Một số lưu ý về chất lượng các đập bê tông đầm lăn đã và đang xây dựng ở nước ta.[17/05/12]

16/05/2012 16:48

57

MỘT SỐ LƯU Ý VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC ĐẬP BÊ TÔNG ĐẦM LĂN ĐÃ VÀ ĐANG XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA

GS.TS. Nguyễn Văn Mạo

Đại học Thủy lợi

Đập Định Bình (Bình Định)

 

  

1.                Đập bê tông đầm lăn là một loai đập bê tông trọng lực được thi công theo công nghệ đầm lặn (RCC), trong đó sử dụng bê tông có độ sụt nhỏ, tạo thành đập theo hình thức đổ vật liệu bê tông thành từng lớp, dùng đầm lăn nén chặt. Thi công thông khoang, từ đầu đập này đến đầu đập kia sau đó dùng thiết bị cắt đập tạo khe vĩnh cửu hoặc khe nhiệt. Phía thượng lưu các khe này đều phải bố trí thiết bị chắn nước bằng kim loại hoặc chất dẻo.

2.                Đập bê tông trọng lực duy trì ổn định trượt nhờ trọng lượng bản thân, độ bền nhờ ứng suất chịu nén của bê tông. Khi tính toán ứng suất thân đập bê tông trọng lực không xét đến ảnh hửong của thấm, điều này có nghĩa là không cho phép nước thấm trên toàn mặt cắt ngang đập. Để thỏa mãn điều kiện thấm nước, cấu tạo mặt cắt ngang từ thượng lưu về phía hạ lưu đập bê tông trọng lực có các thiết bị sau : Lơp chống thâm, Các ống thu nước thấm thẳng đứng ngay sát lớp chống thấm đổ vào cac hành lang, bộ phận tập trung nước và tiêu nước từ hành lang ( tự chảy, bằng bơm ) đảm bảo không cho nước xâm nhập vao phần mặt cắt ngang từ hành lang về đến hạ lưu ( đây là phần chủ yếu của thân đập và cần được giữ khô)

3.                Đập nào có hiện tượng nước thấm hoặc chảy ra mái hạ lưu, đập đó đã có vân đề: có thể lớp chống thấm không đảm bảo, thiết bị chắn nước ( tấm kim loại hoặc tấm nhựa) có vấn đề hoặc hệ thống tiêu nước từ hành lang không thỏa mãn yêu cầu…

4.                Khi có nước thâm nhập vào phần đập sau hành lang ( quy ước phải giữ khô) làm biến đổi trường ứng suất, vật liệu bê tông có nguy cơ bị xói ngầm, nguy cơ phá hoại về độ bền của đập tăng lên. Đối với đập bê tông đầm lăn hệ số an toàn chống trượt trên mặt tiếp xúc giữa các tầng giảm rõ rệt ( các đập nước ta theo chiều cao đập, các tầng này khoảng 0,60m).

5.                Đối với Việt nam không chỉ việc xây dựng đập RCCD và cả đập VCD cũng chưa nhiều kinh nghiêm .Vì vậy thiết kế, thi công, quản lí xây dựng nhận thức chưa đầy đủ những đòi hoi chi tiết trong công nghệ để đảm bảo cho đập làm việc được theo nguyên lí như đã nêu ở trên.Một số tồn tại trong xây dựng đã gây tranh cãi ngay  trong quá trình nghiệm thu. Có một số đập đã bộc lộ điểm yếu trong quá trình dâng nước như đập sông Chanh.

6.                 Một số nhận thức không đầy đủ của tư vấn thiết kế và thi công về công nghê RCCD.

-                           Cho phép nước thấm toàn mặt cắt, vì vậy thiếu cẩn trọng trong việc thiết kế lớp chống thấm thượng lưu, ống thu nước đưng, thoát nước hành lang, yêu cầu về chất lượng thi công vật chắn nước đặt ở cac khe, yêu cầu thi công các khe, nhất là ở những đập sử dụng RCC cho toàn mặt cắt.

-                           Thi công các khe vĩnh cửu, các khe nhiệt không đúng kĩ thuật nhất là thi công các tấm chắn nứoc ở thựong lưu trong các khe không đảm bảo liên kết với vật liệu RCC.

7.                Vai trò quản lí nhà nước trong qui trình qủan lí xây dựng cơ bản hiện đang còn lấn át tính độc lập của tư vấn kĩ thật do đó mỗi khi có biểu hiện thiếu sót trong xây dựng dường như chú ý đến quy trách nhiệm nhiều hơn là những phân tích khách quan để tìm ra nguyên nhân. Điều này làm cho các bên tham gia xây dựng lo sợ trách nhiệm, vì vậy các bài học thất bại không được phổ biến. Các đập xây sau thiếu các bài học kinh nghiệm của các đập xây  trước.

 8.       Từ thực tế nhận thức về đập, về công nghệ, thiết kế, thi công, quản lí xây dựng như đã nêu trên cho thấy các đập bê tông trọng lực, nhất là đập bê tông đầm lăn đã và đang được xây dựng ở nước ta, nhiều ít còn  tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến mất  an toàn cần được nghiên cứu.