Thư gửi bạn Van Hien (Hà Tây) về thủy lợi phí.

24/02/2007 23:08

21

----------------------------------------------------------------------------------------------------

                       Thư gửi bạn Van Hien ( Hà Tây )


 
Bức thư về thuỷ lợi phí (TLP), tôi gửi Thủ tướng Chính phủ qua Bưu điện, đồng thời tôi gửi tận tay đến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh  “để biết” với tư cách là cá nhân, nhưng cho đến nay tôi không nhận được lời “ phúc đáp”.

Tuy nhiên bức thư này được chuyển đến nhiều bạn ở các tỉnh, đặc biệt là khi được chuyển lên trang Web của Hội Đập lớn VN (VNCOLD) lại được nhiều bạn đồng tình và chia sẻ qua điện thoại, qua thư..Để làm rõ vấn đề này tạp chí “Quản lý KT” có đặt tôi viết bài trao đổi. Ban biên tập đã sửa chữa để ấn hành trong tháng này (sẽ có bài viết đăng trên website www.vncold.vn).

 

Ý kiến mà bạn hỏi rất thú vị. Tôi thành thật cảm ơn bạn và xin được trao đổi với bạn một cách rất vắn tắt như sau :

 

Thông qua trên 15 quốc gia mà tôi được đến, tôi đã nhận ra rằng TLP ở nước ta thu được là rất tốt. người dân rất có trách nhiệm, nhưng vấn đề sử dụng TLP thật sự hiệu quả chưa cao (sẽ có bài viết đăng trên website www.vncold.vn).

 

Ở các nước, từ nước nghèo nhất như Nê pan, Srilanca ..đến nước giàu như Pháp, nhất là các nước có điều kiện về chính trị xã hội giống nước ta (như Trung quốc chẳng hạn), có một điểm chung là họ đã thực hiện việc phân cấp đầu tư và quản lý công trình rất rõ ràng. Trách nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của dân là như nhau, phát huy vai trò của dân tham gia quản lý công trình trên địa bàn phục vụ cho chính họ, thật sự gắn lợi ích với trách nhiệm của họ một cách chặt chẽ thông qua tổ chức của họ lập ra (lâu nay ta hay gọi là PIM). Chính phủ đầu tư xây dựng ban đầu, sửa chữa lớn, hư hỏng do thiên tai..giống như qui định tại điều 13 của Pháp lệnh Bảo vệ và khai thác công trình thủy lợi của nước ta. Điều này thể hiện nước ta cũng đã có chính sách TLP hợp lý, nhưng việc thực hiện của ta còn nhiều tồn tại. Nguyên nhân chủ yếu là là do cán bộ, tổ chức quản lý, chưa phát huy được vai trò của người dân…Nhà nước, chủ yếu là chính quyền các địa phương chưa quan tâm thực hiện đầy đủ các qui định, nhất là phần cấp bù. Chúng tôi thường nói thu từ Nhà nước (cấp bù) khó hơn so với thu từ dân đấy

 

Tôi còn nhớ năm 2000 trên báo Nông nghiệp VN đã đăng ý kiến của một ứng cử viên Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh hòa đại ý là :..nếu tôi được trúng cử HĐND thì đầu tiên tôi sẽ làm là bỏ TLP cho dân .

 

Tôi muốn nói thêm: Chính phủ của một số nước đã qui định thu thủy lợi phí từ các đối tượng kinh doanh các sản phẩm có tưới như xuất khẩu gạo, cà phê, thủy sản..để bù đắp thủy lợi phí thu từ dân, tôi gọi là hình thức “gián thu” từ nông dân . Điều này rất hợp lý.và tôi đã đề nghị nghiên cứu trong thời gian tôi làm thư ký Bộ trưởng Bộ Thủy lợi. Bởi vì rất nhiều đối tượng kinh doanh làm giàu từ sản phẩm nông nghiệp của nông dân, trên địa bàn nông thôn với giá thành được nhà nước bao cấp “gián tiếp” rất lớn ( thậm chí còn ép giá nông dân để có lãi cao hơn), thật sự là không công bằng

 

Vì không có nhiều thời gian để chia sẻ với bạn. Hy vọng sẽ gặp bạn qua thư từ, điện thoai ,.trực tiếp, trong các cuộc hội thảo. Chân thành cảm ơn bạn rất nhiều.

                                                                                  Nguyễn Xuân Tiệp