Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2(19).[27/04/12]

26/04/2012 09:02

16

Mời thảo luận và xem bài đã có trên website của VNCOLD:

Web/Content.aspx?distid=2957

Web/Content.aspx?distid=2958

Web/Content.aspx?distid=2959

Web/Content.aspx?distid=2960

Web/Content.aspx?distid=2961

Web/Content.aspx?distid=2962

Web/Content.aspx?distid=2964

Web/Content.aspx?distid=2965

Web/Content.aspx?distid=2966

Web/Content.aspx?distid=2967

Web/Content.aspx?distid=2968

Web/Content.aspx?distid=2969

Web/Content.aspx?distid=2970

Web/Content.aspx?distid=2973

Web/Content.aspx?distid=2975

Web/Content.aspx?distid=2980

Web/Content.aspx?distid=2983

Web/Content.aspx?distid=2987

Web/Content.aspx?distid=2992

Diễn đàn về hiện tượng nước thấm qua đập Sông Tranh 2

(19)

 

Khắc phục sự cố rò rỉ đập thủy điện

Sông Tranh 2:

Nên chọn phương án nào?

 

Đã hơn một tháng nay, kể từ khi phát hiện rò rỉ nước khá nghiêm trọng trên mặt đập phía hạ lưu  thủy điện Sông Tranh 2, đã có nhiều cuộc bàn thảo giữa các bên có liên quan, cùng sự tư vấn của nhiều nhà khoa học-công nghệ trong và ngoài nước để tìm nguyên nhân và cách khắc phục sự cố. Mới đây, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đã yêu cầu Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) phải mời nhà thầu có kinh nghiệm để thực hiện việc chống thấm cho đập thủy điện. Để hiểu rõ thêm về việc này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn GS.TSKH. Phạm Hồng Giang, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT, Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD), Phó Chủ tịch Ủy hội Đập lớn Thế giới.

Ø Thưa ông, đã xác định được nguyên nhân rò rỉ nước và khắc phục sự cố tại hiện trường như thế nào?

- Mọi người đều thấy là nước thấm qua thân đập với lưu lượng lớn (con số được công bố là khoảng 75 lít/s). Cơ quan quản lý cho biết nguyên nhân là do các khe nhiệt và hành lang thoát nước trong thân đập không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Đập bê tông lớn nào cũng có những khe do các yêu cầu thi công, tỏa nhiệt, phòng lún không đều, …  nhưng chúng đều  phải được xử lý cẩn thận bằng các lá chống thấm bằng đồng hoặc nhựa, cao su…Trong đập còn có hành lang tiêu thoát nước, nước được gom lại rồi theo đường ống riêng xuống hạ du. Nghe nói đã “quên” không đặt đủ đường ống dẫn này. Biện pháp được tiến hành lúc đó là trám bịt nước tràn ở mái hạ lưu và sửa hệ thống thoát nước. Mức nước hồ đã được giảm xuống. Tuy nhiên chất lượng thân đập và phần bê tông đầm lăn ‘biến thái’(?) chống thấm phía mặt thượng  lưu đập vẫn chưa thấy ai nhắc đến và vẫn còn là dấu hỏi rất lớn.  Sau khi nhận được thông tin về sự cố, VNCOLD đã có ý kiến ngay là để đảm bảo an toàn lâu dài của đập thì cần phải xử lý chống thấm thật chắc chắn ở mặt thượng lưu đập.  Gần đây, cơ quan quản lý đã thông báo phương án xử lý là dán chỗ khe nhiệt ở mặt thượng lưu đập bằng tấm SR kết hợp với bơm keo Polyurethane. Ai cũng biết nếu để tình trạng thấm xuyên thân đập kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn, độ bền vững của đập. Nên nhớ đây là một công trình lớn. Để xảy ra sự cố,  các cơ quan chức năng sẽ phải làm sáng tỏ, song những thiếu sót về kỹ thuật và quản lý đều có thể mắc phải trong các khâu: thiết kế, thi công, giám sát,…

 

Ø Như đề xuất của VNCOLD. và nhiều chuyên gia có uy tín khác, cần phải chống thấm từ trên mặt đập thượng lưu, điều này đã được tiến hành như thế nào, thưa ông?

-  Xử lý thấm trên mặt đập thượng lưu có thể thực hiện khi khô và cả khi ngập nước. Làm khi khô thì đương nhiên là thuận lợi hơn nhưng không thể tháo cạn hồ Sông Tranh 2 do phia dưới đường ống áp lực vào nhà máy thủy điện không có chỗ nào để xả nước nữa.   Cao trình mực nước bình thường của hồ là 180m, hiện đã được rút xuống đến cao trình155m. Mực nước chết ở cao trình 140m. Nhiều lắm thì cũng chỉ rút được nước hồ xuống dưới mức này một ít nữa, trong khi cao trình nước ở hạ du đập là 90m. Lúc ấy vẫn có nước thấm trong đập và mặt thượng lưu đập sẽ có phần phía trên khô và  phần phía dưới ngập nước. Chúng ta chưa từng xử lý tình huống tương tự như vậy nên phải áp dụng công nghệ nước ngoài, mua vật liệu, thuê chuyên gia, công nhân... Như đã nói ở trên, cơ quan quản lý đã lựa chọn sử dụng công nghệ của Trung Quốc và đã tổ chức đoàn sang Trung Quốc tham quan, đàm phán. Tôi chưa có điều kiện tìm hiểu kỹ công nghệ này nên không bình luận. Tuy nhiên, trên quốc tế, giới chuyên môn về đập luôn đánh giá cao công nghệ của hãng Carpi (Thụy Sĩ).  Công nghệ của hãng này từng được áp dụng thành công ở rất nhiều nơi trên thế giới. Hoàn toàn tương tự như ở đập Sông Tranh 2, sự cố đập Platanovryssi (Hy Lạp)  đã được xử lý rất thành công vào năm 2002. Tất nhiên, công nghệ của các nước phát triển luôn có giá thành cao. Ông Michel Hồ Tá Khanh, một chuyên gia Việt kiều làm việc lâu năm và rất có kinh nghiệm của Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF), hết sức quan tâm đến an toàn của đập ở Việt Nam nói chung và của đập Sông Tranh 2 nói riêng. Ông dự định sẽ viết thư  bày tỏ ý kiến của mình đến các vị lãnh đạo và các cơ quan hữu quan về biện pháp khắc phục sự cố Sông Tranh 2. Mấy chục năm trời làm việc cho EDF, ông đã từng tham gia xử lý rất nhiều sự cố đập, thử nghiệm nhiều công nghệ khác nhau và nhận thấy công nghệ của hãng Carpi cho kết quả tốt hơn cả. Ông e ngại nếu sử dụng những công nghệ không đạt yêu cầu kỹ thuật, thì rồi lại phải làm lại, sẽ khó khăn và tốn kém hơn.

Sự cố đập Sông Tranh cho chúng ta những bài học kinh nghiệm thấm thía và cảnh tỉnh chúng ta về nhiều phương diện, phải thực sự cầu thị và nghiêm túc trong mọi khâu nghiên cứu công nghệ và quản lý xây dựng .

-Xin cảm ơn ông!

                                                Phạm Quang thực hiện