rõ rệt nhưng nhân tai thì quá rõ ràng, những bãi gỗ trôi đến tận cuối sông Vu Gia Thu Bồn, Dakbla Ngàn Phố vv những dòng sông trơ sỏi đá sau lũ, những ngôi làng bị xóa sổ cho thấy rừng bị tàn phá nặng nề không còn kiểm soát được cộng thêm nạn khai thác khoáng sản, vấn đề xả lũ thủy điện – Nhà văn Nguyên Ngọc có bài báo đăng trên Tia Sáng “ Cồng chiêng-Bão lũ và Mẹ rừng” nói lên vấn đề đó tác động đến cả cội nguồn văn hóa của đồng bào dân tộc.

- Vấn đề quản lý tổng hợp lưu vực sông trở nên cấp bách cả về thể chế, hiệu lực và quyền lực một cách hữu hiệu cả về khoa học và điều hành mang tính đảm bảo an toàn quốc gia. Lũ lụt miền Trung và Tây Nguyên vừa qua cần có đánh giá toàn diện trong đó vấn đề xả lũ của thủy điện. Phải khẳng định sự phát triển mạnh mẽ có thể gọi là thần tốc của các công trình thủy điện vừa và lớn ở miền Trung và Tây Nguyên là phù hợp với sự phát huy thế mạnh của miền Trung. Các hồ thủy lợi, thủy điện về nguyên lí bao giờ cũng có tác dụng giảm lũ và điều tiết nước mùa kiệt và gánh trên vai trách nhiệm an toàn quốc gia và dân sinh rất lớn. Vừa qua một số ý kiến cho rằng các thủy điện đã vận hành đúng quy trình, nhưng vấn đề là quy trình nào? Có vấn đề trình độ quản lý chưa hiểu đúng quy trình. Việc đóng nước và xả lũ thủy điện An Khê Kanak vừa qua là một ví dụ. Không thể xét theo lợi ích cục bộ mà ở đây là vấn đề an toàn dân sinh và an ninh có tầm quốc gia để xem xét một quy trình,   với cách hiểu quy trình như hiện nay thì nguy cơ thảm họa trên có thể gây ra cho chính các hồ bậc thang thủy điện là rất lớn. .Chúng ta đã có kinh nghiêm vận hành nhiều hồ chứa thủy lợi lớn như Sông Mực ,Kẻ Gỗ ,Phú Ninh ,Sông Rác Khe Tân ,Đá Bàn ,Yadun hạ vv là những hồ chứa nước lớn như các hồ thủy điện hàng chục năm nhưng chưa xảy ra sự cố như việc vận hành các hồ thủy điện vừa qua , Những gì đã xảy ra là bài học cảnh tỉnh và cần được các bên liên quan, các cấp có thẩm quyền xem xét một cách nghiêm túc, cầu thị, khoa học và trách nhiệm trước nhân dân

- Các kết cấu hạ tầng nhất là giao thông tiếp tục bị tàn phá nặng nề, mang tính phổ biến và hệ thống. Đối với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, thiên tai xảy ra thường xuyên liên tục chỉ có mức độ khác nhau từng năm. Tổ hợp bão lũ là thiên tai nặng nề nhất nên ở miền Trung các dự án, công trình yếu tố thiên tai không phải là lồng ghép mà phải trở thành  một nhân tố đảm bảo sự bền vững cho mỗi dự án, công trình cũng như tổ chức cuộc sống của toàn xã hội.

Người dân miền Trung chống chọi với mưa lũ tháng 10/2010

 

- Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang là mối quan tâm của cả nhân loại ,thế nhưng việc phá rùng khai thác khoáng sản san lấp đào xới các dải cát ven biển vv lại đều từ các quyết dịnh của chính quyền cấc địa phương dẫn đến hậu quả của thiên tai cầng cực đoan trầm trọng hơn .Phải chăng thảm họa ơ Đồng Xuân, Hương Khê…có nguyên nhân bắt nguồn từ những quyết định đó?

- Chiến lược quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai là phương hướng hành động cho mỗi vùng , Nhưng chúng ta ứng phó với thiên tai mới ở bề nổi chủ yếu ở khâu cứu trợ và khắc phục hậu quả , đành rằng đó là vấn đề rất quan trọng Thực tiễn cho thấy thên tai và phát triển là bộ đôi song tồn với miền Trung thì vấn đề đó càng sâu sắc hơn nhát là trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng rõ nết hơn .Thế nhưng thưc sự chúng ta chưa hình thành một KHOA HỌC QUẢN LÝ THIÊN TAI ,Các báo cáo sau các đợt thiên tai  mang tính đánh giá thống kê . chưa có một báo cáo ở tầm nghiên cứu khoa học  ngay cả việc     đánh giá vận hành các hồ thuy điện cũng vậy mà có khi vì lý do này khác còn nế tránh sự thật khoa học. Giáo sư viện sỹ Nguyễn văn Hiệu có trao đổi với tôi suy nghĩ của ông cần phải hình thành một lĩnh vực về KHOA HỌC THIÊN NHIÊN VIỆT NAM suy nghĩ đó  có tầm chiến lược về khoa học thiên tai

Đập thủy điện Hố Hô – Hà Tĩnh trong đợt mưa lũ tháng 10/2010

Hàng ngàn khối gỗ trôi về khu vực hồ Bản Vẽ đợt lũ tháng 7/2011

 

-Vấn đề thiếu một bộ máy hữu hiệu quản lý tài nguyên nước và thiên tai thống nhất đủ quyền đủ lực ,phối hợp và quản lý  là yêu cầu thực tiễn cấp bách Mô hình cục Thủy lợi và QLTT ở cấp tỉnh và chi cục ở cấp huyện  là phù hợp với cơ cấu tổng cuc Thủy lợi hiện nay

Nhìn chung lại vòng quay thiên tai ở miền Trung năm nào cũng diễn ra, thiệt hại vẫn còn đeo đuổi nhưng dòng chảy cuộc sống vẫn chạy đều. Miền Trung vẫn phát triển, đời sống người dân vẫn ngày càng được nâng cao đó là quy luật tất yếu của sinh tồn và phát triển.

Các tổ hợp thiên tai diễn ra năm 1999, 2006, 2009 2010 đã cho ta kinh nghiệm và bài học cần rút ra để định hướng đúng sự phát triển của miền Trung chủ động  phòng tránh và thích nghi để phát triển bền vững trong môi trường thiên tai .