Đánh giá khả năng điều tiết, những thuận lợi, khó khăn trong việc vận hành hệ thống hồ chứa cắt lũ và phương án ứng phó khi xảy ra tình huống khẩn cấp.[05/07/12]

06/07/2012 11:30

10

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐIỀU TIẾT , NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG VIỆC VẬN HÀNH HỆ THỐNG HỒ CHỨA CẮT LŨ VÀ PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ KHI XẨY RA TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP

                                                                                                GS.TS Hà Văn Khối

I. Mở đầu

Hệ thống công trình phòng lũ sông Hồng bao gồm hệ thống đê, các hồ chứa phòng lũ thượng nguồn, các khu phân chậm lũ và hành lang thoát lũ. Theo Nghị định 04/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2011, sau khi có hồ chứa Sơn La tham gia chống lũ hạ du, các khu chậm lũ trên sông Hồng, sông Đáy đã được bãi bỏ, sông Đáy được cải tạo thành hành lang thoát lũ với lưu lượng lớn nhất là 2500 m3/s. Như vậy, hệ thống công trình chống lũ hạ du sông Hồng – Thái Bình hiện nay chỉ còn hệ thống đê, các hồ chứa thượng nguồn và hành lang thoát lũ sông Đáy (không bao gồm các khu chậm lũ).

Sau khi hồ Sơn La đưa vào vận hành, về lý thuyết các hồ chứa này có thể cắt lũ hạ du đảm bảo khống chế được mực nước tại Hà Nội không vượt quá 13,4m với lũ chu kỳ 500 năm và 13,1 m với lũ chu kỳ 300 năm. Tuy nhiên, hệ thống đê đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống công trình phòng lũ cho đồng bằng sông Hồng, mặc dù hàng năm được đầu tư và bảo dưỡng, hệ thống đê vẫn tiềm ẩn những nguyên nhân gây sự cố khi có lũ lớn. Thêm vào đó, hiện nay trên địa phận Trung Quốc có nhiều hồ chứa được xây dựng mà chúng ta không có đủ thông tin cả về quy mô và quy trình vận hành, gây khó khăn cho công tác dự báo lũ ảnh hưởng đến vận hành các hồ chứa chống lũ hạ du. Đó là những yếu tố làm gia tăng mức độ rủi ro trong vận hành hệ thống hồ chứa theo nhiệm vụ chống lũ hạ du.

Trong bài viết này, chúng tôi muốn trình bày những phân tích về khả năng chống lũ của các hồ chứa thượng nguồn, đánh giá những khó khăn thuận lợi trong vận hành hệ thống hồ chứa cắt lũ hạ du, những tiềm ẩn về khả năng không an toàn đối với hạ du. Từ đó, kiến nghị sự cần thiết về phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp ở hạ du.

II. Khả năng điều tiết cắt lũ của hệ thống hồ chứa trên sông Hồng

Hệ thống hồ chứa thượng nguồn có các dung tích phòng lũ như sau:

·         Các hồ chứa trên sông Đà (Hòa Bình+Sơn La): 7 tỷ m3 .

·         Hồ chứa Thác Bà:                                           0,45 tỷ m3

·         Các hồ chứa trên sông Lô (hồ Tuyên Quang):  1,0 tỷ m3

Các thông số chính của các hồ chứa thống kê trong bảng 1.

Quy trình vận hành thời kỳ lũ chính vụ được ban hành Quyết định tại 198/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định như sau:

- Các hồ chứa thượng nguồn không tham gia cắt lũ hạ du khi mực nước Hà Nội thấp hơn cao trình 11,5m.

- Sử dụng phần dung tích 2,12 tỷ m3 của hai hồ Hòa Bình và Sơn La để khống chế mực nước Hà Nội không vượt quá cao trình 11,5m. Dung tích còn lại của 2 hồ chứa này (4,88 tỷ m3) được sử dụng để khống chế mực nước Hà Nội không vượt quá cao trình 13,1m và 13,4m

- Hồ chứa Tuyên Quang và hồ Thác Bà chỉ tham gia cắt lũ cho Hà Nội khi mực nước Hà Nội vượt quá cao trình 12,5m.

 

 

Mời download & xem file đính kèm.