Một số hoạt động: Hội đập lớn và phát triển nguồn nước Việt Nam.[22/11/12]

21/11/2012 15:28

30

TỔNG HỘI XÂY DỰNG VIỆT NAM

HỘI ĐẬP LỚN VÀ PHÁT TRIỂN

NGUỒN NƯỚC VIỆT NAM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 28 tháng 11năm 2012


MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG

Hội đập lớn & phát triển nguồn nước Việt Nam

(từ Đại hội II đến nay)

Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (VNCOLD) là tổ chức xã hội nghề nghiệp, tập hợp những tổ chức, cá nhân quan tâm, hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng và quản lý đập, phát triển nguồn nước nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp. Hội hoạt động thường xuyên, không vì mục đích lợi nhuận, phù hợp với quy định của phát luật.

 

I . Tổ chức, nhân sự & hành chính

Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 42 BNV/QĐ ngày 21/5/2004 của Bộ Nội vụ, là thành viên của Tổng hội Xây dựng Việt Nam và là thành viên chính thức thứ 85 của Uỷ hội Đập lớn Thế giới (ICOLD).               

VNCOLD có 55 hội viên tập thể, 129 uỷ viên Ban Chấp hành, 2 Chủ tịch danh dự, 8 Chủ tịch và Phó chủ tịch, 22 uỷ viên đoàn Chủ tịch, 3 ủy viờn Kiểm tra. Bộ phận thường trực có 08 thành viên. Một số tổ chức trực thuộc hoặc liên quan đến Hội:

1.  Công ty Cổ phần Thuỷ điện Núi Cốc mà Hội là một thành viên sáng lập (1 Phó Chủ tịch tham gia HĐQT) 

2.   Trung tâm Tư vấn KHCN Phát triển Tài nguyên nước (CCWR)

3.  Công ty Tư vấn Phát triển hạ tầng (IDCC)

4.   Trung tâm Hợp tác Quốc tế (ITC)

5.   Chi hội Đập lớn miền Trung - Tây nguyên.

6.  Câu lạc bộ Thủy điện Việt Nam (HPC)

Ngoài ra, Hội cú cỏc hội viên hải ngoại,  làm đại diện thường trực và tham gia các Ủy ban Kỹ thuật tại Hội Đập lớn Thế giới (ICOLD)

 

I I. Thông tin, phổ biến khoa học, công nghệ

1. Tổ chức Hội thảo Khoa học – Công nghệ đều đặn về những chủ đề thời sự trong xây dựng và quản lý thủy lợi - thủy điện với sự tham gia đông đảo của các chuyên gia:

-   Các giải pháp cấp bách để lấy nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng khi mực nước sông Hồng bị cạn kiệt thấp hơn mực nước thiết kế, thậm chí thấp hơn ngưỡng các công trình lấy nước (cống, trạm bơm).

-   Hội thảo khoa học phục vụ cho đề tài phản biện các giải pháp công trình đập dâng nước trên sông Hồng nhằm phục vụ cung cấp nước cho nông nghiệp, dân sinh, giao thông thủy và cải tạo môi trường.

-   Hội thảo khoa học về thủy điện dòng chính sông Mê Kông dưới góc nhìn phát triển bền vững.

-       Tổ chức nhiều hội thảo kỹ thuật liên quan đến việc nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật của ngành và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong thiết kế thi công các công trình thủy lợi như:

+ Kinh nghiệm quốc tế và trong nước trong thiết kế thi công bê tông đầm lăn

+ Kỹ thuật an toàn đập

Nhiều đề xuất trong các Hội thảo đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT, các địa phương hoan nghênh, áp dụng rất hiệu quả trong thực tế.

2. Ấn phẩm.  Đã biên tập và phát hành Atlas Đập lớn Việt Nam bản tiếng Anh & tiếng Việt. Bản tiếng Anh đã được in đẹp và chuyển đến các đại biểu quốc tế tại Hội nghị Đập lớn Thế giới tại Hà nội tháng 5/2010. 

 Chủ trì biên soạn tài liệu "Xây dựng đập đá đổ đầm nén bản mặt bê tông Tuyên Quang”.

3. Báo điện tử (website) www.vncold.vn. 

Website www.vncold.vn của Hội gồm cả các phần tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Pháp hoạt động từ 1/1/2007 dựa trên sự đóng góp hoàn toàn tự nguyện về biên tập và quản trị mạng. Nội dung website ngày càng phong phú và hiện mỗi ngày có trên 3 vạn phiên truy cập.  Websiteđó thực sự trở thành tờ báo điện tử quen thuộc và có uy tín với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, được xếp hạng khá cao trong nước và thế giới.

 

III. Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và tham gia các đề tài nghiên cứu

Tập hợp các chuyên gia có uy tín về thủy lợi của ngành đề xuất các biện pháp xử lý những vấn đề kỹ thuật phức tạp khi thi công đập Cửa Đạt (Thanh Hóa) (đập đá đầm nện phủ mặt bê tông lớn nhất nước ta và trong khu vực, đến nay đã hoàn thành mang lại hiệu ích thiết thực to lớn về kinh tế xã hội), đập Tả Trạch (Thừa Thiên Huế), đập Khe Ngang (Thừa Thiên Huế).

-       Tập hợp các chuyên gia có kinh nghiệm tổ chức lập phản biện kỹ thuật hệ thống kênh dự án thủy lợi Ngàn Trươi Cẩm Trang, Hà Tĩnh để chọn được phương án tối ưu, giảm được kinh phí đầu tư 800 tỷ đồng, tránh ngập lụt cho 1000 ha đất canh tác và 600 hộ dân, giúp cho việc vận hành công trình an toàn trong mùa lũ, tránh tác động xấu đến môi trường đặc biệt là tránh cạn kiệt và xâm nhập mặn của sông La, phương án phản biện của Hội đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh Hà Tĩnh chấp nhận và phê duyệt.

-   Triển khai phản biện sự cần thiết của việc xây dựng công trình điều tiết nước sông Hồng vào mùa cạn phục vụ phát triển kinh tế xã hội tại Hà Nội và các vùng phụ cận.

-   Đề xuất với Đảng & Nhà nước về an toàn nguồn nước trước những thách thức mới, về giải pháp xử lý kỹ thuật đối với sự cố đập Sông Tranh 2 cùng với những đánh giá khách quan đối với sự phát triển thủy điện, .

-       Tập hợp các chuyên gia đầu ngành tổ chức đóng góp ý kiến và thẩm định dự án chống ngập tại TP Hồ Chí Minh và vùng lân cận, ứng phó với việc biến đổi khí hậu. Đã hoàn thành giai đoạn lập dự án, bắt đầu chuyển sang giai đoạn thiết kế kỹ thuật, chuẩn bị khởi công một số công trình lớn.

-       Hoàn thành biên soạn các cuốn ‘Sổ tay an toàn đập’ và ‘Sổ tay phòng chống thiên tai’(Cty IDCC và Trung tâm CCWR).

-   Tham gia ý kiến phản biện trong các cuộc hội thảo và trên các phương tiên thông tin đại chúng về các giải pháp đập trụ đỡ và đập xà lan, kè lấn biển, phương án cảng Lạch Huyện (Hải Phòng),...

iv. Quan hệ quốc tế

-       Tổ chức thành công hội nghị của Hội Đập lớn Thế giới lần thứ 78 tại Hà Nội với chủ đề: “Đập và sự phát triển bền vững” gồm hơn 700 đại biểu của 80 nước tham dự, qua hội nghị đã nâng cao được uy tín của xây dựng thủy lợi ở Việt Nam., GS.TSKH Phạm Hồng Giang - Chủ tịch VNCOLD được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Đập lớn Thế giới

-       Dự hội nghị thường niên lần thứ 79 của ICOLD tại Thụy Sỹ, lần thứ 80 tại Nhật Bản.

-       Cộng tác cùng chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc làm thí nghiệm cần thiết để chuẩn bị tiến hành các thủ tục giới thiệu công nghệ mới cho các công trình thủy có nền móng yếu.

-       Phối hợp với chuyên gia Pháp tổ chức hội thảo chuyên đề về “Thiết kế và thi công đập bê tông đầm lăn”

-       Hợp tác với Công ty YoY của Nhật Bản để giới thiệu các thiết bị liên quan đến công tác phòng chống thiên tai.

-       Phối hợp với Tổng Hội Xây dựng Việt Nam tham gia hội nghị VUSTACAFEO lần thứ 28 do Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức.