Diễn Đàn Sông ngòi Quốc gia Malaysia lần thứ nhất.[13/09/12]
13/09/2012 11:02
Diễn Đàn Sông ngòi Quốc gia Malaysia lần thứ nhất
TS. Đào Trọng Tứ[1]
Từ 5-6/9/2012 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia đã diễn ra một sự kiện khá đặc biệt đó là “Diễn đàn sông ngòi quốc gia”. Đây là diễn đàn về sông lần thứ nhất được tổ chức tại quốc gia này. Diễn đàn do Cục Tưới Tiêu Malaysia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Malaysia phối hợp với một số tổ chức phi chính phủ liên quan đến môi trường và nguồn nước tổ chức[2]. Diễn đàn đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Malaysia đến dự và khai mạc. Chủ đề của Diễn đàn khá ấn tượng: Quản lý Sông bền vững: Sự sống của dòng sông-Cần sự tham gia tất cả mọi người (Sustainable River Management: Living River- Getting Everyone involved). Diễn đàn có sự tham gia của trên 200 đại diện từ các cơ quan, bộ ngành chính phủ liên bang và các bang, các tổ chức NGOs, các nhà khoa học của Malaysia và một số diễn giả từ các nước trên thế giới.[3]
Diễn đàn Sông ngòi Quốc gia Malaysia là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm trong quản lý tài nguyên nước, phục hồi và quản lý lưu vực sông giữa các cơ quan và cá bên liên quan của Malaysia và trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia quốc tế và khu vực và các bên liên quan của Malaysi trong vấn đề liên quan đến phục hồi bảo vệ lưu vực sông.
Malaysia, cón khá nhiều điều kiện tự nhiên giống Việt Nam, diện tích Malaysia 329.750 Km2, có trên 3000 sông lớn nhỏ (Việt Nam có 3272 sông có chiều dài trên 10 km) [4]. Tuy nhiên, lượng mưa của Malaysia khá lớn, bình quân năm 3.000 mm (so với Việt Nam khoảng 2.000 mm) trong khi đó dân số chỉ trên 25 triệu. Khác với Việt Nam 63% nguồn nước vào lãnh thổ Việt nam là từ các quốc gia láng giềng, toàn bộ tài nguyên nước mặt và nước dưới đất của Malaysia đều sản sinh trong lãnh thổ quốc gia. Malaysia hoàn toản chủ động về nguồn nước cho các mục tiêu phát triển và sử dụng.
Malaysia là quốc gia đã có rất nhiều tiến bộ trong việc quản lý tài nguyên nước, các hệ thống sông ngòi, đặc biệt vấn đề phục hồi các dòng sông sau thời gian dài phát triển tác động đến sinh thái, sinh cảnh, chất lượng và số lượng nước của các dòng sông. Malaysia là quốc gia có mức độ phát triển hàng đầu trong các quốc gia Châu Á và cũng có mục tiêu đến 2020 sẽ trở thành một nước phát triển. Malaysia xem tài nguyên nước, đặc biệt là tài nguyên nước trên các lưu vực sông có một vị trí đặc biệt đối với đời sống kinh tế và xã hội của đất nước.
Mặc dù đã có những bước tiến trong quản lý tài nguyên nước, nhưng theo đánh giá của các cơ quan quản lý nước của Malaysia, hiện nay khoảng 50% các lưu vực sông Malaysia đang xuống cấp ở những mức độ khác nhau. Nguyên nhân có nhiều, trong đó có sự quản lý phân tán, sự phân cấp quyền quản lý và ra quyết định lưu vực sông cho các Bang đã làm mất tính thống nhất và liên tục của nguồn nước của các sông là trở ngại cho vấn đề quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông. Ngoài ra những nguyên nhân như sự phân tán quản lý nước theo ngành sử dụng, thiếu sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan, sự kiểm soát kém hiệu quả nguồn ô nhiễm, sự xuống cấp của lưu vực do mở rộng sử dụng đất cho nông nghiệp, đô thị và phát triển công nghiệp, sự ô nhiễm nguồn nước thiếu kiểm soát cũng là những trở ngại cho việc bảo vệ các lưu vực sông.[5] Một nhân tố khá hay được đưa ra vể tác động đến nguồn nước đó là sự mấất thoát tài nguyên nước do sử dụng không hiệu quả, tổn thất do thấm, sự đánh cắp và quản lý tài chính kém.
Kinh nghiệm từ các quốc gia khác nhau ở Diễn đàn không nhiều, nhưng cho thấy nhiều mô hình quản lý sông hiệu quả, trả lại sự sống cho các dòng sông. Những bài học từ Singapo với kế hoạch 10 năm (1977-1987) đã đem đến một sự thay đổi thật khó hình dung trong một thời gian ngắn với chính sách quyết đoán và hợp lý, từ những dòng sông rác, những khu ổ chuột ven sông trở thành dòng sông với cảnh quan hiện đại và đẹp đẽ, dòng sông có thể cho sinh hoạt, giải trí và bãi tắm (ảnh dưới). Bài học phục hồi dòng sông Thêm, từ dòng sông cực kỳ ô nhiễm từ đầu thế kỷ trở thành dòng sông có nhiều loại thủy sản phát triển, và kinh nghiệm phục hồi các sòng sông Nhật Bản nhờ sự chung tay của tay của cộng đồng.
Việt Nam có một hệ thống sông suối dày, đây là nguồn tài nguyên vô giá cho sự sống của con người, kinh tế xã hội - để trở thành một nước phát triển.
Chúng ta cần nguồn tài nguyên nước được quản lý và giữ gìn tốt hơn. Về tài nguyên nước, so với nhiều nước trong hu vực và trên thế giới, Việt Nam có những thách thưc lớn hơn rất nhiều, như đã nói trân, 63% lượng nước đến lại phụ thuộc và các quốc gia láng giềng. Theo một nghiên cứu gần đây của Bộ Tài nguyên và môi trường[6] Việt nam phụ thuộc nặng nề vào nguồn nước từ ngoài lãnh thổ. Các dòng sông ở Việt Nam ở những mức độ khác nhau đang bị xuống cấp- sự xuống cấp đến từ rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là sự phát triển nóng và ồ ạt của các công trình thủy điện, sự tàn phá rừng đầu nguồn, sự ô nhiễm các nguồn nước do các nguồn xả thải không được kiểm soát. Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, phần Trích yếu nói về môi trường nước, nêu rõ “Môi trường nước mặt hiện nay đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm và suy thoái. Tình trạng này vẫn đang xẩy ra ở nhiều đoạn sông. Môi trường nước mặt hiện nay đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm hữu cơ và suy thoái. Tình trạng này tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu. Có một số nơi. Ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng, điển hình như hạ lưu các sông Cầu, Nhuệ, Đáy, hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống hồ, ao, kênh mương và các sông nhỏ trong khu vực nội thành, nội thị. Chất lượng nước dưới đất hiện còn tương đối tốt, đáp ứng yêu cầu sử dụng nước. Một số nơi hàm lượng chất hữu cơ, kin loại nặng vượt ngưỡng tiêu chuẩn cho phép nhưng không đáng kể. Môi trường nước biển đã có dấu hiệu bị ô nhiễm, đặc biệt nước biển ven bờ. Ô nhiễm dầu trong nước biển ven bờ tăng nhanh và có xu hướng tập trung cao hơn tại dọc ven biển Miền Trung và một phần các tỉnh miền Nam.” [7]
Bức tranh trên nêu cho thấy rõ nhiều thách thức lớn cho việc giữ gìn các dòng sông và nguồn nước ở Việt Nam. Nước là thiết yếu cho cuộc sống, với một quốc gia có thể nhìn nhận nước là máu, và sông suối là các mạch máu nuôi dưỡng và bảo đảm sự phát triển của con người của quốc gia. Tài nguyên nước, tài nguyên sông suối, không chỉ dành cho thế hệ hôm nay mà là nguồn sống cho nhiều thế hệ sau-cho muôn đời. Thiết nghĩ những hình thức diễn đàn về quản lý sông với sự tham gia cảu tất cả các Bên liên quan, cộng đồng, cùng nhìn nhận, cùng trao đổi tìm ra con đường, phương cách phục hồi, giữ gìn các dòng sông- là vô cùng hữu ích, khi mọi việc còn chưa quá muộn.
Kuala Lumpur 7/9/2012.
[1] Ủy viên Thường trực Mạng lưới Cộng tác vì Nước của Việt Nam (VNWP), thành viên mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN). Đại diện VNWP và diễn giả tại Diễn đàn Sông Quốc gia Malaysia Lần thứ nhất, 5-6/9/2012 Kuala Lumpur, Malaysia.
[2] Đơn vị tổ chức chính: Cục Tưới Tiêu Malaysai, Bộ TN&MT Malaysia; Dự án Bảo tồn Nước W.A.T.E.R; Trung tâm Môi trường Toàn cấu, Malaysia.
[3] Singapore, Nhật Bản, Anh, Úc, và Việt Nam.
[4] Bộ Tài nguyên & Môt trường (2006) - chiến lược Quốc gia về Tài nguyên Nước đến 2025.
[5] Jame Dawos Mamit at la. Justine Jok Jau Emang, Cố vấn môi trường Bộ Môi trường và Sức khỏe cộng đồng, Chính phủ bang Sarawak, Malaysia. (2006).
[6] Bộ TN&MT (2008) (dự án ADB): Đánh giá Ngành Nước Việt Nam
[7] Bộ TN&MT: Báo cáo Môi trường Quốc gia 2101:Tổng quan Môi trường Việt Nam, phần “Trích yếu”, trang 28. Hà Nội 201