Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2 (4).[22/03/12]

22/03/2012 11:23

29

Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2

(4)

Mời thảo luận và xem bài đã có trên website của VNCOLD:

Web/Content.aspx?distid=2957

Web/Content.aspx?distid=2958

Web/Content.aspx?distid=2959

Web/Content.aspx?distid=2960

 

Bàn về vết nứt đập Sông Tranh 2

TS. Nguyễn Trí Trinh

Ủy viên Ban Chấp hành Hội Đập lớn

Mời thảo luận và xem bài đã có trên website của VNCOLD:

Web/Content.aspx?distid=2957

Web/Content.aspx?distid=2958

Web/Content.aspx?distid=2959

Web/Content.aspx?distid=2960

Mấy hôm nay cả nước nóng lên vì nứt và thấm đập thuỷ điện Sông Tranh 2. Các cơ quan quản lý, địa phương đã khẩn trương vào cuộc, Ban QL điện 3 (Ban 3) cũng đã có giải thích tình trạng này (trích từ Vnexpress) như sau:

‘Hiện tượng nước chảy ra ở 3 vị trí phía hạ lưu đập là bình thường tại vị trí khe nhiệt (không phải khe nứt). 30 khe nhiệt này được thiết kế bố trí và thi công đều trên toàn tuyến đập, xuyên suốt từ phía thượng lưu về hạ lưu, nhằm triệt tiêu ứng suất nhiệt gây nứt bêtông trong quá trình thi công và vận hành. Các dòng chảy ra phía hạ lưu đập và toàn bộ lượng thấm qua đập khoảng 30 lít một giây, nằm trong tầm kiểm soát, an toàn vận hành hồ chứa’.

Mặt khác để khắc phục tình trạng này, BQL điện 3 đã cho tiến hành là xử lý hạ lưu, tức bịt nước ra hạ lưu đập.

Trước tình trạng trên, xin được chia sẻ một số quan điểm sau:

Giải thích vai trò, nhiệm vụ của khe nhiệt như Ban 3 là phù hợp. Tuy vậy đây chỉ là vai trò và nhiệm vụ, còn yêu cầu thiết kế như thế nào, tình trạng thi công ra sao là một vấn đề cần làm rõ hơn. Như đã biết do bố trí khe nhiệt làm cho bề mặt bê tông thông suốt từ thượng lưu đến hạ lưu. Để tránh nước xuyên qua khe này chảy về mái hạ lưu đập, người thiết kế phải thiết kế khớp nối nối 2 khối đập lại, ngăn ngừa nước xuyên qua khớp nối. Tuỳ thuộc vào chiều cao cột nước mà người thiết kế đưa ra các giải pháp vật chắn nước, thu nước trong khớp nối phù hợp hoặc bổ sung các biện pháp khác nhằm ngăn ngừa triệt để dòng thấm về

mái hạ lưu đập. Về nguyên tắc thiết kế mái đập hạ lưu đập bê tông là không có nước vì tất cả các nước rò rỉ đều được  kiểm soát bằng các ống tiêu nước, hành lang thu nước…Hiện tượng nước chảy ra mái tương đối nhiều (không phải thấm) là đáng xem xét.

Về biện pháp xử lý ngăn ngừa dòng thấm từ hạ lưu như đã làm sẽ làm nước ngầm trong thân đập nâng cao lên cho đến khi bằng MNTL sẽ cân bằng. Biện pháp này mang tính giải pháp tình huống , cần nghiên cứu các giải pháp triệt để hơn.

Qua sơ bộ phân tích, xin kiến nghị:

Phân tích hồ sơ thiết kế và hồ sơ Thi công tại các vị trí khớp nối để đánh giá chất lượng thiết kế, chất lượng thi công;

Nếu đánh giá an toàn hoặc kiểm tra quan trắc thấy có vấn đề thì lập tức cho hạ mực nước hồ bằng việc phát điện tối đa.

Lên các phương án xử lý triệt để thấm (bề mặt thượng lưu đập, các khớp nối) để sẵn sàng sửa chữa.