Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2 (7).[27/03/12]

27/03/2012 08:37

37

Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2 (7)

Chống thấm ở đập bê tông đầm lăn (RCC)

 

TS. Đào Trọng Tứ

Mời thảo luận và xem bài đã có trên website của VNCOLD:

Web/Content.aspx?distid=2957

Web/Content.aspx?distid=2958

Web/Content.aspx?distid=2959

Web/Content.aspx?distid=2960

Web/Content.aspx?distid=2961

Web/Content.aspx?distid=2962

Web/Content.aspx?distid=2964

Cũng đã có một sự ố rò rỉ đối với đập RCC ở Mỹ.  Đập RCC đầu tiên được xây dựng tại Mỹ vào những năm 1981-1983- Đập Willow Crick  (cao 52 m) trên một nhánh sông Columbia.  Đập do  Cục Công trình quân đội Mỹ thi công. Quá trình thi công diễn ra thuận lợi, tốc độ thi công nhanh, kinh phí tiết kiệm hơn (từ 50 triệu USD còn 35 triệu USD – thời giá năm 1983). Tuy nhiên, ngay từ khi tích nước hồ chứa người ta đã phát hiện có sự rò rỉ nước bất thường tại đây. Ngay  sau đó các chuyên gia trong ngành đã xử lý các điểm rò rỉ bằng cách bơn phụt hợp chất bê tông chống thấm để khắc phục sự cố với mức kinh phí lên đến 2 triệu USD (kinh phí xây đập là 35 triệu USD – năm 1983, tức kinh phí sửa chữa bằng 5,7% kinh phí xây dựng). Kết qủa lượng nước rò rỉ giảm được 75%. Thế nhưng các chuyên gia của Mỹ vẫn lo ngại về sự an toàn của đập và vẫn đang tiếp tục xử lý. Ngoài ra với sự phân tầng về nhiệt đối với nước trong hồ trữ của đập thủy điện cũng như qúa trình phân hủy xác thực vật gây ra hiện tượng thiếu oxy, làm sản sinh khí hydrogen sulfide và làm tăng chất acid sulfuric trong nước. Đây chính là điều kiện để đẩy nhanh qúa trình phá hủy đối với đập RCC, nhất là nơi những khe nước rò rỉ qua. Cuối cùng để giảm tác hại cho đập RCC các chuyên gia của Mỹ đã phải lắp đặt một nhà máy sục khí tại hồ trữ nước của đập thủy điện nhằm làm giảm qúa trình phân tầng nhiệt…,  sản sinh ra acid. Tuy nhiên việc tranh cãi và xử lý sự cố rỏ rỉ của đập thủy điện trên sông Columbia của Mỹ hiện vẫn đang tiếp tục diễn ra. Ví dụ này đề cho thấy các nhà khoa học trong ngành cần phải nhanh chóng đánh giá về mặt khoa học và kỹ thuật đối với hiện tượng rò rỉ đang xảy ra đối với đập thủy điện Sông Tranh 2 để có hướng xử lý thích hợp nhất.

Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD) là tổ chức tập hợp nhiều chuyên gia giỏi của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng đập lớn. Nếu tôi không nhầm thì chính  GS. TSKH. Phạm Hồng Giang là người giới thiệu kỹ thuật xây đập RCC ở Việt Nam từ vài chục năm trước. GS. Giang cũng đã có nhiều ý kiến trên các mặt báo về câu chuyện Sông Tranh 2.  Tôi đề nghị VNCOLD nên tổ chức nghiên cứu và khảo sát thực địa sớm nhất có thể để đánh giá về vấn đề nước thấm tại đập  Sông Tranh 2.

Là Hội nghề nghiệp gắn liền nhất với các đập của Việt Nam, ý kiến của Hội chắc sẽ giúp nhiều cho các cơ quan nhà nước và góp tiếng nói có giá trị với công luận..