Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu long trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng (4).[20/02/12]

20/02/2012 09:15

12

Quy hoạch Đồng bằng Sông cửu long trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng

QUY HOẠCH THỦY LỢI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

VÀ NƯỚC BIỂN DÂNG

(Dự thảo)

(tiếp theo và hết)

(4)

 

 

...

 

VI. CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THỦY LỢI

1. Những tiền đề chính cho quy hoạch thuỷ lợi

a. Xu thế phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL

- Nông nghiệp vẫn sẽ là ngành quan trọng đối với sự ổn định và phát triển ĐBSCL trong tương lai; lúa vẫn sẽ là cây trồng chính và chủ đạo trong nhiều năm tới.

- Thủy sản là một trong hai ngành chính có lợi thế cạnh tranh và giá trị xuất khẩu cao ở ĐBSCL.

- Phát triển cây ăn trái, cây công nghiệp, rau màu… theo hướng đa dạng hóa nông nghiệp.

- Ổn định diện tích lúa khoảng 1,781 triệu ha, sản lượng 21-22 triệu tấn, xuất khẩu đạt 4,5-5,0 triệu tấn.

- Chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất lúa chuyên canh, hướng đến xuất khẩu, phát huy lợi thế sản xuất lúa vụ 3, thủy sản nước ngọt, nước mặn theo hướng chuyên canh và sinh thái, chuyên cây ăn trái, cây công nghiệp và phát triển đa dạng.

b. Xu thế phát triển kinh tế-xã hội

- Quan điểm phát triển kinh tế-xã hội ĐBSCL là đặt sự phát triển của vùng trong bối cảnh phát triển tương lai quốc tế, quốc gia; Phát triển bền vững và hài hòa về kinh tế, an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường; Phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý, khai thác tài nguyên đặc trưng cho phát triển từng tiểu vùng; Phát triển có trọng điểm, trọng tâm, xây dựng kết cấu hạ tầng khung đồng bộ, phát triển mạnh về kinh tế và ổn định chính trị; Động lực chính phát triển vùng là kinh tế nông-lâm-thủy sản và kinh tế cửa khẩu.

- Về phát triển kinh tế, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 7,1%/ năm giai đoạn 2011-2015 và 8,2%/năm giai đoạn 2016-2020. Đến 2020, tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp trong GDP của vùng còn khoảng 30,9%, công nghiệp, xây dựng tăng lên 35,1% và khu vực dịch vụ là 34%. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 55,6 triệu đồng tương đương với 2.700-2.800 USD. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 1.200 USD. Góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh quốc gia và giữ vững mức xuất khẩu vào khoảng 4-5 triệu tấn gạo/năm.

- Về phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, tỷ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2011-2015 tăng khoảng 0,8%/năm, thời kỳ 2016-2020 tăng khoảng 0,85%/năm. Đến năm 2020, dân số của vùng đạt mức 18,8 triệu người (năm 2050 ước tính 31-32 triệu người). Tỷ lệ đô thị hóa của vùng tăng lên nhanh hơn, đạt khoảng 34,2% vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020 đưa giáo dục, đào tạo và dạy nghề bằng và vượt các chỉ số phát triển của các ngành học, bậc học bình quân chung của cả nước. Đến năm 2020, giảm tỷ lệ thất nghiệp lao động ở khu vực thành thị còn khoảng 3,5-4%, đồng thời  tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 88-90% tổng lực lượng lao động trong các ngành kinh tế. Phấn đấu đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của đến năm 2020 khoảng 60% (trong đó đào tạo nghề là 55%). Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2-2,5%/năm. Nâng nhanh tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; chú ý đến vùng khó khăn về nước. Đến năm 2020, về cơ bản 100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh. Thu gom và xử lý chất thải được chú trọng.

- Về an ninh, quốc phòng, đầu tư hoàn chỉnh hệ thống giao thông ra biên giới, hệ thống đồn trạm biên phòng và các khu vực phòng thủ, các khu dân cư và hạ tầng kinh tế-xã hội gắn với quốc phòng bảo vệ biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc Khơmer. Đẩy mạnh công tác giáo dục, vận động quần chúng chấp hành luật pháp, hạn chế tai nạn giao thông, giáo dục nếp sống văn hoá mới, chống mê tín dị đoan.

c. Phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long

            - Phát triển nông nghiệp, thủy sản ở ĐBSCL trên cơ sở dòng chảy kiệt sông Mê Công và xâm nhập mặn. Xâm nhập mặn là hiện tượng phức tạp ở vùng sông ảnh hưởng triều. Bài toán xâm nhập mặn trước đây luôn gắn với khai thác và sử dụng dòng chảy kiệt cả ở thượng lưu Mê Công và ĐBSCL, nay lại thêm tác động của nước biển dâng nên càng phức tạp. Quản lý dòng chảy kiệt được xem là chiến lược quan trọng nhất. “Đảm bảo an ninh dòng chảy kiệt” là yếu tố sống còn đối với sự phát triển ổn định và bền vững của ĐBSCL trong tương lai.

            - Để phát triển và phát triển bền vững, kiểm soát lũ được xem là hướng đi tất yếu ở vùng ngập lụt ĐBSCL. Tuy nhiên, cần lưu ý những vấn đề về chuyển đổi sản xuất linh hoạt ở vùng không kiểm soát lũ để lợi dụng tối đa nguồn lợi từ lũ; Tác động tương hỗ của kiểm soát lũ đến dòng chảy kiệt và xâm nhập mặn; Hiệu quả và hệ quả của bảo vệ sản xuất lúa 3 vụ trong vùng ngập lũ; Tác động của kiểm soát lũ ở mức độ cao đến các hệ sinh thái vùng lũ; Tác động của kiểm soát lũ đến ổn định lòng sông, kênh, cửa sông và bờ biển; Tận dụng nguồn nước lũ để phát triển nông nghiệp/thủy sản, vệ sinh đồng ruộng, không làm giảm lợi ích từ các trận lũ trung bình và lũ nhỏ; Tác động giảm lũ từ hệ thống hồ chứa thượng lưu đến lũ và dòng chảy kiệt.

2. Nhu cầu nước

Về nước ngọt, kết quả tính toán nhu cầu nước của tất cả các hộ sử dụng nước các tháng trong mùa khô hiện trạng và năm 2020, 2050 thể hiện ở bảng 4.1. Một số nhận xét:

- Nhu cầu nước theo phương án các năm không biến đổi nhiều do mặt bằng sản xuất đến năm 2020, 2050 ít thay đổi.

- Nhu cầu nước giữa các năm 2020 và 2050 so với hiện trạng 2008 có sự thay đổi do nhu cầu hiện trạng trong mùa khô luôn nhỏ hơn phương án (phương án tính với tần suất 85% và lại là các năm bất lợi dẫn đến nhu cầu nước tăng cao).

- Kết quả tính thủy lực ĐBSCL cho thấy trong mùa khô, nếu không xem xét đến yếu tố xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường thì lượng nước sông Mekong vẫn bảo đảm đủ tưới cho diện tích cây trồng theo các phương án của ngành nông nghiệp đưa ra.

Bảng 6.1. Nhu cầu nước các tháng mùa khô hiện trạng và đến 2020, 2050 (m3/s)

  

Về nước mặn, Trong vùng NTTS mặn-lợ các hình thức nuôi thủy sản như quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh và bán thâm canh, trong đó chủ yếu là các hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và nuôi quảng canh cải tiến.

- Nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh có mức độ đầu tư nhiều, đòi hỏi thời gian, chi phí lớn và nhiều công sức chăm nom, vì vậy diện tích nuôi loại này không nhiều, khoảng 5-10% diện tích NTTS. Thời gian cho hình thức nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh là từ tháng 2 đến tháng 5, 6. Với hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh cần lớp nước trên mặt ruộng từ 1,2-1,5 m. Qua tính toán, xác định được hệ số cấp Qmax từ 7-10 l/s.ha.

- Nuôi quảng canh cải tiến: Hình thức nuôi này có mức đầu tư không nhiều vốn lắm, nên chiếm phần lớn diện tích NTTS. Mỗi năm có 2 vụ nuôi, vụ 1 bắt đầu từ tháng 11, 12 năm trước tới tháng 4 năm sau, vụ 2 từ tháng 2 tới tháng 7 cùng năm. Với hình thức nuôi này đòi hỏi lớp nước trên mặt ruộng từ 0,7-0,8 m, qua tính toán, hệ số lấy nước Qmax cho 2 vụ này khoảng 5 l/s.ha.

- Diện tích NTTS nước mặn, từ các các số liệu của báo cáo Quy hoạch Nông nghiệp, Quy hoạch Thủy sản, mặt bằng sản xuất của năm 2008,  2020,  2050, số liệu diện tích nuôi trồng thủy sản trong các năm như bảng sau:

 

Bảng 6.2. Diện tích nuôi thủy sản nước mặn

Hạng mục

Đơn vị

2020

2050

Diện tích nuôi thủy sản

ha

890.000

900.000

Tôm nước lợ

ha

620.000

660.110

 

- Tính toán tiêu nước ngọt, trong tính toán tiêu, thường cơn mưa 5 ngày max chứa các tổ hợp mưa 1 ngày max và 3 ngày max, vì vậy ở đây sử dụng mưa 5 ngày max và tiêu trong 7 ngày để kiểm tra khả năng tiêu thoát của hệ thống công trình.

Bảng 6.3. Hệ số tiêu tính theo các trạm khí tượng đại diện

Trạm