Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2 (3).[22/03/12]
21/03/2012 16:11
Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2
(3)
NƯỚC THẤM CHẢY THÀNH DÒNG, THÀNH VÒI QUA ĐẬP
THỦY ĐIỆN SÔNG TRANH 2 KHÔNG THỂ COI THƯỜNG
KSCC. Hoàng Xuân Hồng
Trưởng Ban Khoa học Công nghệ –
Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam
Qua các tin tức trên báo chí và truyền hình Việt
Mời thảo luận và xem bài đã có trên website của VNCOLD:
www.vncold.vn/web/Content.aspx?distid=2957
Chúng ta đều biết vật liệu bê tông không thể chống thấm tuyệt đối nên trong các đập bê tông trọng lực bao giờ cũng bố trí các hành lang thu nước thấm rồi cho chảy ra hạ lưu đập. Tùy theo quy mô của đập mà các nhà tư vấn thiết kế có thể bố trí một hoặc nhiều tầng hành lang. Trong hành lang đặt các thiết bị đo các yếu tố kỹ thuật như thấm, chuyển vị, nhiệt độ, ... Riêng về thấm, các nhà tư vấn tính toán lưu lượng thấm cho phép qua toàn bộ thân đập theo các tiêu chuẩn hiện hành nhưng tuyệt nhiên không cho thấm trên mặt đập, càng không cho phép nước chảy thành dòng.
Về khe nhiệt và khe co dãn thì tùy theo quy mô, kích thước và tính chất của nền đập mà tư vấn bố trí các khe nối giữa các đoạn đập để đề phòng việc chuyển vị không đều giữa các đoạn đập do các nguyên nhân chênh lệch về lún, nhiệt độ và động đất. Tại các khe nhiệt và khe co dãn phải bố trí ít nhất là 1 hàng vật chắn nước (với đập cao như Sông Tranh 2 thông thường bố trí 2 hàng vật chắn nước) từ đỉnh đến chân đập bằng đồng hoặc bằng nhựa PVC có tuổi thọ hàng trăm năm nhưng phải đảm bảo tuyệt đối đảm bảo chất lượng không cho nước thấm qua các vật chắn.
Việc Ban Quản lý Dự án Điện 3 khẳng định dòng thấm chảy ra phía hạ lưu đã được nghiệm thu và đánh giá đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình là không đúng về bản chất. Ở đây có thể có sự nhầm lẫn giữa lưu lượng thấm cho phép trên toàn bộ thân đập và lưu lượng nước chảy qua đập thành dòng, thành vòi tại một số điểm của khe nhiệt và khe co dãn, khe lún.
Vì không có tài liệu đồ án thiết kế để nghiên cứu và xem xét nên chúng tôi không thể xác định được thật đúng nguyên nhân do thiết kế hay thi công nhưng với những nhận biết qua các kênh thông tin như trên có thể xét đoán được là các khớp nối ở khe nhiệt hoặc khe co giãn, khe lún bị hỏng.
Với cách xử lý hiện nay như mô tả trên báo chí và đài truyền hình sẽ không đem lại kết quả vì không thể bịt được dòng chảy có áp lực bằng các công nghệ đơn giản và thô sơ như vậy. Hiện nay cũng không có phụ gia nào có khả năng làm đông cứng nhanh khi nhét vào khe nứt để ngăn dòng chảy có áp lực lớn.
Việc tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý thì chắc chắn Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ làm nhưng theo chúng tôi thì việc này không thể xem thường vì dòng chảy qua khe nứt của đập với áp lực cột nước lớn sẽ xói mòn các vật liệu xung quanh và mở rộng một cách nhanh chóng các vết nứt và việc cứu chữa sẽ vô cùng khó khăn. Nguy cơ vỡ đập sẽ cao khi có những tác động mạnh do sóng bão hoặc động đất.