Dự án ‘Hệ Mạch cấp nước kết hợp phát điện, giao thông, cải thiện môi trường cảnh quan thủ đô Hà Nội’(2).[29/02/12]
29/02/2012 09:18
Dự án
‘Hệ Mạch cấp nước kết hợp phát điện, giao thông,
cải thiện môi trường cảnh quan thủ đô Hà Nội’
(2)
(tiếp theo)
TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
TÓM TẮT NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN KIẾN NGHỊ
Dự án Hệ Mạch cấp nước kết hợp phát điện, giao thông, cải thiện môi trường cảnh quan của thủ đô Hà Nội bao gồm 3 hợp phần, liên quan chặt chẽ với nhau. Các hợp phần kết hợp lại nhằm giải quyết một cách tổng thể và đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu mà dự án Hệ - Mạch đã đặt ra, góp phần tăng cường cảnh quan đô thị, thúc đẩy kinh tế - xã hội thủ đô phát triển bền vững và toàn diện.
1. Dự án thành phần Hệ Mạch 1 - Cấp nước cho thủ đô Hà Nội từ hồ Hòa Bình
Dự án có nhiệm vụ trọng tâm là giải quyết vấn đề cung cấp nước sạch một cách bền vững, ổn định với lưu lượng lớn, giá thành rẻ cho các nhu cầu dùng nước của thủ đô Hà Nội và các địa phương lân cận. Giải pháp kỹ thuật chủ yếu là xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước hiện đại, tự chảy từ hồ Hòa Bình về Hà Nội. Dọc tuyến xây dựng các đường ống dẫn nhánh, đảm bảo cấp nước dễ dàng cho các nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp… và cải tạo môi trường. Ngoài ra, trên tuyến dẫn xây dựng 1 nhà máy thủy điện và kết hợp trục dẫn chính Hệ Mạch với tuyến đường quy hoạch đã được duyệt (trục Hồ Tây – Ba Vì) nhằm giảm thiểu kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, giảm chi phí đầu tư xây dựng, đầu tư 1 lần đạt được đa mục tiêu, tăng hiệu quả kinh tế cho công trình, phục vụ phát triển thủ đô và đất nước.
Nguồn nước Hệ Mạch 1 lấy từ hồ Hòa Bình qua hệ thống đường dẫn có những ưu việt mà không có hệ thống cấp nước nào khác có thể thay thế được, thể hiện ở các yếu tố chủ yếu sau đây:
Cấp nước
- Hệ thống cấp nước đã được tính toán đảm bảo cấp nước sạch, chủ động, ổn định cho toàn bộ nhu cầu dùng nước của các đô thị thuộc Thủ đô hiện tại cũng như trong tương lai.
- Hệ thống lấy nước hoàn toàn bằng tự chảy, đầu tư 1 lần sử dụng lâu dài, không tiêu tốn điện năng, vì vậy giá thành rất rẻ.
- Nguồn nước được tận dụng triệt để, cùng một giọt nước sinh lợi nhiều lần, mang lại hiệu quả tối đa. Nước từ hồ Hòa Bình qua hệ thống tuy nen được sử dụng để phát điện với công suất lắp máy khoảng 100MW, trước khi cấp nước sạch cho các nhu cầu dùng nước ở hạ lưu: dân sinh, sản xuất, cải tạo môi trường... với lưu lượng khoảng 143m3/s.
- Cấp nước cho công nghiệp và sản xuất nông nghiệp sạch ...bằng hệ thống hoàn toàn tự chảy.
- Đây là nguồn nước sạch bền vững duy nhất ở hiện tại và cả tương lai, với lưu lượng, trữ lượng lớn, có thể đáp ứng mọi yêu cầu dùng nước không những cho thủ đô Hà Nội mà còn có thể phát triển cấp nước sinh hoạt cho các tỉnh, thành lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Hà Nam, Nình Bình (các tỉnh trên thuộc vùng đã và đang bị xâm nhập mặn) nếu có nhu cầu trong tương lai. Các tuyến cấp nước cho các tỉnh nêu trên, tại một số tỉnh có thể được kết hợp xây dựng theo tuyến đê hiện có.
- Là giải pháp duy nhất để cấp nguồn nước ngọt nếu tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, môi trường nước mặt và nước ngầm bị ô nhiễm, ảnh hưởng tới điều kiện sống của nhân dân. Cụ thể là nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn; nguồn nước mặt sông Hồng nói riêng và các sông trong vùng dự án nói chung, diễn biến theo chiều hướng xấu: vào mùa lũ càng ngày càng dữ dội, vào mùa kiệt thì năm sau kiệt hơn năm trước.
- Khi kết hợp với giao thông và cấp nước sẽ giảm thiểu tối đa diện tích đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, do phần lớn hệ thống cấp nước được xây dựng kết hợp với hệ thống đường giao thông.
Môi trường và Cảnh quan
Hiện trạng các con sông của Thủ đô Hà Nội gần như cạn kiệt từ 6 – 8 tháng trong năm. Dòng cơ bản của các sông trong nội thành chỉ là nước thải sinh hoạt và công nghiệp gây nên tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng thuộc hàng đầu thế giới, đã gây nên nhiều dịch bệnh nhất là dịch tả làm thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, suy giảm nguồn nhân lực, ảnh hưởng xấu đến nòi giống Việt và làm mất thể diện Quốc gia.
Việc sử dụng nguồn nước sạch, tự chảy lấy qua tuyến đường ống và thực hiện giải pháp phân các đoạn sông, hồ: sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch... có cao độ thuận lợi, làm các cầu giao thông kết hợp cửa điều tiết, hệ thống phai, đập dâng...trên sông, để điều chỉnh mực nước trong các đoạn sông, tạo nên phong cảnh cho Thủ đô theo ý muốn. Việc nghiên cứu và xác định vị trí các công trình nói trên sẽ được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư. Giải pháp này sẽ giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch, cảnh quan phát triển.
Vào mùa mưa lũ, các hệ thống công trình trên sông sẽ được điều tiết lưu lượng, mực nước theo nhu cầu sử dụng bằng hệ thống phai, cửa xả điều khiển tự động, đảm bảo không ảnh hưởng đến việc thoát lũ của các sông, hồ trong nội thành.
- Duy trì ổn định mực nước hồ Đồng Mô và các hồ khác trong khu vực, góp phần tăng cường cảnh quan khu du lịch và Làng văn hoá các dân tộc Việt Nam.
- Đối với các dòng sông như Tô Lịch, sông Nhuệ...trong khi chờ các dự án xử lý nước thải được triển khai toàn diện và đồng bộ (theo Quyết định 1930/QĐ-TTg ngày 20/11/2009), thì giải pháp sống lại và bảo vệ cảnh quan môi trường cho các dòng sông theo đề xuất của dự án này là tốt nhất.
Tính tối ưu của giải pháp thể hiện ở các phương diện sau: Chi phí thấp nhất, linh hoạt, dễ dàng quản lý, chủ động, bền vững kết hợp đa mục tiêu. Nếu các dự án xử lý nước thải trong tương lai thay thế được các chức năng của hệ thống trên, các tuyến cấp nước này lại được sử dụng để cấp nước sinh hoạt cho Thủ đô phát triển mở rộng, tạo cảnh quan cho Thủ đô theo ý muốn và cho các khu vực tỉnh thành lân cận.
Để so sánh, nếu trong trường hợp sử dụng bơm nước từ sông Hồng (bao gồm bản thân nước sông Hồng hòa trộn với nước sông Đà từ cửa xả thủy điện Hòa Bình) cấp cho các sông, hồ thuộc phạm vi nội thành Hà Nội như sông Tô Lịch, Hồ Tây, Kim Ngưu,...sẽ vô cùng tốn kém, chất lượng xấu, hiệu quả thấp và không bền vững. Như đã biết, sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc, nước chứa hàm lượng phù sa, bùn cát rất lớn, mức độ ô nhiễm cao, chất lượng và trữ lượng không kiểm soát được. Lượng phù sa trung bình trong nước sông Hồng khoảng 1400 - 1800g/m3 (mùa lũ lên tới 20.600g/m3), nếu lấy vào các sông, hồ thuộc nội thành Hà Nội với lưu lượng như dự án đề xuất thì mỗi năm lượng phù sa bồi lấp ước tính khoảng 3.0 – 3.5 triệu tấn (ước tính tương đương gần 10cm/năm). Như vậy, trung bình cứ 5 – 7 năm phải nạo vét sông, hồ 1 lần. Trong khi đó, nguồn nước lấy từ Hồ Hòa Bình chỉ có hàm lượng phù sa bình quân 110g/m3 thì khoảng 50 năm mới phải nạo vét phần lắng đọng do phù sa trong hồ. Từ phân tích trên, thấy rằng chi phí của phương án bơm nước từ sông Hồng, bao gồm: chi phí đầu tư xây dựng trạm bơm, thiết bị, điện năng tiêu thụ, quản lý vận hành, nạo vét lượng bùn cát bồi lắng của 2 nguồn nước sông Đà và nguồn nước sông Hồng...lên tới hàng nghìn tỷ mỗi năm. Trong vòng 50 năm, các chi phí nêu trên sẽ bằng cả tổng mức đầu tư của dự án Hệ Mạch mà vẫn không đạt được những lợi ích như dự án Hệ Mạch.
- Hạn chế ô nhiễm môi trường, tăng cường lưu lượng nước về các sông, các hồ, làm sạch hoá sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy..., góp phần giữ gìn thủ đô xanh, sạch, tăng cường sức khoẻ cộng đồng dân cư, làm đẹp bộ mặt Thủ đô, nâng cao vị thế Quốc gia trên trường Quốc tế.
Giao thông
Khi dự án hoàn thành sẽ tạo nên một trục Hệ Mạch giao thông, cấp nước... và tâm linh sinh khí cho Thủ đô đáp ứng yêu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hoá. Tạo cơ sở hạ tầng quan trọng cho mạng lưới giao thông trong các khu công nghiệp, các đô thị phát triển. Đối với các dự án đã triển khai, tận dụng tối đa các tuyến đường hiện có hoặc đang tiến hành xây dựng nhằm tránh lãng phí chi phí xây dựng và giảm thiểu tối đa kinh phí đền bù, di dân.
Các tuyến đường ống nhánh cấp nước xuất phát từ trục chính sẽ chạy ven theo các tuyến đường hiện có như đường vành đai, các tuyến đê sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ... đảm bảo phù hợp với các quy hoạch đã được duyệt như Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, Quy hoạch sông Đáy, Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Dự án thành phần Hệ Mạch 2 - Đập dâng sông Hồng kết hợp cầu giao thông
Dự án có nhiệm vụ kết hợp với dự án thành phần Hệ Mạch 1 để tối ưu hóa nhiệm vụ cấp nước chung của dự án tổng thể. Trong đề án Hệ Mạch, lượng nước dự kiến cấp cho sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch ...khoảng 53m3/s, chiếm xấp xỉ 37% tổng lượng nước của đề án. Bằng việc xây dựng đập dâng trên sông Hồng kết hợp giao thông nối Ba Vì (Hà Nội) với Việt Trì (Phú Thọ) sẽ sử dụng nước ở hạ lưu nhà máy thuỷ điện Hòa Bình để cung cấp nước tự chảy cho các sông trên (chi tiết sẽ được phân tích dưới đây). Lượng nước dư từ dự án Hệ Mạch 1 nói trên sẽ được sử dụng để dự trữ và tập trung phát triển mở rộng cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, môi trường... cho thủ đô Hà Nội và các tỉnh thành lân cận theo từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Giải pháp cấp nước từ sông Tích để làm sống lại dòng sông Đáy vào mùa kiệt là nhờ có đập dâng sông Hồng kết hợp giao thông, mực nước sông Đà được điều tiết và nâng cao để tiếp nước cho sông Đáy với lưu lượng khoảng 36.5m3/s. Theo phương án này, nước từ sông Đà được lấy qua cống Thuần Mỹ của sông Tích (đã và đang thi công) chảy theo kênh Tây Ninh hiện có tại vị trí trạm bơm Săn (Thị trấn Liên Quan, Thạch Thất), đổ vào sông Đáy tại xã Liên Hiệp (Phúc Thọ), cách hạ lưu Đập Đáy khoảng 3.5km.
Phương án này sẽ đảm bảo không cần làm mới cống Cẩm Đình (vừa được xây dựng xong) và không phải đào sâu sông toàn tuyến. Ngoài ra, tuyến đập được xây dựng kết hợp với cầu giao thông phía trên đập sẽ tạo tuyến đường giao thông thuận tiện nối giữa khu vực phía tây Hà Nội và thành phố Việt Trì, kết nối Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, tuyến đường đê hữu Hồng, tỉnh lộ 411... với Quốc lộ 2, Đại lộ Hùng Vương, đường Xuyên Á, rút ngắn được 35km khoảng cách giữa Hà Nội – Việt Trì.
Khi xây dựng và vận hành đập điều tiết kết hợp cầu giao thông trên sông Tích tại vị trí sau điểm tiếp nước vào kênh Tây Ninh (khoảng lý trình K60 của sông Tích), mực nước trên kênh Tây Ninh sẽ được nâng cao, đảm bảo đủ khả năng dẫn nước tự chảy vào sông Nhuệ và sông Tô Lịch (Chi tiết sẽ được thực hiện trong giai đoạn lập dự án đầu tư).
Căn cứ văn bản số 4745/UBND – NN ngày 14/6/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội V/v điều chỉnh phân kỳ đầu tư của dự án Tiếp nước, cải tạo khôi phục sông Tích và bổ sung hạng mục đập dâng trên sông Tích để phục vụ tiếp nước cho sông Đáy. Theo đó, nhất trí với đề xuất của Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh về việc điều chỉnh phân kỳ đầu tư dự án Bổ sung giai đoạn 1 từ Sơn Tây đến cầu sông Tích qua đại lộ Thăng Long để tiếp nước cho sông Đáy.
Tuyến đập dâng kết hợp cầu giao thông qua sông Hồng sau khi được xây dựng tạo ra chênh lệch cột nước thượng, hạ lưu khoảng 5.0 – 5.5m sẽ được sử dụng để phát điện. Dự kiến xây dựng nhà máy thủy điện (Hệ Mạch 2) kiểu lòng sông, cột nước thấp với công suất lắp máy khoảng 90MW. Chế độ vận hành nhà máy thủy điện Hệ Mạch 2 là phát điện theo dòng cơ bản, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến dòng chảy tự nhiên của sông Hồng.
3. Dự án thành phần 3 – Cải tạo sông Đáy đoạn qua thành phố Hà Nội
Hợp phần dự án này có nhiệm vụ kết hợp với dự án thành phần Hệ Mạch 1 và 2, đảm bảo thực hiện các mục tiêu chung của dự án.
Thủ đô Hà Nội là nơi khởi nguồn của 4 con sông chính: sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ và sông Tô Lịch với tổng chiều dài khoảng 450km. Trong đó, sông Đáy là lớn nhất và là hợp lưu của các sông trên. Vấn đề cải tạo sông Đáy ngày càng trở nên cấp thiết, đồng thời phù hợp với toàn bộ các chủ trương, định hướng quy hoạch của Đảng, Nhà nước đối với thủ đô Hà Nội.
Công tác cải tạo sông Đáy đoạn qua địa bàn thành phố Hà Nội có tầm quan trọng đặc biệt, góp phần từng bước nâng cao đời sống nhân dân, đáp ứng nguyện vọng của người dân Thủ đô. Công trình được xây dựng nhằm đảm bảo các nhiệm vụ chính là cấp nước tưới, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp và phòng chống lũ, cải tạo môi trường và kết hợp phát triển giao thông, chỉnh trang đô thị. Đồng thời, dự án sẽ tạo cơ sở hạ tầng quan trọng khai thác các tiềm năng dọc hai bờ sông, thu hút vốn đầu tư cho các ngành kinh tế khác như du lịch, dịch vụ.... phù hợp với các định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Dự án sẽ tạo ra 2 tuyến đê vững chắc, bền vững, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác phòng chống lũ lụt cho Thủ đô. Đồng thời, tuyến đê kết hợp giao thông sẽ kết nối thủ đô Hà Nội với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, tuyến đê biển quốc gia về phía nam; nối Hà Nội với trục đê sông Hồng, tỉnh Vĩnh Phúc, cầu vành đai 4 ở phía bắc và tạo được cảnh quan như sông Volga, sông Seine,... ở nội đô các nước phát triển trên thế giới. Ngoài ra, sông Đáy nằm giữa Thủ đô mở rộng, là bộ mặt và điểm nhấn của Thủ đô trong tương lai gần. Chính vì vậy, việc cải tạo sông Đáy càng trở nên cấp thiết và phải có quy mô tương xứng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và nâng cao tầm vóc của Thủ đô Hà Nội.
Phương án cải tạo sông Đáy đoạn qua Thủ đô Hà Nội được lựa chọn là phương án 1: cải tạo toàn bộ lòng dẫn, thực hiện phân lũ theo dòng, đảm bảo lưu lượng phân lũ 2.500m3/s. Tuyến sông theo tuyến quy hoạch. Kích thước đáy lòng dẫn rộng B = 500m. Khoảng cách giữa 2 chân đê phía sông rộng tối thiểu 500m. Đê tả, hữu Đáy được gia cố nâng cấp theo tuyến và đạt cao trình thiết kế. Mặt đê được xây dựng thành đường cấp I đồng bằng, có châm chước (chiều rộng mỗi làn đường 11.25m). Chân đê phía đồng xây dựng đường gom dân sinh.
Phương án trên có các ưu điểm chủ yếu sau:
- Phù hợp với các định hướng của Chính phủ, Quy hoạch tiêu thoát lũ, Quy hoạch chung xây dựng thủ đô, Quy hoạch giao thông và các quy hoạch có liên quan khác.
-