Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2 (13).[05/04/12]

05/04/2012 10:59

31

Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2 (13)

 

Không thể khoán trắng sinh mạng của người dân ở hạ du đập cho doanh nghiệp.

Mời thảo luận và xem bài đã có trên website của VNCOLD:

Web/Content.aspx?distid=2957

Web/Content.aspx?distid=2958

Web/Content.aspx?distid=2959

Web/Content.aspx?distid=2960

Web/Content.aspx?distid=2961

Web/Content.aspx?distid=2962

Web/Content.aspx?distid=2964

Web/Content.aspx?distid=2965

Web/Content.aspx?distid=2966

Web/Content.aspx?distid=2967

Web/Content.aspx?distid=2968

Web/Content.aspx?distid=2969

Web/Content.aspx?distid=2970

BBT. Vừa qua, PV Trí Tín, VnEpress, đã gửi câu hỏi đến GS.TSKH. Phạm Hồng Giang, Chủ tịch VNCOLD. Dưới đây là câu hỏi &  trả lời.

1.     Giải pháp cụ thể để sớm xử lý dứt điểm sự cố  ở đập thủy điện Sông Tranh 2 ?

Việc bịt các chỗ nước chảy ra mái hạ lưu không thể coi là biện pháp đảm bảo chống thấm triệt để, ổn định lâu dài, cho đập bị thấm như thế này. Việc làm thông nước xuống hạ lưu là cũng có thể tiến hành song nếu chỉ như vậy thì nước thấm sẽ không giảm. Hơn nữa, nếu chất lượng thân đập không đảm bảo thì sẽ gây hậu quả phức tạp. Cần thận trọng khi khoan đục thân đập khi nước còn cao trong hồ.

Theo tôi, cần phải chống thấm từ mặt thượng lưu đập. Do dùng ít xi măng nên khả năng chống thấm của bê tông đầm lăn bị hạn chế hơn so với bê tông thường. Khả năng chống thấm tại mặt thượng lưu đập bê tông đầm lăn phải được đặc biệt coi trọng, chẳng hạn như ở đập Miel 1 (Columbia), đập  bê tông đầm lăn cao nhất thế giới 188m kể đến trước năm 2007, người ta đã dán lớp màng chống thấm (geomembrane) ngay từ trước lúc tích nước hồ để đảm bảo tuyệt đối không thấm.  Đối với đập Sông Tranh 2, để gia cố chống thấm cho mặt thượng lưu, có nhiều cách giải quyết. Nếu xử lý ‘khô’ thì  phải hạ thấp mức nước hồ, làm khô mái thượng lưu rồi dán màng chống thấm như đã nêu ở trên, hoặc sơn phủ đặc biệt chống thấm, hoặc phụt lớp gia cố chống thấm cho bê tông phía mặt thượng lưu,… Tuy nhiên, nếu xử lý khô thì phải hạ mức nước hồ, vừa đòi hỏi thời gian, vừa thiệt điện năng.

Giải pháp hiệu quả nhất  với công nghệ mới là dán lớp màng chống thấm (geomembrane) vào mặt thượng lưu và thi công trong nước. Như vậy, có thể không phải chờ giảm mức nước hồ, nhà máy thủy điện vẫn hoạt động bình thường. Giải pháp này đã được áp dụng thành công cho nhiều trường hợp tương tự trên thế giới, như trường hợp đập bê tông đầm lăn Platanovryssi (Hy Lạp) năm 2002. Đập này cao 95m và có vết nứt nhỏ trên mái thượng lưu và dòng thấm tràn ra mặt hạ lưu với lưu lượng cũng khoảng 30 l/s, tượng tư như lượng thấm ở đập Sông Tranh 2.

 

2.     Việc qui hoạch, phát triển thủy điện tràn lan như hiện nay gây tác hại như thế nào cho môi trường sống trong tương lai gần?

Khai thác nguồn thủy năng đem lại cho con người những lợi ích rất to lớn. Nhiều  nước phát triển đã khai thác hầu như triệt để nguồn năng lượng này và trên thế giới không đâu có nguồn thủy năng có thể khai thác được mà người ta lại bỏ qua. Thủy điện được coi là nguồn năng lượng ‘sạch’ và tái tạo. Gần đây, do xảy ra sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima (Nhật Bản), người ta có xu hướng giảm dần điện hạt nhân và thay vào đó là phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, trong đó có thủy điện. Ở nước ta, thủy điện giữ vai trò quan trọng, chiếm khoảng 35% tổng sản lượng điện. Phát triển thủy điện là chủ trương đúng đắn.

Tuy nhiên việc quản lý qui hoạch, xây dựng, vận hành thủy điện còn lỏng lẻo và bất cập để xảy ra tình trạng trách nhiệm không rõ ràng, ai cũng có thể đứng ra xây đập và vận hành đập, các yêu cầu kỹ thuật bị coi thường, không quan tâm gì đến hiệu quả sử dụng tổng hợp nguồn nước trong đó có việc giảm nhẹ thiên tai, lợi dụng phá rừng bừa bãi,...Nếu ‘pháp luật của ta hiện nay dường như đã ủy quyền cho chủ đầu tư, các nhà thầu trong việc xây dựng, kiểm soát chất lượng, bảo đảm an toàn công trình..’ (lời của vị cán bộ có chức trách kiểm định quốc gia về chất lượng công trình) thì hết sức nguy hiểm trong trường hợp công trình đập. Không thể khoán trắng sinh mạng của hàng vạn người dân cùng với những tài sản, kết cấu hạ tầng quốc gia ở hạ du của đập cho các doanh nghiệp mà mối quan tâm hàng đầu là lợi nhuận.