Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2(16).[14/04/12]

16/04/2012 09:13

29

Mời thảo luận và xem bài đã có trên website của VNCOLD:

Web/Content.aspx?distid=2957

Web/Content.aspx?distid=2958

Web/Content.aspx?distid=2959

Web/Content.aspx?distid=2960

Web/Content.aspx?distid=2961

Web/Content.aspx?distid=2962

Web/Content.aspx?distid=2964

Web/Content.aspx?distid=2965

Web/Content.aspx?distid=2966

Web/Content.aspx?distid=2967

Web/Content.aspx?distid=2968

Web/Content.aspx?distid=2969

Web/Content.aspx?distid=2970

Web/Content.aspx?distid=2973

Web/Content.aspx?distid=2975

Web/Content.aspx?distid=2980

Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2

(16)

 

Về sửa chữa đập Sông Tranh 2

M. Hồ Tá Khanh

Chuyên gia về đập

Trên báo chí và trong các phát biểu của những người có trách nhiệm, ai cũng chỉ chú ý đến dòng thấm tuôn ra ở hạ lưu đập. Nhưng là chuyên gia về đập, chúng tôi biết rằng dòng thấm hạn chế nào đó qua khe thẳng đứng trong đập bê tông trọng lực không thực sự nguy hiểm nếu nó không tăng lên đột ngột và rất lớn.

Tuy nhiên, cho đến nay, không thấy ai lo lắng về sự dâng cao dòng thấm có thể xảy ra trong đập mà đấy là yếu tố chính tác động đến ổn định đập!  Vì thế nên tôi cho rằng bước xử lý trước tiên là ngăn dòng tràn bằng cách trám khe ở mặt hạ lưu và phụt vào đập có thể làm tình trạng đập xấu đi so với lúc đầu!

Hiện tại, quyết định hạ thấp mức nước hồ là phù hợp nhất (lẽ ra phải làm ngay từ đầu) cho dù có bị mất nước và điện năng, song trên hết vẫn phải là an toàn cho dân cư ở hạ du.

Để sửa chữa hiệu quả và bền vững, theo tôi, sử dụng màng chống thấm Carpi là tốt nhất. Ở Tập đoàn Điện lực Pháp (Electricité de France, EDF), chúng tôi có nhiều kinh nghiệm sửa chữa đập tương tự như thế bằng nhiều cách (sơn polymer chống thấm, các loại màng chống thấm,..v.v.) và màng chống thấm Carpi cho kết quả tốt nhất (tại Pháp và trên thế giới). Đối với đập Sông Tranh 2, khó khăn hiện nay là lựa chọn các phương pháp sửa chữa thích hợp nhất (thực hiện dưới nước hay trên mặt thượng lưu khô), phủ kín toàn bộ bề mặt hay chỉ ở một số chỗ khe và vết nứt trên bề mặt thượng lưu,..v.v. Phải xem xét kỹ về kỹ thuật và kinh tế khi lựa chọn, nghĩa là phải cân nhắc  rủi ro do các vết nứt có thể phát triển trong tương lai và do bê tông đầm lăn (RCC) mất khả năng ngăn thấm.

Vùng khe nứt ở măt thượng lưu đập RCC Platanovryssi (Hy Lạp)

được xử lý màng chống thấm

 

Tôi nghĩ rằng các kỹ sư  Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm về chuyện này và vì vậy nên tham khảo một số chuyên gia nước ngoài trước khi quyết định.