Một số vấn đề đặt ra khi nghiên cứu sửa đổi Nghị định 115/NĐ-CP/2008.[09/03/12]
09/03/2012 10:58
MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA KHI NGHIÊN CỨU
SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 115/NĐ-CP/2008
Nguyễn Xuân Tiệp
CCWR - VNCOLD
Bộ Tái chính đã dự thảo sửa đổi Nghị định 115, đang lấy ý kiến của các ngành ở TW và địa phương để hoàn chỉnh văn bản trình Chính phủ. Tuy chưa nghiên cứu kỹ, nhưng nhìn tổng quát dự thảo vẩn chưa giải quyết cơ bản về vấn đề mức vốn cấp bù TLP, đang lúng túng do vẩn lấy cái "gốc" của Nghị định 143 về TLP để sửa đổi
Để có văn bản sửa đổi phù hơp với yêu cầu, xin trao đổi môt số vấn đề cần quan tâm sau đây :
Sự khác biệt của Nghị định 143 và 115
Nghị đinh 115 thay thế NĐ 143 có sự khác biệt đáng kể về mục tiêu, nhưng do chưa nhận rõ sự khác biệt đó, nên qua trình hoạch định, ban hành, thực thi Nghi định đã gặp khó khăn, lúng túng. Sự khác nhau thể hiện ở các nội dung :
Về mục tiêu cơ bản
Muc tiều cơ bản của 2 Nghi định khác nhau thể hiện ở 2 hình thức trả TLP :
+ Nghị định 143 :
Nông dân ( người sử dụng nước ) phải trả TLP cho 2 tổ chức quản lý KTCTTL, đó là công ty khai thác công trình thuỷ lợi ( IMC ) và tổ chức hợp tác dùng nước (HTDN ) theo mức qui định, có nghĩa là cả hai tổ chức IMC, HTDN thu TLP từ nông dân
+ Nghị đinh 115 :
Nông dân chỉ trả phần TLP nội đồng ( bằng 25-30 % Tổng TLP ) cho HTDN, còn lại 70 – 75 % nông dân được miễn, nhà nước trả thay cho nông dân ( cấp bù ).
Như vậy, thực hiên 115 cả IMC và HTDN đều thu TLP từ 2 đối tượng khác nhau IMC thu TLP từ nhà nước, còn các HTDN thu TLP từ nông dân.
Nông dân được miễn phần TLP trả cho IMC trước đây và có trách nhiệm trả phần thuỷ lợi phí nội đồng cho HTDN
Nhà nước đã thực hiện bao cấp về TLP, nên các tổ chức quản lý KTCTTL ( IMC, HTDN ) đã có vốn kịp thời chi cho O&M do nhà nước cấp bù do miễn TLP
Về mức thu TLP
+ Nghị định 143 :
Mức thu TLP của NĐ 143
Mức thu qui định ở mức thấp, chỉ bằng 40 – 60 % tổng chi phí hợp lý ( tính bình quân trên toàn vùng ), phần còn lại nhà nước cấp bù ( ghi tại điều 12, 13, 16 ) Dựa vào kết quả thực hiện mức thu ( bằng thóc ) của Nghị định 112 đã được nông dân chấp nhận trả trong nhiều năm để qui định mức thu TLP, nhưng nay được chuyển đổi thành tiền theo giá cả
của năm 1999 – 2000 ( giá thóc tại thời điểm tính là 1500-1800 - 2000 VNĐ / kg ). Như
vậy mức thu này không căn cứ vào định mức chi phí mà chỉ dựa vào khả năng đóng góp của nông dân ở từng vùng cụ thể để quyết định
Thực hiện NĐ 112, hàng năm cả nước đã thu được bình quân 400.000 tấn thóc, nếu thóc được qui đổi ra tiền theo giá thóc hiện nay ( 2012 ) thì TLP thu đưọc tương đương trên 2 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ bằng phần TLP nhà nước cấp bù do miễn TLP của năm 2010
Theo số liệu điều tra thì đến 2007 ( sau hơn 2 năm ) cả nước chỉ mới có gần 70 % tổng số tỉnh thực hiện NĐ 143, do mức thu qui định bằng tiền không phù hợp với yêu cầu chi phí thực tế hàng năm, nhưng lại không được điều chỉnh khi giá cả thị trường biến động, nhất là giá vật tư, nhiên liệu, điện, nhân công đã tăng gấp từ 2 - 3 lần so với mức qui định
Mời download & xem file đính kèm.